Quy trình các bước nguyên công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và thiết bị rèn hướng kính để tạo phôi ống (Trang 48)

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG ỐNG

4.1.3. Quy trình các bước nguyên công

* Nguyên công cắt phôi:

Hình 2.1: Phôi cắt

* Nguyên công nắn thẳng:

Hình 2.2: Nắn thẳng phôi

- Phôi được nắn thẳng trên máy nắn thủy lực - Nắn thẳng đúng yêu cầu kỹ thuật

* Nguyên công xén mặt – khoan tâm:

Hình 2.3: Xén mặt khoan tâm

- Phôi được xén mặt và khoan tâm trên máy tiện C336

- Phôi được xén mặt bằng dao hợp kim có độ bóng bề mặt Rz=20 - Khoan tâm bằng mũi khoan ∅14x800

* Nguyên công khoan sâu:

Hình 2.4: Khoan sâu

- Phôi được khoan trên máy khoan GD-4S-1000L/NC - Mũi khoan sâu có kích thước ∅11,1x1650

* Nguyên công vát mép lỗ:

Hình 2.4: Vát mép lỗ

- Phôi được vát mép hai đầu như yêu cầu bản vẽ

* Nguyên công tiện đường kính ngoài:

Hình 2.6: Tiện đường kính ngoài

- Phôi được tiện trên máy tiện T616

- Tiện hạ đường kính ngoài xuống ∅36,5, l= 312mm - Độ bống đạt Rz=40

* Nguyên công nhiệt luyện:

- Phôi được đưa vào lò nhiệt luyện đạt độ cứng theo yêu cầu của quy trình nhiệt luyện

* Nguyên công nắn thẳng:

- Sau khi nhiệt luyện xong vật liệu được làm sạch lỗ nòng và nắn thẳng trên máy nắn thủy lực

* Nguyên công tiện chuẩn doa:

Hình 2.7: Tiện chuẩn doa

- Phôi dược tiện trên máy tiện C616

- Phôi được tiện theo đúng yêu cầu bản vẽ

* Nguyên công doa tinh lỗ:

Hình 2.8: Doa tinh lỗ

- Phôi được doa lỗ trên máy doa 12 trục - Doa lỗ lần 1 đạt: ∅11,45+0,1

- Doa lỗ lần 2 đạt: ∅11,55+0,1

* Nguyên công tiện xén chiều dài:

Hình 2.9: Tiện xén chiều dài

- Phôi được tiện trên máy tiện C616 - Tiện xén đầu 1 đạt kích thước 322mm - Tiện xén đầu 2 đạt kích thước 320-0,89

Hình 2.10: Vát mép lỗ

- Vát mép lỗ đầu 1 đạt 1x300

- Vát mép lỗ đầu 2 đạt 2x300

* Nguyên công tiện tinh ngoài:

Hình 2.11: Tiện tinh ngoài

- Phôi được tiện trên máy tiện C616

- Tiện ngoài đạt kích thước ∅ 34,5+0,1như yêu cầu bản vẽ

* Nguyên công tiện bậc 17:

Hình 2.12: Tiện hạ bậc

- Phôi được tiện trên máy tiện C616

- Tiện hạ bậc ∅17 đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ

* Nguyên công tiện bậc 16:

Hình 2.13: Tiện bậc ∅16 - Phôi được tiện trên máy tiện C616

- Tiện bậc xuống ∅16 đúng yêu cầu bản vẽ

- Độ không đồng tâm của kích thước lỗ ∅11,55+0,1là <0,05

* Nguyên công tiện côn:

Hình 2.14: Tiện côn

- Phôi tiện trên máy tiện C616 - Tiện côn 300 đúng yêu cầu bản vẽ

- Độ không đồng tâm của phần côn 300 với lỗ ∅11,55+0,1là <0,05

* Nguyên công điện giải:

Hình 2.15: Điện giải

- Đối với sản phẩm có vết xước sâu, cho phép điện giải kích thước ∅12+0,1

- Áp lực nước: 15 ÷ 18kG/Cm2

- Cường độ dòng điện: 650A ÷ 680A

- Điện áp dòng điện: 10 ÷ 12V

- Nhiệt độ dung dịch: 250C ÷ 400C

* Nguyên công tẩy dầu trước khi rèn: - Theo quy trình xử lý bề mặt

- Bề mặt phôi được tẩy sạch

- Tẩy sạch dầu mỡ và thông sạch lỗ

- Sản phẩm tẩy xong phải chuyển rèn ngay không được để quá 1 giờ

* Nguyên công rèn:

Là nguyên công duy nhất để tạo ra ống có kích thước và độ dài theo yêu cầu kỹ thuật

Hình 2.16: Nguyên công rèn

- Phôi được đưa vào máy rèn SHK rèn theo quy trình rèn nguội

- Trước khi rèn : phôi rèn phải được tẩy sạch dầu mỡ, lỗ và lõi rèn phải được bôi một lớp dầu mỡ RIEDEL OIL R3556

- Làm sạch lõi rèn sau mỗi sản phẩm rèn

- Các chế độ vận hành theo chương trình tự động của máy - Gá phôi đúng chiều, bề mặt ngoài phôi không được dính dầu - Số phôi chưa rèn hết trong ngày phải được bôi dầu bảo quản

+ Quá trình rèn sản phẩm:

- Phôi được đưa vào trong buồng rèn và gá phôi đúng chiều quy định

- Mâm cặp ngược được gá lắp bộ phận cố định phôi (côn mooc) trong khi gia công phôi được giữ chặt quay theo mâm cặp ngược

- Một đầu kia của phôi cũng được giữ cố định bằng một bộ phận đẩy (côn mooc). Bộ phận này có cốt rèn được ghép chặt với ty đẩy bằng ren xoắn còn bộ phận đẩy được kẹp vào đầu kẹp.

- Khi quy trình rèn bắt đầu vận hành mâm cặp ngược làm cho phôi quay tròn, lúc này đầu kẹp cũng quay bị động theo và đầu búa thực hiện quá trình rèn tự động cho đến hết hành trình đã lập sẵn.

- Khi quá trình rèn đã hết các đầu búa trở về vị trí ngừng làm việc, lúc này mâm cặp ngược dừng đầu kẹp bắt đầu lùi dần về phía sau kéo theo bộ phận chống sản phẩm cũng lùi dần. Khi măm cặp ngược và đầu kẹp cùng lui dần về vị trí cấp phôi sản phẩm sẽ được lấy ra khỏi buồng rèn bằng cơ cấu tháo dỡ sản phẩm. kết thúc một nguyên công rèn

+ Các thông số yêu cầu trong quá trình rèn: - Mức độ biến dạng trong quá trình rèn: - Số đầu búa : 4 búa

- Tốc độ quay của phôi: 1000 vòng/ phút - Tốc độ của đầu búa: 1000 nhát/ phút - Áp lực của đầu búa: 1250KN

- Lực kẹp phôi: 100KN

- Lực giữ của mâm kẹp ngược: 100KN - Tốc độ di chuyển phôi: 30mm/phút

Hình 2.17: Sản phẩm sau khi rèn * Nguyên công nắn thẳng:

- Phôi được nắn thẳng trên máy nắn thủy lực - Nắn thẳng đúng yêu cầu kỹ thuật

KẾT LUẬN

Đồ án tốt nghiệp là phần thực hành bắt buộc đối với học viên chuyên ngành “Gia công áp lực” với mục đích nhằm giúp học viên củng cố, hệ thống hóa và vận dụng kiến thức đã được học trên lớp, từ đó nghiên cứu sâu hơn về thiết bị và công nghệ gia công áp lực.

Được sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của các thầy trong bộ môn “Gia công áp lực” chúng em đã nắm được phần nào những kiến thức cơ bản về “Công nghệ dập tấm” và “Công nghệ rèn-dập khối”. Từ đó giúp em tìm hiểu thêm về thiết bị “Rèn hướng kính” được trình bày trong đồ án tốt nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 chương:

Chương I: Giới thiệu chung về Gia công áp lực Chương II: Công nghệ rèn hướng kính

Chương III: Nghiên cứu về thiết bị rèn hướng kính SHK Chương IV: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng ống

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được giúp đỡ và chỉ dẫn của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn Gia công áp lực. Em xin cảm ơn các thầy giáo đã giúp em hoàn thành đồ án và giúp em hiểu thêm về thiết bị và công nghệ Gia công áp lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và thiết bị rèn hướng kính để tạo phôi ống (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w