KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP MaritimeBank CN Thanh Xuân (Trang 49)

- Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn trungdài hạn:

d. Chính sách về công nghệ

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN HÀ NỘ

CHI NHÁNH THANH XUÂN - HÀ NỘI

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống Maritime Bank trên cả nước,Maritime Bank có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế, cơ chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống .

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Maritime Bank Thanh Xuân thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của Maritime Bank.

Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại trong nước và ra ngoài nước; Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác ngân hàng giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là kịp thời cập nhật các kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại.Đồng thời, ban hành các văn bản quản lý thống nhất, đồng bộlàm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho các chi nhánh.

Bổ sung, điều động lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải hoặc dư thừa lao động tại các bộ phận, chi nhánh; tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có chế độ thưởng, phạt phân minh để đảm bảo sự công bằng và kích thích sự phấn đấu của mọi thành viên, của chi nhánh.

Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó Maritime Bank cần phải thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống qua các việc làm sau :

Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện hàng ngày nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn, vì điều kiện thực tế cụ thể thường không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đề ra tại các quy định, trong khi các chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

Maritime Bank cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, trên tất cả các địa phương. Do điều kiện làm việc của các đơn vị khác nhau nhất là sự khác nhau về điều kiện môi trường giữa khu vực miền núi, hải đảo, nông thôn với thành thị hoặc đặc thù khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt…do đó định hướng, chiến lược kinh doanh của Maritime Bank cũng nhất thiết phải lưu ý đến thực tế, điều kiện môi trường cụ thể của các đơn vị thành viên.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu các chi nhánh tưi đầu tư sẽ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống Ngân hàng nên sẽ không vận hành được hoặc vận hành không hiệu quả, gây lãng phí. Do đó Maritime Bank cần phải tập trung chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ cho cả hệ thống ngân hàng trong điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP MaritimeBank CN Thanh Xuân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w