2 .1 Phương pháp xử lý dữ liệu
2.3.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Công nghệ
Công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TMĐT. Việc ứng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được coi trọng vì công nghệ có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp cũng như việc triển khai các mô hình kinh doanh trong TMĐT. Việc phát triển mạnh mẽ của internet và các phần mềm ứng dụng, các thiết bị viễn thông giúp cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí cho việc giao dịch với đối tác, khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ví dụ như điện tử hóa quy trình kinh doanh, hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nguồn lực doanh nghiệp v.v..
2.3.1.2 Văn hóa – xã hội
Thói quen tiêu dùng là một trong những rào cản đối với sự phát triển của TMĐT. Từ trước tới nay, mọi người đã quen thuộc với hình thức mua hàng tại các cửa hàng truyền thống, thanh toán tiền mặt. Số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đã lên đến con số 24,3 triệu người nhưng số đông vẫn còn khá bỡ ngỡ đối với việc mua sắm trực tuyến hay thanh toán
là thanh toán bằng tiền mặt hoặc sử dụng phương thức chuyển khoản quan ngân hàng. Việc thay đổi thói quen người của người tiêu dùng là việc làm quan trọng đối với việc phát triển TMĐT. Đồng nghĩa với việc này là cần tạo lòng tin của người tiêu dùng đối với các khâu trong giao dịch như an toàn trong thanh toán, sự chính xác về thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc phát triển mô hình kinh doanh phối hợp giữa bán truyền thống và bán trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng cùng lúc nhu cầu của hai loại khách hàng truyền thống và trực tuyến.
2.3.1.3 Chính trị pháp luật
Hoạt động TMĐT diễn ra trong một không gian kinh tế khác biệt so với các phương thức kinh doanh truyền thống. Những hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh về TMĐT cũng được thực hiện theo nhiều phương thức mới, do đó khó áp dụng các chế tài truyền thống. Do vậy việc khởi tạo cơ sở pháp lý cho TMĐT là việc làm vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT. Hệ thống Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính đó là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Công nghệ thông tin 2006. Luật Giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, đồng thời quy định khá chi tiết về chữ ký điện tử, một yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Luật Giao dịch điện tử chủ yêu điều chỉnh giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại. Trong khi đó Luật Công nghệ thông tin quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công nghệ cho các hoạt động này. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một nhiệm vụ quan trọng được đề ra tại Quyết định 222, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Đến năm 2010 các cơ quan chính phủ phải đưa hết dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế
điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, v.v...”. Điều này đã tạo điều kiện cho TMĐT phát triển hơn nữa.
2.3.1.4 Kinh tế
Hiện nay nền kinh tế đang rơi vào giai đoạn hết sức khó khăn, phải đối đầu với tình hình lạm phát ở mức cao. Giá xăng dầu và giá điện lại đang có chiều hướng tăng mạnh kéo theo sự tăng giá chóng mặt của các mặt hàng khác, thị trường bất động sản ảm đạm, chứng khoán sụt giảm. Thế nên mọi tiêu dùng của các công ty, tổ chức và người tiêu dùng đều bị cắt giảm.
Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đối đầu với các tập đoàn, công ty lớn có nguồn vốn dồi dào với muc tiêu thâu tóm thị trường tại Việt Nam, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh
Nhờ sự phát triển của internet và dựa vào những lợi thế của việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh cho nên số lượng doanh nghiệp TMĐT ngày càng tăng, khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Các công ty bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các công ty tập trung ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi ứng dụng TMĐT, các công ty TMĐT có nhiều thuận lợi hơn (về chi phí, khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh...) các công ty truyền thống nhưng cũng gặp nhiều khó khăn đối với các công ty TMĐT hoạt động trong cùng lĩnh vực với mình. Cho nên, mỗi doanh nghiệp cần phải
tranh để đưa dựa vào đó thay đổi các hoạt động trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh ngiệp kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh trực tuyến sẽ vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thống và vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trực tuyến
2.3.1.6 Nhà cung cấp
Song song với việc phát triển của các công ty TMĐT, đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cũng theo đó được hình thành và phát triển. Mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp cho doanh nghiệp một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp của mỗi công ty là khác nhau vì mỗi công ty có những đặc điểm kinh doanh khác nhau như sản phẩm, uy tín công ty, năng lực tài chính, chiến lược kinh doanh. Sự lựa chọn nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong quá trình kinh doanh, nếu làm tốt trong khâu đầu vào thì tạo ra nhiều lợi thế như tiết kiệm chi phí mua hàng, tồn kho, bảo quản hay tạo sự uy tín cho công ty nhờ thời gian đáp ứng đơn hàng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
2.3.1.7 Khách hàng
Khách hàng là người đem lại sự sống còn cho mỗi doanh nghiệp. Thời đại ngày nay, xã hội phát triển, thu nhập và đời sống tăng cao dẫn đến nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn do số lượng nhà cung cấp sản phẩm cũng tăng theo. Doanh nghiệp nào nhận ra được nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu đó và khách hàng cảm thấy thoả mãn thì nhất định khách hàng sẽ trung thành và tin tưởng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải luôn theo sát sự biến đổi nhu cầu của khách hàng để đưa ra chính sách bán hàng tốt nhất cho khách hàng, tùy theo từng nhóm khách hàng mà có những chiến lược riêng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của nhóm khách hàng đó. Đối với khách hàng mua sắm trực
tuyến, sự hiểu biết và thói quen sử dụng internet ảnh hưởng lớn đến quá trình giao dịch giữa khách hàng và công ty. Tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch cũng là một điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp TMĐT, không hẳn công nghệ càng cao thì càng tiện lợi cho khách hàng. Với khách hàng truyền thống thì họ lại muốn có được cảm nhận trực tiếp về sản phẩm, vì vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm đến cách trưng bày sản phẩm, thiết kế cửa hàng, việc giao tiếp của nhân viên với khách hàng....
2.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong 2.3.2.1 Vốn 2.3.2.1 Vốn
Quy mô vốn, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Nó thể hiện năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Đó cũng là yếu tố tác động đến khả năng nắm bắt thời cơ, cơ hội, duy trì các hoạt động kinh doanh của công ty trong tình huống thay đổi của thị trường, đồng thời tạo ra ưu thế cạnh tranh hiệu quả so với đối thủ.
Để một doanh nghiệp TMĐT đi vào hoạt động thì cần đầu tư mua các trang thiết bị cần thiết cho quá trình kinh doanh, các phần mềm, chi phí quảng cáo... Đặc biệt, với doanh nghiệp kết hợp giữa kinh doanh truyền thống với kinh daonh trực tuyến thì cần phải đầu tư xây dựng cửa hàng truyền thống, điều này đòi hỏi một nguồn vốn lớn của công ty.
2.3.2.2 Hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông của công ty
Hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của một doanh nghiêp TMĐT. Đó là hệ thống các máy chủ, máy trạm, đường truyền internet, điện thoại, máy fax.... Về phần mềm bao gồm: CRM, SCM, ERP, phần mềm kế toán, so sánh giá, email..., công cụ thanh toán trực tuyến. Tiếp theo là cơ sở vật chất cho hậu cần như: hệ thống kho hàng, phương tiện vận chuyển.... Mặt khác để có thể phục vụ cho bán hàng truyền thống doanh nghiệp còn phải đầu tư xây
2.3.2.3 Nhân lực
Nguồn nhân lực đóng góp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể thành công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn lực.
Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi trong tổ chức. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể xác lập trong một thời gian ngắn. Đặc điểm quan trọng nhất của yếu tố này là khả năng sáng tạo của con người, vì trong áp lực cạnh tranh hiện nay, sự sáng tạo chính là cơ sở để các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp TMĐT) có thể tạo sự khác biệt, thỏa mãn vượt mức mong đợi của khách hàng, từ đó có được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra trong Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2008 của Bộ Công thương, 34% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, với tỷ lệ trung bình 2,6 người trong mỗi doanh nghiệp.
2.4 Kết quả phân tích xử lý dữ liệu
2.4.1 Đánh giá hiệu quả của việc phát triển mô hình kinh doanh phối hợp giữa kinh doanh truyền thống và kinh daonh trực tuyến tại Công ty
Hình 2.3: Biểu đồ đánh giá hiệu quả việc phát triển mô hình kinh doanh phối hợp giữa kinh daonh truyền thống và kinh daonh trực tuyến
(Nguồn: thống kê từ phiếu điều tra)
Với mục tiêu là trở thành nhà kinh daonh điên tử hàng đầu, trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường TMĐT. Nhận thấy những lợi ích to lớn mang lại mà ban lãnh đạo công ty đã phát triển đồng thời hai kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống. Việc phát triển mô hình hỗn hợp giúp cho công ty xây dựng hình ảnh tin tưởng trong lòng khách hàng, thu hút một lượng khách hàng truyền thống để mở rộng thị trường và giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu
2.4.2 Trở ngại trong việc phát triển mô hình kinh doanh phối hợp giữa kinh daonh truyền thống và kinh daonh trực tuyến tại Công ty
Hình 2.4: Biểu đồ mức độ trở ngại của các yếu tố đến việc phát triển mô hình kinh doanh hỗn hợp
(Nguồn: thống kê từ phiếu điều tra)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy để phát triển thành công mô hình kinh doanh hỗn hợp tại công ty sẽ gặp khá nhiều trở ngại. Công ty sẽ phải bỏ thêm chi phí để đầu tư vào hệ thống cửa hàng vật lý: thuê địa điểm; xây dựng, thiết kế, trang trí cửa hàng; trưng bày sản phẩm…. Với uy tín của công ty trên thị trường TMĐT và sự hỗ trợ của các công cụ marketing hiệu quả, công ty không quá khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, tuy nhiên ngoài các cửa hàng trực tuyến khác, công ty sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ các cửa hàng truyền thống. Kỹ năng làm việc của nhân viên bán hàng trực tuyến có nhiều điểm khác biệt với nhân viên bán hàng truyền thống, điều này cũng là trở ngại không nhỏ đối với công ty.
Hình 2.5: Biểu đồ chất lượng dịch vụ khách hàng (Nguồn: thống kê từ phiếu điều tra)
Dịch vụ khách hàng của công ty tương đối tốt. Đa số các thắc mắc của khách hàng đều được nhân viên giải đáp nhiệt tình. Chế độ bảo hành, bảo trì được công ty thực hiện theo đúng cam kết. Tuy nhiên thời gian đáp ứng đơn hàng nhiều khi còn khá lâu gây ra đôi chút phiền toái cho khách hàng. Vì vậy công ty cần phải tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, đặc biệt trong khâu thực hiện đơn hàng.
2.4.4 Nhà cung ứng nào thường xuyên cung ứng mặt hàng cho công ty ty
Hình 2.6: Biểu đồ nhà cung cấp chủ yếu của công ty (Nguồn: thống kê từ phiếu điều tra)
Phần lớn sản phẩm của công ty được cung cấp bởi các đại lý khu vực của các hãng sản xuất. Vì vậy công ty sẽ phải mất thêm một khoản chi phí cho các đại lý so với khi công ty lấy sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất.
2.4.5 Báo cáo tài chính
Từ báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới, tác giả tổng hợp được bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Thu nhập ròng 38.023.011 92.324.907 167.547.195 Doanh thu thuần 15.182.580.966 19.145.355.191 28.130.296.908
Tổng tài sản 3.726.308.579 6.734.484.901 10.524.693.635 Khoản phải thu 324.320.265 856.644.035 2.103.956.972
Hàng tồn kho 857.302.691 2.932.545.404 5.690.548.218 Tài sản cố định ròng 1.263.290.719 1.068.303.538 882.652.096
Tổng nợ 2.602.202.535 4.810.053.950 3.415.960.770
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của công ty Bảng 2.2: Một vài chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Công nghệ Thời Đại Mới
Các chỉ số 2009 2010 2011
Tỷ suất lợi nhuận
= Thu nhập ròng / Doanh thu thuần
0,250438 0,482231 0,595611
Thu nhập trên tài sản
= Thu nhập ròng / Tổng tài sản 1.020393 1,370927 1,591944
Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho
= Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
17,709708 6,528579 4,943337
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
= Tổng nợ / Tổng tài sản 0,698332 0,714242 0,324566
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của công ty
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập ròng và doanh thu thuần nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm từ 2009-2011, điều này chứng tỏ công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn và khả năng tạo lợi nhuận cao hơn.
Chỉ số thu nhập trên tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Năm 2011 chỉ số này là 1,591944, 2010 chỉ số này là 1,370927 và cao hơn so với năm 2009, từ chỉ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty ngày càng tăng.
Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho cho thấy mức độ quản trị hàng tồn