Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV – Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 67)

- Chi phí thanh lý tàu sau 20 năm

2. Các biện pháp phòng ngừa

4.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Với nghiệp vụ tín dụng thì các CBTD chính là những người tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng và hiệu quả tín dụng của Chi nhánh. Cho dù khoa học kỹ thuật cho hiện đại đến đâu thì công việc thẩm định này cũng không tránh khỏi sự đánh giá chủ quan của các CBTD. Họ là người lựa chọn phương pháp thẩm định nào là hiệu quả, đưa ra chỉ tiêu nào để xem xét dự án, đồng thời cũng là người quyết định sau cùng việc DN có đủ tiêu chuẩn cho vay hay không. Thẩm định tín dụng chỉ là việc xác định tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh, chứ phương án đó chưa được thực hiện và chưa thể chắc chắn về lợi nhuận hay hiệu quả mà

nó mang lại. Do đó, nếu CBTD có trình độ chuyên môn cao thì chất lượng thẩm định sẽ cao, đồng nghĩa với mức rủi ro trong công tác thẩm định sẽ giảm.

Từ yêu cầu trên, cùng với việc đẩy mạnh việc huy động vốn và giải ngân vốn, Chi nhánh nên tập trung vào công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tín dụng một cách toàn diện, bởi trình độ của các CBTD không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính, tín dụng mà còn bao gồm cả những lĩnh vực khác, chẳng hạn như mảng nghiên cứu thị trường, bất động sản, công nghệ thông tin, các vấn đề kỹ thuật… Bên cạnh yêu cầu về nghiệp vụ, yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp và sự nhạy bén trong công việc luôn được đề cao, nó giúp cho các CBTD có thể dễ dàng nhận biết được những điều mà DN cố tình che đậy. Do đó, Chi nhánh không những thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích DN cho các CBTD, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hóa CBTD.

Một vấn đề nữa mà Chi nhánh cũng cần lưu tâm về đội ngũ nhân viên của mình, đó là đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay vấn đề này càng được ưu tiên hàng đầu, bởi nghiệp vụ chuyên môn dù giỏi đến mấy nhưng thiếu phẩm chất đạo đức thì sẽ làm sai lệch kết quả thẩm định tín dụng, gây thiệt hại cho Chi nhánh. Do đó công tác quản lý nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn nữa bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ, theo thường lệ sẽ kiểm tra hoạt động thẩm định tín dụng của từng cán bộ, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc của những cán bộ này. Theo định kỳ, Chi nhánh sẽ tổ chức khen thưởng, đãi ngộ cho những CBTD xuất sắc, có thành tích đáng ghi nhận trong năm để động viên, khuyến khích, đồng thời cũng áp dụng những biện pháp kỷ luật cho những cán bộ không làm tròn trách nhiệm, thậm chí điều chuyển những người thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và uy tín của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV – Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 67)