Cơ cấu tổ chức của phòng marketing bao gồm 9 nhân viên, cơ cấu của phòng như sau:
Phòng marketing của Agribank chia làm bốn bộ phận. +Bộ phận thứ nhất: Dịch vụ thẻ( 2 nhân viên).
+Bộ phận thứ hai: Cung cấp dịch vụ gia tăng( 2 nhân viên). +Bộ phận thứ ba: Chăm sóc khách hàng vip ( 3 nhân viên). +Bộ phận đưa ra chiến lược marketing của ngân hàng.
3.1.4.Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây.
Hình 3.3: Bảng nguồn vốn của Agribank Cầu Giấy.
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu TH 2010 Tăng, giảm so với năm 2009
Tăng, giảm so với năm 2008
Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ% I Tổng Nguồn vốn 2.505,6 223,6 9,7 624,1 33,1
1 Nội tệ 1.932,
8
15,8 0,8 369,3 23,6
2 Ngoại tệ 572,8 207,8 56,9 228,8 71,9
(Nguồn: Agribank chi nhánh Cầu Giấy).
Trưởng phòng
Phó phòng Dịch vụ thẻ
( 2 nhân viên)
Chăm sóc khách hàng ( vip)( 3 nhân viên) Cung cấp dịch vụ gia
tăng( 2 nhân viên)
Bộ phận đưa ra chiến lược marketing
Từ những số liệu trên, ta có thể thấy là trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2010 thì hoạt động kinh doanh của Agribank đều mang lại lợi nhuận với tỉ lệ của năm 2010 so với năm 2009 và 2008 tăng lần lượt là 9,7% và 33,1%.Điều này cũng chứng tỏ là hoạt động kinh doanh của Agribank Cầu Giấy cũng khá hiệu quả.
3.2.Phân tích ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển xúc tiến thương mại dịch vụ tín dụng cho khách hàng tổ chức của ngân hàng Agribank chi nhánh Cầu Giấy trên thị trường Hà Nội.
3.2.1.Các nhân tố môi trường vĩ mô:
a.Nhân tố môi trường kinh tế và dân cư: Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đều đang gặp khó khăn.Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới toàn bộ các thành phần kinh tế của Việt Nam.Chính vì vậy mà các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc kinh doanh, bằng chứng là trong năm 2011 đã có nhiều ngân hàng thông báo lỗ khi tổng kết năm..Trong năm 2012, được dự báo sẽ bớt khó khăn hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng rõ ràng, đây vẫn sẽ là năm dự báo sự khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc tín dụng cho vay vì lãi suất sẽ vẫn rất cao và điều này sẽ gây cản trở giữa ngân hàng và các doanh nghiệp có mong muốn vay tiền của ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.
b.Văn hóa-xã hội: Khi nhắc đến các yếu tố về văn hóa xã hội tác động tới các ngân hàng thì trong những năm qua, thì phải nhắc tới tâm lý của người dân.Khi có tiền rảnh rỗi, người dân thường có hai lựa chọn là mua vàng hoặc gửi tiết kiệm.Nhưng thay bằng việc gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định và rủi ro rất thấp thì người dân lại đổ xô đi mua vàng, với mức rủi ro khá cao.Chính yếu tố này cũng gây nên sự khó khăn trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng.Khi mà nguồn vốn có thể huy động vào ngân hàng để có thể tái đầu tư thì lại được đầu cơ vào vàng và không có khả năng tạo ra của cải vật chất.
c.Chính trị- pháp luật: Chính trị Việt Nam luôn được đánh giá có tính ổn định cao và luôn nằm trong top 10 các nước có nền chính trị ổn định trên thế giới.Bên cạnh đó, các cải cách về pháp luật cũng luôn được cải tiến nhằm tạo ra sự thuận lợi và phù hợp hơn cho các doanh nghiệp hay các ngân hàng để có thể kinh doanh tốt.Yếu tố này cũng chính
là yếu tố thuận lợi có thể giúp cho các ngân hàng trong đó có Agribank có thể yên tâm thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.
d.Tự nhiên-công nghệ:Việc cải cách công nghệ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các ngân hàng.Đối với các ngân hàng thì đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao.Vì vậy mà việc cải tiến công nghệ tốt sẽ giúp cho các ngân hàng làm việc hiệu quả hơn, bên cạnh đó còn có thể tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh hơn.Yếu tố này cũng chính là yếu tố thuận lợi giúp Agribank phát triển hơn, khi mà khoa học công nghệ đang luôn được cải tiến từng ngày từng giờ.
Ví dụ: Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cầu Giấy,nếu một khách hàng muốn làm thẻ ATM thì cần 1 ảnh 3X4 và 1 CMTND.Còn các ngân hàng khác thì chỉ cần 1 CMTND.Điều này cũng tạo sự không hài lòng từ khách hàng với Agribank.Nếu khoa học công nghệ của Agribank không bắt kịp các ngân hàng khác trong tương lai, thì đây sẽ là một yếu tố khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của Agribank.
3.2.2.Các nhân tố môi trường vi mô: 3.2.2.1.Môi trường nội tại
-Điểm mạnh của Agribank Cầu Giấy: Đối với các ngân hàng nhà nước nói chung và Agribank nói riêng thì điểm mạnh của họ chính là có được nguồn vốn dồi dào được cấp từ chính phủ.Bên cạnh đó, do việc thành lập từ lâu, chính vì vậy mà Agribank là một trong những thương hiệu mạnh và vững bền nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam và yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
-Điểm yếu của Agribank Cầu Giấy: Bên cạnh những điểm mạnh thì điểm Agribank còn có những hạn chế:
+Đội ngũ nhân lực: Đội ngũ nhân lực của Agribank Cầu Giấychưa thật sự cao.Vẫn còn khá nhiều nhân viên làm việc trái ngành và trình độ chuyên môn không cao.Ví dụ như tại phòng marketing, số lượng nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp đúng nghiệp vụ là khoảng 30%.Vì vậy mà cũng làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
+Công nghệ: So với các ngân hàng khác thì việc cải cách công nghệ của Agribank còn khá chậm.Các ngân hàng cổ phần khác luôn đổi mới khoa học công nghệ qua các
năm để có thể tăng hiệu quả làm việc và phục vụ khách hàng để đáp ứng khách hàng tốt hơn.Tuy nhiên, về yếu tố này thì Agribank Cầu Giấy còn khá trì trệ.
+ Cơ chế: Do Agribank là ngân hàng vốn 100% nhà nước.Chính vì vậy mà cơ chế của Agribank còn chưa có nhiều đổi mới và vẫn còn mang tính “ bao cấp”.So với các ngân hàng thương mại cổ phần thì đây là điểm yếu của toàn bộ hệ thống Agribank.
3.2.2.2.Môi trường nhiệm vụ *Khách hàng.
Khách hàng đến với ngân hàng Agribank Cầu Giấy với mọi lứa tuổi khác nhau.Có hai loại khách hàng là khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân.Thường thì khách hàng cá nhân hiện nay đang có xu hướng sử dụng các loại thẻ như Master, ATM và Visa để phục vụ cho việc thanh khoản.Theo xu thế của thị trường thì khách hàng càng ưa thích các loại thẻ Visa hay Master hơn.Đây cũng là yếu tố mà Agribank Cầu Giấy cũng cần hướng tới để tập trung vào khi thực hiện các chiến lược marketing.
*Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên địa bàn Cầu Giấy có nhiều các ngân hàng thương mại khác nhau với các quy mô lớn nhỏ khác nhau.Bao gồm:
-Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Ngân hàng viettinbank, ngân hàng HSBC, ngân hàng BIDV…Đây đều là những ngân hàng có vốn đầu tư lớn, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp khách hàng của Agribank Cầu Giấy.Đối với những đối thủ cạnh tranh này thì ngân hàng cần có các chính sách marketing phù hợp về giá sản phẩm và xúc tiến thương mại sao cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên.
-Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ngân hàng Đông Á,Ocean bank, ngân hàng Liên Việt… đây đều là những ngân hàng thương mại cổ phần có sự chuyên nghiệp hóa cao trong kinh doanh.Chính vì vậy mà họ sẽ là những đối thủ có thể cạnh tranh với Agribank Cầu Giấy trong một thời gian nữa.Điều này đòi hỏi Agribank Cầu Giấy cần có những phương án marketing phù hợp để có thể chiếm lĩnh thị trường Cầu Giấy, không để cho các đối thủ tiềm ẩn có thể chiếm lĩnh được thị phần.
Đối với nhân tố cộng sự thì nhân tố này phần lớn chỉ ảnh hưởng tới hội sở Agribank chứ hầu như không ảnh hưởng tới Agribank Cầu Giấy.Bởi lẽ, tất cả các thẻ ATM, visa, master… mà khách hàng muốn làm tại Agribank Cầu Giấy thì đều được chuyển lên hội sở làm, Agribank Cầu Giấy không được ủy thác thực hiện nhiệm vụ này.
3.3.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về phát triển hoạt động XTTM dịch vụ tín dụng khách hàng tổ chức của ngân hàng Agribank Cầu Giấy.
3.3.1.Thực trạng xác định đối tượng nhận tin xúc tiến thương mại.
Như ta đã biết, để mang lại hiệu quả cho hoạt động XTTM thì trước hết ngân hàng cần phải xác định tập khách hàng nhận tin trọng điểm.Khách hàng trọng điểm mà đề tài này hướng tới là khách hàng tổ chức, bao gồm như: Doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy , các trường học cấp 1,2,3 trên địa bàn quận Cầu Giấy….
Khi 20 khách hàng doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn quận Cầu Giấy( Hoặc lân cận) được hỏi về việc có sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng Agribank Cầu Giấy không thì câu trả lời là:
Chú thích:- Cột 1: Đã từng sử dụng - Cột 2: Chưa từng sử dụng
Khi được hỏi về việc 20 tổ chức trên có biết đến thương hiệu Agribank không thì 100% số tổ chức được hỏi là có biết đến ngân hàng trên.Trong đó có 75% số tổ chức được hỏi đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của Agribank Cầu Giấy.Như vậy, qua câu hỏi này ta có thể đánh giá được sự “ Nhận biết”, “hiểu biết”, “ ý định mua” , “ Hành động mua” của các khách hàng tổ chức đối với ngân hàng Agribank Cầu Giấy.
Đa số khách hàng đều đã từng sử dụng các dịch vụ tín dụng của Agribank Cầu Giấy và đều có ý định mua và có 100% tập khách hàng đều biết thương hiệu “ Agribank”.Đây là tín hiệu đáng mừng , vì so với một vài kết quả nghiên cứu trước của phòng Marketing ( Agribank Cầu Giấy) thì chỉ có khoảng 60% số lượng tổ chức được hỏi là đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng trong năm 2009.Qua số liệu này cũng giúp cho Agribank có thể xác định được những tổ chức là mục tiêu xúc tiến thương mại trong hiện tại và tương lai.