Tình hình cho vay tại BIDV Quang Trung:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV – Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 29)

b. Về phía doanh nghiệp

3.4.2.3 Tình hình cho vay tại BIDV Quang Trung:

Mức dư nợ phản ánh được thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tùy vào nhu cầu của khách hàng và mức huy động vốn của Ngân hàng mà mức dư nợ sẽ thay đổi theo. Nếu nguồn vốn huy động trong năm tăng, hoặc nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Muốn gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, mỗi Ngân hàng phải nâng cao mức dư nợ. Sau đây là bảng thống kê tổng dư nợ và tình hình cho vay của BIDV chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn 2008 – 2010:

Bảng 3.4.2.3: Số liệu cho vay BIDV Quang Trung qua các năm

(Đơn vị :tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 So sánh 2008 - 2009 So sánh 2009 - 2010 Số tuyệt đối Tăng trưởng Số tuyệt đối Tăng trưởng Dư nợ Tín dụng 4813,8 5000,8 3590 186,94 3,88% -1410,75 -0,14% Cho vay ngắn hạn 1724,5 1959,9 1523 235,45 13,66% -436,5 -22,27% Cho vay Trung dài

hạn 1012,6 623,7 856,9 -388,9 -38,41% 233,2 37,39%

Cho vay theo kế hoạch nhà nước

374,8

6 256,47 165,8 -118,39 -55,16% -90,69 -35,36%Cho vay ủy thác Cho vay ủy thác

ODA

305,8

4 266,03 213,5 -39,81 -13,02% -52,53 -19,75%

Tổng dư nợ cho vay trong hoạt động cho vay tại BIDV Quang Trung qua các năm nhìn chung không có sự biến động lớn, tuy năm 2010 dư nợ có giảm so với các năm trước nhưng điều này hoàn toàn là điều dễ hiểu trong bối cảnh hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế trên phạm vi thế giới cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, phải cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý để tồn tại trong khủng hoảng.

Biều đồ 3.4.2.3: Dư nợ cho vay qua các năm

Xét về cơ cấu cho vay thì năm 2010 có sự chuyển dịch từ các hình thức vay khác sang cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong 2 năm 2008 và 2009 đảm bảo tốt hơn cho sự phù hợp về kỳ hạn cho vay và nguồn huy động chủ yếu là từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế, từ đó ngân hàng có thể đảm bảo được việc kiểm soát các loại rủi ro về kỳ hạn và thời lượng phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng trong hoạt độngcho vay, tuy nhiên sang năm 2010 cho vay ngắn hạn giảm 22.72% so với năm 2009 và chuyển dịch sang cho vay trung và dài hạn trong bối cảnh vẫn còn đó dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhu cầu về 1 nguồn vốn được nắm giữ đủ dài là 1 nhu cầu tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn vay.Cho vay theo kế hoạch nhà nước và cho vay ủy thác có xu hướng giảm qua các năm điều này chứng tỏ BIDV đang tích cực hoàn thiện mình để trở thành 1 chi nhánh

thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau không thuộc đối tượng cho vay của chính phủ, nâng cao hoạt động cho vay.

3.4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu tại BIDV Quang Trung qua các năm:

Nợ xấu là vấn đề luôn gặp phải của các Ngân hàng. Theo Điều 6 Quyết định 493/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 của Quyết định này. Ngoài ra, theo Điều 2 của Quyết định 493 thì chỉ tiêu Nợ xấu trên Tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng thay vì chỉ tiêu Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ (Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trả, trong đó bao gồm cả nợ xấu và nợ đủ tiêu chuẩn ). Với Chi nhánh, việc quản lý Nợ xấu là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên và liên tục của các cán bộ tín dụng. Sau đây là tình hình nợ xấu của Chi nhánh trong 3 năm trở lại đây:

Bảng 3.4.2.4 : Bảng kê tình hình nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010 Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 4813,826 5000,752 6590

Nợ quá hạn ( tỷ đồng) 89,44 60,65 216,34

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 1,858% 1,213% 3,283%

Nợ xấu( tỷ đồng) 89,53 82,5 194,405

Nợ xấu/Tổng dư nợ(%) 1,86% 1,65% 2,95%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Quang Trung)

Từ bảng trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ tín dụng nhưng có xu hướng tăng từ năm 2008 – 2010, năm 2010 là năm có nợ quá hạn cao nhất nhưng vẫn duy trì được 1 tỷ trọng được coi là an toàn so với tổng dư nợ tín dụng. Tình hình nợ xấu cũng có nhứng diễn biến thuận chiều với tỷ lệ nợ quá hạn, đến năm 2010 BIDV Quang Trung duy trì được tỷ lệ nợ xấu là 2.95% tuy có cao hơn so với các năm trước nhưng luôn ở mức cho phép và chi nhánh vẫn kiểm soát được vấn đề

này. 1 số nguyên nhân để lý giải cho vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu tăng trong năm 2010 như sau:

• Khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng còn thấp, còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay của Ngân hàng, công tác quản lý thu chi tài chính tại các doanh nghiệp này còn chưa thực sự được chú trọng, còn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chưa hiệu quả.

• Ngày 22/05/2005, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN v/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng . Và được NHNN sửa đổi bổ xung tại số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007. Bên cạnh đó Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng đã có công văn hướng dẫn thực hiện quyết định này đối với các chi nhánh. Theo quyết định này, BIDV-Quang Trung đã thực hiện triệt để công văn này và đã thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nhiều khoản nợ trước đây không được chuyển nợ quá hạn kịp thời theo bản chất rủi ro và khi không được thực hiện bằng các biện pháp gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì buộc phải chuyển sang nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV – Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w