Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm OSAKA (Trang 41)

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấu trừ thuế.

3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh.

kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm OSAKA.

3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinhdoanh. doanh.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động nhằm mục tiêu chính hướng tới là lợi nhuận. Do vậy phát sinh ra tình trạng khá phổ biến “ lỗ giả, lãi thật ” để trốn tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, hoặc tình trạng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nhưng lập báo cáo “ lãi giả, lỗ thật ” để tiếp tục hoạt động. Vì thế, xuất phát từ công tác quản lý tài chính của nhà nước cũng như tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán xác định KQKD nói riêng là một tất yếu.

Mặt khác, công tác kế toán nói chung cũng như kế toán xác định KQKD trong mỗi doanh nghiệp là căn cứ tài chính tin cậy cho việc ra quyết định của nhà quản trị giúp thực hiện được mục tiêu đặt ra và thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ thì ngoài việc công tác kế toán của doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng những quy định của BTC ban hành. Vì vậy muốn hoạt động có hiệu quả, các đơn vị phải có sự kết hợp hài hòa giữa việc hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp mình dựa trên cơ sở tôn trọng quy định tài chính, chế độ kế toán đảm bảo lợi ích của nhà nước cũng như của doanh nghiệp, người lao động.

Qua tìm hiểu thực trạng kế toán xác định KQKD tại công ty cổ phần OSAKA có thể nhận thấy về cơ bản việc thực hiện công tác hạch toán tiến hành kịp thời, chính xác tuân thủ theo quy định BTC, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Song bên cạnh đó không tránh khỏi những tồn tại cần được khắc phục. Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị cơ bản với mục tiêu hoàn thiện kế toán xác định KQKD tại công ty..

* Giải pháp 1: Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OSAKA có những khoản thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ, nhưng Công ty vẫn chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi.Vì vậy, để quán triệt nguyên tắc “Thận trọng” trong kế toán, công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi là cho phép doanh nghiệp được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận kinh doanh trong năm để chuyển sang năm sau nhằm để trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải xử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau:

Theo quy định về lập dự phòng phải thu khó đòi (Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009) thì:

- Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán được ghi trong Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi:

Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Mức lập dự phòng theo quy định như sau:

- Đối với nợ phải thu qúa hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam gữi, xét xử hoặc đang thi hành án....thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu hồi được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 1592- Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 138- Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711- Thu nhập khác

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

* Giải pháp 2: Ứng dụng tin học vào tổ chức kế toán.

Trong bối cảnh hiện nay, việc công ty chưa ứng dụng phần mềm kế toán đã làm giảm hiệu quả của tổ chức kế toán. Không chỉ nảy sinh việc ghi chép, tính toán mà còn hạn chế trong khâu lưu trữ, kiểm tra, giám sát. Vi tính hoá công tác kế toán là tất yếu và cần thiết với ưu điểm xử lý nhanh, chính xác, lưu trữ nhiều thông tin và truy cập dữ liệu với tốc độ cao.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức kế toán, Công ty nên áp dụng một chương trình kế toán phù hợp. Việc sử dụng kế toán trên máy vi tính tạo điều kiện làm việc của nhân viên kế toán được tốt hơn, công việc sẽ không dồn vào cuối tháng, đồng thời chất lượng quản lý và cung cấp thông tin kế toán cho công tác quản lý sẽ tăng nhiều hơn.

Qua sự tìm hiểu về công ty và tổ chức kế toán của công ty theo em công ty nên sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 đây là giải pháp kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ưu điểm dễ sử dụng, được sử dụng phổ biến và đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Cập nhập chế độ kế toán mới theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 gồm 13 phân hệ, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp doanh nghiệp không cần

đầu tư nhiều chi phí, không cần hiểu biết nhiều về tin học và kế toán mà vẫn có thể sở hữu và làm chủ được hệ thống phần mềm kế toán, quản lý mọi hoạt động kinh tế phát sinh của mình.

* Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị .

Công tác kế toán quản trị là công tác thu nhận xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể và chi tiết phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý tài chính trong nội bộ công ty, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại. Thông qua các thông tin kế toán giúp cho quản trị có được tình hình nội bộ công ty theo từng nội dung cụ thể .

Kế toán quản trị là do doanh nghiệp xây dựng theo mục tiêu quản lý của mình không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Do vậy công ty cổ phần dược phẩm OSAKA cần đưa công tác kế toán quản trị vào nội dung của bộ máy kế toán tại công ty, xây dựng một mô hình phù hợp , nhằm phát huy tối đa vai trò to lớn của kế toán nói chung, kế toán xác định KQKD nói riêng. Đồng thời căn cứ vào quy mô hoạt động và đặc điểm kinh doanh của minh công ty có thể lập báo cáo KQKD theo biểu cụ thể. Đồng thời việc phản ánh này thì công tác kế toán tài chính cũng cần cáo sự kết hợp đồng bộ trong việc hạch toán chi tiết doanh thu của từng mặt hàng trên các tài khoản doanh thu tương ứng, để dễ dàng cho việc tổng hợp trong kế toán quản trị, cũng như việc phân bổ chi phí làm cơ sở cho việc xác định KQKD.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm OSAKA (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w