Những hạn chế cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm OSAKA (Trang 39)

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấu trừ thuế.

3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục.

Mặc dù công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩm OSAKA đã đáp ứng được yêu cầu quản lý về hai khía cạnh: Tuân thủ chuẩn mực kế toán chung

và phù hợp với tình hình quản lý thực tế của công ty nhưng vẫn còn một số tồn tại trong công tác kế toán.

* Về chi phí mua hàng: Chi phí mua hàng như: Cước vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá... Công ty không hạch toán vào giá mua của hàng hoá mà hạch toán vào chi phí bán hàng cùng với các chi phí khác phát sinh trong quá trình bán hàng. Do đó cuối kỳ chi phí thu mua không được phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ và hàng tồn kho còn lại theo đúng quy định của Bộ Tài chính mà hạch toán luôn vào kết quả của kỳ đó, điều này dẫn đến tình trạng xác định không đúng giá vốn của hàng hoá bán ra, cũng như xác định không chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ. Đồng thời Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng đánh giá chi phí phát sinh cũng như khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý.

* Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá trong phạm vi thành phố Hà Nội của Công ty khá rộng, bên cạnh các khách hàng thường xuyên, lâu dài công ty luôn mở rộng quan hệ, tìm ra các khách hàng mới. Do đó cũng thường phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, nhất là khối Nhà Thuốc. Tuy nhiên, kế toán Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả kinh doanh.

* Về việc cơ giới hoá công tác kế toán:

Trong tổ chức kế toán, Công ty cổ phần Dược phẩm OSAKA tuy đã có sử dụng máy vi tính nhưng chỉ đơn thuần là để ghi nhận các chứng từ kinh tế phát sinh trên Excel. Để công việc kế toán có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, chính xác góp phần tiết kiệm thời gian, tinh giảm lao động trong bộ máy kế toán,… Công ty nên đưa phần mềm kế toán vào sử dụng trong hệ thống thông tin của mình. * Về chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán: Hiện nay, Công ty chưa có những quyết định cụ thể bằng văn bản cho việc “Chiết khấu thương mại” áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Vì thế chưa khuyến khích được họ mua hàng với số lượng lớn và dần đưa những khách hàng mới trở thành những khách hàng truyền thống, thành những đối tác quan trọng, tin cậy của công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm OSAKA (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w