KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP MaritimeBank CN Thanh Xuân (Trang 50)

- Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn trungdài hạn:

d. Chính sách về công nghệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Dựa trên cơ sở lý thuyết chương 1 và thực tế mà chương 2 đưa ra, chương 3 đã cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn và có các giải pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng với các Ngân hàng nói chung và Maritime Bank Thanh Xuân nói riêng trong hoàn cảnh hiện nay. Để hoạt động huy động vốn có hiệu quả, chi nhánh cần phân tích thực trạng hiện nay rồi từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả. Kết thúc khoá luận với đề tài

“Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gủi tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội” , khoá luận đã hoàn thành những nội dung sau:

Thứ nhất: đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nội dung cơ bản: khái niệm về vốn huy động của NHTM, đặc điểm, các hình thức huy động vốn, vai trò của vốn huy động; khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHTM. Đây là những nội dung quan trọng tạo cơ sở cho những phân tích tiếp theo ở phần tiếp theo của khoá luận.

Thứ hai: cung cấp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Maritime Bank Thanh Xuân . Nội dung gồm có: đặc điểm chính của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động; các loại sản phẩm huy động vốn mà Ngân hàng có; số liệu thực tế trong năm 2007, 2008, 2009 và năm 2010 về hoạt động huy động vốn từ các đối tượng khách hàng khác nhau với kỳ hạn khác nhau; số liệu về doanh số cho vay và các đánh giá, nhận xét, phân tích tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn; số liệu về chi phí và lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng trong các năm; nêu ra những ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn để từ đó tìm các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Thứ ba: trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra dược cơ sở thực tiễn phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Các giải pháp cụ thể là: giải pháp về con người, giải

pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy động vốn, giải pháp về công nghệ và biện pháp nâng cao hệ số sử dụng vốn. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Maritime Bank để tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn.

Trong nội dung khoá luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Maritime Bank Thanh Xuân. Mong rằng những giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả các chiến lược huy động vốn mà chi nhánh đang thực hiện, góp phần đưa chi nhánh trở thành đơn vị hoạt động có hiệu quả ngày càng tốt hơn.

Đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và do còn là sinh viên nên em chưa có nhiều kiến thức về thực tiễn, còn hạn chế trong hiểu biết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP MaritimeBank CN Thanh Xuân (Trang 50)

w