cho công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam từ năm 1986 – 1991 ? Thế hệ thanh niên Việt Nam có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước những biến động của tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay ?
Câu 316. Vai trò của Liên bang Nga từ sau năm 1991 trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
30. QUÁ TRÌNHPHÁT TRIỂN CỦA PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CUẢ HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Dưới những đòn đả kích mãnh liệt của cao trào phóng, hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủ tộc (Apác thai) kéo dài nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Bản đồ chính trị thế giới đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
Câu 317. Hãy đánh dấu những mốc thời gian phân chia các giai đoạn chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX (Theo mẫu sau)
Câu 318. Trình bày nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh ? Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Câu 319. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã phát triển như thế nào? (thí sinh cần nêu ít nhất ba sự kiện cho mỗi giai đoạn).
Câu 320. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ như thế nào ?
Câu 321. Trình bày vắt tắt về phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XIX. Cho biết các hình thức đấu tranh và kết quả của phong trào này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
31. CÁC NƯỚCĐÔNG BẮC Á ĐÔNG BẮC Á
Khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những biến đổi to lớn : sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
Câu 322. Tại sao có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” ?
Câu 323. Nét chính về khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000 ?
Câu 324. Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế, xã hội cuả một “con Rồng kinh tế” mà anh (chị) đã nêu trên.
Câu 325. Trình bày những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc (1946 – 1949). Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến Trung Quốc và sự thành lập nước CHND Trung Hoa.
Các quốc gia này đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Câu 326. Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Cuộc Cách mạng Trung Quốc thành công có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?
Câu 327. Trình bày những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc xây dựng chế độ mới qua mười năm đầu sau khi cách mạng thắng lợi (1949 – 1959).
Câu 328. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối những năm 1978 đến 2000 ? Cách mạng Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm như thế nào từ công cuộc cải cách đổi mới thành công của Trung Quốc (1978) ?
Câu 329. Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt Nam ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)
Câu 330. Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh (chị), công cuộc cải cách kinh tế, xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu 331. Từ khi thành lập đến nay, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình phát triển đất nước. Thông qua các kiến thức trong bài, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.
Câu 332. Hãy so sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 – 1959, 1959 – 1978, 1978 – 2000. Rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Câu 333. Hoàn thiện bảng sau về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:
1959 – 1978 1978 đến nay
Nội dung Nhận xét Kết quả
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Câu 334. Từ cuộc cải cách ở Trung Quốc (1978) và cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985), anh (chị) có nhận xét như thế nào ?
Câu 335. Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.
Câu 336. Trình bày những nét chính của lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Nêu nhận xét của anh (chị) về quan hệ Trung – Xô, quan hệ Trung – Nga và quan hệ Trung – Việt trong giai đoạn trên.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2001)
Câu 337.