hòa tại Công ty cổ phần công nghệ ASA.
Khi nói đến nhân tố môi trường thì ta phải xét đến cả nhân tố bên trong và bên ngoài của công ty.
* Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài bao gồm : Các thông tư, nghị định, chế độ, chuẩn mực kế toán, chính sách kinh tế do nhà nước ban hành, sự phát triển của các doanh nghiệp cùng ngành, sự phát triển kinh tế của thế giới… được coi là các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến sự phát triển của DN:
- Chính sách thuế - các sắc luật thuế: ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Hiện nay ở Việt Nam thì giữa chế độ kế toán và luật thuế đang còn nhiều khác biệt, cụ thể như:
+ Khi xuất hóa đơn bán hàng nhưng hàng chưa chuyển giao cho người mua thì theo Chuẩn mực kế toán trường hợp này chưa xác định doanh thu, nhưng theo Luật thuế thì đã được gọi là doanh thu.
+ Hay khi công ty thực hiện Chiết khấu Thương mại cho khách hàng mua với khối lượng lớn, nhưng khách hàng này lại không tiếp tục mua hàng nữa, mà khoản CKTM khách hàng được hưởng lớn hơn giá trị của hóa đơn cuối cùng khách hàng mua. Như vậy theo chuẩn mực kế toán thì khoản tiền mà công ty chi thêm để trả cho khách hàng đó sẽ được cho vào TK 521( Chiết khấu thương mại) và làm giảm trừ doanh thu. Nhưng theo Luật thuế thì khoản tiền đó không làm giảm trừ doanh thu mà được cho vào chi phí bán hàng.
Như vậy thì Luật thuế ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, từ đó ảnh hưởng tới Lợi nhuận của công ty.
- Tác động của khủng hoảng kinh tế: Sự suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như những bất ổn về chính trị tại
Trung Đông và Bắc phi đẩy giá dầu thế giới lên cao hay thảm họa động đất, sóng thần, hạt nhân liên tiếp ở Nhật Bản đã kéo theo hàng loạt các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm đi. Công ty Cổ phần công nghệ ASA cũng gặp một vài khó khăn trong giai đoạn này như: việc tăng giá các mặt hàng điện tử do nguồn cung ứng bị gián đoạn, một số đơn hàng bị hủy bỏ, quy mô kinh doanh cũng bị thu hẹp
- Tác động của các đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh là quy luật phổ biến trong kinh doanh. Nhờ cạnh tranh mà công ty đã có những chính sách kinh doanh tốt hơn từ đó thúc đẩy bán hàng và tăng doanh thu của công ty. Tuy nhiên cạnh tranh đôi khi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần bán hàng của công ty, làm cho công ty gặp nhiều khó khăn.
- Tác động của chính sách quản lý kinh tế của nhà nước: Chủ trương của nhà nước như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới đã có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việt Nam sau 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - World Trade Organisation) đã có những bước chuyển biến rõ nét như: xuất khẩu tăng cao, giảm rõ nét các thủ tục hành chính rườm rà, thu hút sự đầu tư của các DN nước ngoài vào Việt Nam
* Ảnh hưởng của môi trường bên trong: Môi trường bên trong ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức công tác kế toán. Việc phân tích rõ môi trường bên trong giúp cho việc phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán được rõ nét hơn. Ảnh hưởng đến kế toán bán hàng tại công ty bao gồm các nhân tố đó là: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán tại công ty. Sự ảnh hưởng này gồm:
- Điểm mạnh: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi kế toán viên được giao theo đúng khả năng chuyên môn của mình. Chính sách kế toán được áp dụng rõ ràng thuận lợi cho kế toán bán hàng dễ dàng áp dụng trong công tác kế toán bán hàng của công ty
- Điểm yếu: Công việc liên quan đến kế toán bán hàng là khá nhiều (có nhiệm vụ thực hiện quản lý theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
bán hàng và tình hình công nợ của từng khách hàng), vì vậy với lượng nhân viên kế toán bán hàng là 1 người là quá ít so với lượng công việc họ cần giải quyết.
- Thách thức: Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được chi phí song áp lực trong công việc của nhân viên sẽ lớn hơn dẫn đến hiệu quả công việc cũng sẽ giảm. Phải cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin liên quan đến công tác tổ chức kế toán, từ đó có những tiếp thu kịp thời để thay đổi phù hợp với yêu cầu pháp luật của nhà nước cũng như phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.