II. Nhận xét chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty.
2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.1 Xác định mục tiêu đào tạo để làm tốt việc tổ chức và xác định nội dung đào tạo.
liệu xây dựng để có thể bảo đảm cho nhu cầu cung ứng vật liệu xây dựng cũng như kinh doanh vật liệu để mở rộng thị phần.
+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nội bộ của Công ty nhằm truyền đạt đến nhân viên được đào tạo những kiến thức thiết thực nhất và kinh tế nhất cho Công ty.
+ Có chương trình đào tạo riêng và ưu tiên cho những người có tài và chuyên môn giỏi để thăng chức, đề bạt họ vào những vị trí chủ chốt của Công ty.
Với những định hướng rõ ràng và mang tính chất chiều sâu và tương lai, Công ty Trường thành đang khẳng định đường lối đúng đắn trong quá trình phát triển, mở rộng và hội nhập. Với sự đầu tư mạnh mẽ và quyết tâm xây dựng đội ngũ nhân viên có hiệu quả, Công ty Trường Thành đã có những định hướng rất tốt cho công tác đào tạo nhân lực của mình.
Nhưng những định hướng của Công ty sẽ thật sự có hiệu quả hay không lại còn phụ thuộc rất nhiều vào những giải pháp mà Công ty áp dụng cho công tác đào tạo của mình. Và dưới đây em xin đưa ra ba giải pháp chủ yếu của mình.
2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.1 Xác định mục tiêu đào tạo để làm tốt việc tổ chức và xác định nội dungđào tạo. đào tạo.
• Tính thực tiễn của giải pháp:
Công ty Trường Thành trong những năm qua đã làm khá tốt công tác đào tạo của mình. Công ty cũng đã áp dụng rất nhiều phương pháp và hình thức đào tạo mới cho nhân viên nhưng mục tiêu đào tạo của Trường Thành trong những năm qua không được xây dựng một cách khoa học và mang lại hiệu quả một cách rõ rệt.
• Nội dung của giải pháp:
Trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Trường Thành nói riêng, vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm:
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt đối với nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.
- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp. Các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chúng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
- Đào tạo lao động đầu đàn về chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được những thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Nội dung các chương trình đào tạo phải đặc biệt quan tâm tới các chương trình đào tạo kỹ năng cho người lao động, nhất là cán bộ quản lý như các kiến thức kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức,…
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, trước khi người lao động tham gia vào lớp học nào, cán bộ làm công tác phổ biến nêu rõ những yêu cầu, mục tiêu cũng như quyền lợi và trách nhiệm đối với người lao động. Hàng năm, Công ty phải mở các cuộc thi tay nghề để kiểm tra trình độ của nhân viên, nâng cao trình độ cho nhân viên.
Tạo bầu không khí hăng say tích cực học tập, nâng cao trình độ vì sự phát triển của Công ty. Công ty nên có thư viện được kết nối Internet tốc độ cao, phòng đọc hoặc tủ sách gồm sách về kỹ thuật, sách liên quan đến ngành xây dựng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên tra cứu tài liệu, để nâng cao trình độ học vấn, kiến thức của mình.
Việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là công việc rất quan trọng. Công tác này sẽ giúp Công ty thấy được những kỹ năng, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trước và sau khi đào tạo thay đổi như thế nào và thấy được đào tạo và phát triển nhân lực đó đem lại hiệu quả như thế nào đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở để đánh giá hiệu quả đào tạo là dựa vào bảng mô tả công việc. Qua đó, so sánh xem kết quả thực hiện công việc của người lao động ở mức nào so với các tiêu chuẩn để từ đó thấy sau khi được đào tạo, người lao động đó bổ sung được những kiến thức, kỹ năng nào.
• Hiệu quả mang lại của giải pháp:
Với giải pháp xác định mục tiêu như trên sẽ giúp Công ty đạt được những hiệu quả sau:
+ Xác định được nhu cầu đào tạo rõ ràng (ở đây chính là đào tạo những ai? Nghiệp vụ gì? Cách thức đào tạo như thế nào).
+ Tránh lãnh phí thời gian và tiền của cho những công tác đào tạo không cần thiết và không đem lại hiệu quả.
+ Việc xác định được mục tiêu đào tạo sẽ giúp Công ty có một chiến lược phát triển lâu dài cho công tác này trong tương lai.