Hệ thống mâm kẹp ngược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và thiết bị rèn hướng kính để tạo phôi ống (Trang 37)

NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT BỊ RÈN HƯỚNG KÍNH SHK

3.3.3.Hệ thống mâm kẹp ngược

Hệ thống mâm kẹp ngược bao gồm: - Khối điều khiển (bộ điều khiển 2)

- Van khống chế áp lực V1.20 và khối trượt từ tính S1…20 - Van logic K1.20

- Van một chiều RV1.21, RV1.22, RV1.23 - Bộ tích dầu thủy lực ACC1.20

- Đồng hồ M1.21 và xy lanh mâm cặp ngược Tình trạng điều khiển dòng chảy có thể: - Vị trí không làm việc

- Mâm cặp ngược tiến về phía trước hoặc lui về phía sau - Điều khiển mâm cặp ngược cho rèn tự động

- Cùng với đầu kẹp, mâm kẹp ngược có nhiệm vụ định tâm vật gia công trong khi rèn. Các chi tiết quan trọng nhất của nhóm này là: Các điều khiển của mâm cặp ngược, mâm cặp ngược có kèm đầu mâm cặp ngược và xylanh mâm cặp ngược để di chuyển thủy lực của mâm cặp ngược theo điều khiển của nó tương ứng với việc giữ phôi gia công.

- Vị trí xuất phát của mâm cặp ngược trước khi rèn là “ vị trí cuối phía ” ( dành cho trục tâm rèn ngắn). Đây là vị trí cần đến của mâm cặp ngược trước khi lấy phôi rèn, sau khi lấy phôi rèn xong (được đưa vào tâm rèn bằng miệng kẹp phôi của bộ phận nạp liệu) đầu kẹp chuyển dịch về phía trước, nơi mà phôi sẽ được định tâm và định vị. Lực giữ phôi chính là lực của mâm cặp ngược (phụ thuộc vào việc cài đặt van V1.20).

- Trong khi rèn đầu kẹp đẩy phôi với tốc độ nạp liệu qua các búa. Phụ thuộc vào tốc độ nạp liệu của đầu kẹp và chiều dài của vật gia công trong khi rèn, mâm cặp ngược bị đẩy lui về phía sau do vật gia công phải đối lại lực giữ của mâm cặp ngược.

Hình 2.3: Hệ thống mâm kẹp ngược * Mâm cặp ngược – Điều khiển trong khi rèn tự động.

- Khi công tắc bật sang vị trí mâm cặp ngược lui về phía sau ở vị trí cơ bản thì mâm cặp ngược chụi áp lực của lực dầu bởi P1.03 tiến về phía trước. P1.03 đổ đầy dầu vào bộ tích dầu thủy lực ACC1.20 trong hệ thống, áp lực mâm cặp ngược được đặt trên van V1.20.

- Trong khi rèn, mâm kẹp ngược do phải tiếp liệu – thay đổi vị trí ngược trở lại đối với lực của mâm kẹp ngược. Dầu được thay thế từ xylanh có thể chảy theo ống P3, van V1.20 và T1 của bộ điều khiển. Khống chế áp lực trong hệ thống (áp lực của mâm kẹp ngược) phụ thuộc vào cài đặt trên van V1.20.

- Trong chu trình rèn cuối cùng (sau khi rèn xong) đầu kẹp lui về với tốc độ nhanh. Bằng cách đó, mâm kẹp ngược phải chống lại vật gia công, khối trượt điều khiển của V1.20 đã dự định trước thực hiện lệnh “đầu kẹp – dịch chuyển nhanh – lui về” vị trí đóng “a”.

- khi điều khiển phụ của V1.20 nạp áp lực cao trong hệ thống, (trên nắp phụ của xylanh mâm kẹp ngược) áp lực cao có thể (bơm áp lực của P1.03) tích lũy lại. Việc quay hướng vật gia công vì thế phải đảm bảo.

- Mục đích của bộ tích dầu thủy lực: nhằm bù dao động lên xuống thất thường trong hệ thống áp lực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và thiết bị rèn hướng kính để tạo phôi ống (Trang 37)