Một số giải pháp đưa ra trong vấn đề nghiên cứu về VSATTP trong kinh doanh trên địa bàn chợ quận Lê Chân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 32)

- Hộ gia đình Cá nhân

3.2. Một số giải pháp đưa ra trong vấn đề nghiên cứu về VSATTP trong kinh doanh trên địa bàn chợ quận Lê Chân.

doanh trên địa bàn chợ quận Lê Chân.

3.2.1.Giải pháp đối với công tác soạn thảo chính sách quản lý, bộ máy quản lý.

Để sớm đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực thi hành, Bộ Y tế cần ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật An toàn thực phẩm. Một số văn bản hướng dẫn thi hành cần sớm được ban hành. Xây dựng, ban hành chiến lược, chương trình, kế hoạch đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó Quốc hội cũng cần sửa đổi một số Luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, quản lý thị trường,nông nghiệp) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa được kinh doanh trên địa bàn

Có quy định chính sách phân cấp cho UBND các cấp trong vấn đề đảm bảo VSATTP trong kinh doanh ở chợ: phân công trách nhiệm về quy hoạch, thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối rau quả, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và kiểm soát thực hiện quy hoạch, thanh tra, kiểm tra.

Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách và chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ thực hiện bảo đảm chất lượng VSATTP cũng như biện pháp xử lý nếu không hoàn thành tốt nhiệm vu.

3.2.2.Giải pháp với công tác phổ biến, giáo dục tuyên truyền, thực thi chính sách quản lý.

Trong tình hình hiện nay, khi mà chúng ta chưa có đủ các nguồn lực để đáp ứng cho công tác QLNN về VSATTP thì tuyên truyền, giáo dục là giải pháp khá hữu hiệu. Các cơ quan quản lý nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tuyên truyền về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các chợ. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân, giáo dục về kính doanh thực phẩm sạch cho các hộ kinh doanh và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản và lâu dài. Tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông như báo, đài, ti vi, mạng internet,…để tuyên truyền về vấn đề VSATTP.

Đổi mới nội dung và phương pháp truyền thống, giáo dục chính sách, pháp luật cho người kinh doanh tham gia hoạt động chợ.

Công tác thông tin phải thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra cần tổ chức khám sức khỏe, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các

cá nhân, các hộ kinh doanh trong chợ. Tập huấn đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý chợ, hộ kinh doanh trong chợ về đảm bảo VSATTP tại chợ.

3.2.3.Giải pháp đối với kiểm tra xử lý vi phạm.

Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng VSATTP đối với các hộ kinh doanh trong chợ. Có chế độ hỗ trợ, bảo vệ các cá nhân, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát, chế độ thưởng phạt đối với hoạt động thanh tra

Quy định rõ ràng về nội dung, yêu cầu, nguyên tắc của công tác thanh tra, xử lý vi phạm ở chợ. Đối với các trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo hoặc vấn đề mới phát sinh phải có hướng dẫn thống nhất của các cấp có thẩm quyền.

Các cơ quan chức năng cũng tăng cường áp dụng hình thức công bố các trường hợp vi phạm trên các thông tin đại chúng đặc biệt các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hay cố tình vi phạm để một mặt người dân biết, tẩy chay các cơ sở, mặt hàng không đảm bảo VSATTP, mặt khác tác động làm cho doanh nghiệp nâng cao ý thức chấp hành và giữ gìn thương hiệu của họ.

Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng ở nước ta còn kém, xuống cấp trầm trọng. Vì thế để thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết phải tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tại các chợ nhằm tạo thuận lợi cho việc mua bán của người dân, đảm bảo tốt các điều kiện về vệ sinh môi trường….

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w