của thế kỉ XX đến năm 2000 ?
Câu 338. Trình bày tình hình bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2002)
Câu 339. Hãy cho biết những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 2000.
32. CÁC NƯỚCĐÔNG NAM Á ĐÔNG NAM Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ cao trào giải phóng dân tộc, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng đất nước. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực bắt đầu có sự thay đổi.
Câu 340. Hãy trình bày nhận xét của anh (chị) về các con đường đấu tranh giành độc lập và xu hướng phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 341. Trình bày đặc điểm quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 342. Vì sao chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập vào tháng 8 – 1945, trong khi đó ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Inđônêxia
Câu 343. Trình bày một cách khái quát về quá trình giành độc lập của các nước ASEAN từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Lập bảng kê các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau :
Tên nước Tên thủ đô Ngày giành độc lập Ngày gia nhập ASEAN
Câu 344. Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu những biến đổi to lớn về mặt chính trị xã hội của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002)
Câu 345. Trình bày và phân tích những biến đổi về các mặt chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2002)
Câu 346. Theo anh (chị), biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì ? Tại sao ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)
Câu 347. Hãy tóm tắt sự hình thành của các nước Đông Nam Á.
Câu 348. Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975).
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)
Câu 349. Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó ? Tại sao có sự giống nhau đó ?
Câu 350. Nêu tóm tắt các giai đoạn của lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Câu 351. Lập bảng so sánh quá trình phát triển của cách mạng Đông Dương từ năm 1945 đến 1991. Quá trình phát triển của
cách mạng Lào
Quá trình phát triển của cách mạng Campuchia
Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam 1945 – 1954
1954 – 19751975 – 1991 1975 – 1991
Câu 352. “Các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã bước vào con đường phát triển kinh tế dân tộc. Trong quá trình xây dựng đất nước, các quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều chiến lược phát triển kinh tế khác nhau…” (Sách giáo khoa 12, nâng cao, NXBGD 2009).
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước ?
Câu 353. Đông Nam Á 1945 – 2000 có những biến đổi to lớn nào ? Trình bày chiến lược phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo mẫu sau :
Chiến lược
Vấn đề Hướng nội Hướng ngoại
Mục tiêu Nội dung Thành tựu
Hạn chế
Câu 354. Lập bảng kê các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau :
Stt Tên nước Thủ đô Ngày giành
độc lập
Ngày gia nhập ASEAN
Nét nổi bật trong tình hình hiện nay
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)
Câu 355. Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)
Câu 356. Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của tổ chức “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN) và quan hệ của khối này với 3 nước Đông Dương ? Triển vọng của ASEAN ?
Câu 357. Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á từ năm 1954 đến nay và lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Câu 358. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN : Quá trình, thời cơ và thách thức.
(Đề thi HSG Quốc gia – Bảng B, năm 2001)
Câu 359. Để thực hiện chính sách “Ngoại giao phòng ngừa”, các nước ASEAN đã có sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). Anh (chị) hãy cho biết quá trình thành lập và mục đích chính của Diễn đàn này ?
Câu 360. Nêu những sự kiện chứng tỏ : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
33. ẤN ĐỘ VÀKHU VỰC TRUNG KHU VỰC TRUNG
ĐÔNG
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dâng cao và giành được thắng lợi cuối cùng. Tiếp đó, nhân dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội. Ở khu vực Trung Đông, tình hình ngày càng căng thẳng do sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước đế quốc. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Palextin, mặc dù đạt được những thành tựu bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Câu 361. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ (1945 – 1950) ?
(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)
Câu 362. Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 diễn ra như thế nào ? Vai trò của Ấn Độ trong phong trào không liên kết ?
Câu 363. Nêu kết quả của cuộc “cách mạng xanh” ở Ấn Độ.
Câu 364. Hãy xác định vị trí và đặc điểm của khu vực Tây Á. Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoạn trước và sau 1945 ở khu vực này .Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển phong trào kháng chiến của nhân dân Palextin từ 1948 đến nay như thế nào ?
Câu 365. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Câu 366. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy nêu rõ đặc điểm của lịch sử các nước Trung Đông từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2002)
34. CÁC NƯỚCCHÂU PHI VÀ MĨ CHÂU PHI VÀ MĨ
LATINH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh bùng nổ, đã giành được thắng lợi to lớn. Sau đó, hàng loạt các quốc gia bước vào thời kì xây dựng đất nước, bộ mặt hai khu vực từng bước thay đổi song còn đầy khó khăn và nhiều nơi không ổn định.
Câu 367. Trình bày những nét chính các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)
Câu 368. Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển ? Cho biết những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt trên chặng đường phát triển.
Câu 369. Những điều kiện quốc tế có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Vì sao thắng lợi của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi ?
Câu 370. Mĩ Latinh có những biến đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945)? Theo anh (chị), biến đổi nào to lớn nhất ? Vì sao ?
Câu 371. Anh (chị) có những hiểu biết gì về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Ngoài mục tiêu giải phóng dân tộc, nhân dân châu Phi còn tiến hành cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu nào khác ? Anh (chị) hãy trình bày một phong trào đấu tranh tiêu biểu cho mục tiêu đó ở châu Phi.
Câu 372. Tìm hiểu về lãnh tụ Nenxơn Manđêla và Đại hội dân tộc Phi ANC.
Câu 373. Lập bảng so sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (về các mặt tổ chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập và sự phát triển kinh tế sau chiến tranh).
Câu 374. Trình bày nét chính về các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 2000. Anh (chị) biết gì về tổ chức Thị trường chung Nam Mĩ (Mercosur) ?
Câu 375. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào ?
Câu 376. Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2008)
Câu 377. Cho biết những thành tựu về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ năm1959 đến nay và ý nghĩa của nó.Tìm hiểu đôi nét về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Catxtơrô với Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ?
Câu 378. Chứng minh “Cuba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh”.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Câu 379. Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với ba nội dung:
- Trong quá trình đấu tranh giành độc lập. - Trong công cuộc xây dựng và phát triển. - Thực trạng châu Á và châu Phi hiện nay.
Câu 380. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh về các mặt: giai cấp lãnh đạo, nhiệm vụ cách mạng, hình thức đấu tranh, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Câu 381. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 382. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh có gì khác so với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi ?
Cho biết những thành tựu và khó khăn về kinh tế – xã hội của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
35. NƯỚC MĨ, TÂYÂU VÀ NHẬT BẢN ÂU VÀ NHẬT BẢN
(1945 – 2000)
1. Mĩ : Sau Chiến tranh thếgiới thứ hai, nước Mĩ bước giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia – dân tộc trên hành tinh
2. Tây Âu : Từ sau năm1945, tình hình các nước 1945, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức Liên minh châu Âu (EU) – một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị. 3. Nhật : Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song từ sau năm 1945, Nhật Bản đã bước vào một thời kì phát triển mới với những đổi thay căn bản về chính trị - xã hội cùng những thành tựu như một sự thần kì về kinh tế - khoa học công nghệ. Nhật Bản đã vươn lên, trở thành một siêu cường kinh tế, một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của
Câu 383. Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học – kỹ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai (1945). Nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế của nó ?
Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ?
Câu 384. Phân tích chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 đến năm 1991.
Câu 385. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Anh (chị) hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)
Câu 386. Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào ?
Câu 387. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 – 1975. Cho biết những sự kiện chứng tỏ mối quan hệ Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện.
Câu 388. Nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000. Những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống Bill Clintơn là gì ?
Câu 389.