Thực trạng thực thi quản lý của cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 26)

- Hộ gia đình Cá nhân

2.2.3.Thực trạng thực thi quản lý của cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

Công tác ban hành các văn bản về pháp luật: Vấn đề VSATTP diễn ra ngày càng phức tạp và được quan tâm của nhiều bộ, ngành. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành do chính phủ và các cơ quan QLNN. Ngoài các văn bản của trung ương thì các sở thuộc thành phố Hải Phòng cũng có những văn bản kế hoạch, công văn chỉ đạo xuống các phòng ban của các quận trong đó có quận Lê Chân để chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thực hiện VSATTP trên địa bàn có hiệu quả. Đối với các văn bản pháp quy về VSATTP tại các chợ cũng có một số văn bản pháp luật ban hành như: Pháp luật VSATTP 12/2003/PLUBTVQH và điều 19, điều 22 của Luật An toàn thực phẩm QH 55/2010…Các văn bản này quy định rõ về việc VSATTP trong cả nước nói chung, thành phố Hải Phòng, các quận, huyện nói riêng là tương đối nhiều.

Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các văn bản và các kiến thức về VSATTP: Vấn đề VSATTP ngày càng được nhiều sự quan tâm của người dân, những năm gần đây việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP thấy ở nhiều nơi: ti vi, báo chí, mạng internet,… điều này cũng cho thấy việc quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe người dân. Tại quận Lê Chân việc phát động về VSATTP được diễn ra vào ngày 6/1/2012.(tháng hành động vì chất lượng VSATTP) thực hiện theo Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP trung ương về việc triển khai “tháng hành động vì chất lượng VSATTP” từ ngày 15/1/2012 đến 15/2/2012. Công tác tuyên truyền được diễn ra tại 3 chợ lớn: chợ An Dương, Chợ Con và chợ Đôn Niệm, các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khi đi tìm hiểu về công tác tuyên truyền tại các chợ trên những người bán hàng và người tiêu dùng cho biết công tác tuyên truyền hàng năm tại các chợ rất ít, chỉ được thực hiện vào những tháng VSATTP là chủ yếu, và công tác tuyên truyền không mấy hiệu quả, mang tính hời hợt. Việc thực hiện các văn bản và các kiến thức về VSATTP không mấy hiệu quả do các văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo, nhiều văn bản lạc hậu khồn phù hợp với tình hình hiện nay. Việc tiếp thu kiến thức của người dân còn nhiều hạn chế, hầu hết những người tiêu dùng, kinh doanh tại các chợ xuất thân nông dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra về việc xử lý vi phạm về VSATTP: Công tác thanh tra kiểm tra nước ta còn nhiều hạn chế, do thiếu người, thiếu những trang thiết bị hiện đại. Việc xử lý vi phạm về VSATTP còn quá nhẹ, mang tính hình thức, chưa có tác động mạnh vào tình hình sản xuất, kinh doanh ở các chợ. Hiện nay chưa có một quy định rõ nào về xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự đối với hành vi vi phạm VSATTP mà chỉ có một số quy định về xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm thực vật,

thủy sản. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý về VSATTP. Trên địa bàn quận Lê Chân, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP tại các chơ cũng chưa đạt hiệu quả, do lực lượng thanh tra mỏng, thiếu những trang thiết bị hiện đại để phát hiện các loại hàng hóa có độc tố. Hơn nữa hình thức xử phạt nhẹ mang tính răn đe, mức xử phạt về tài chính ít, khiến cho những người bán hàng tại các chợ vẫn tái diễn vi phạm VSATTP.

Công tác phối hợp giữa các bộ phận liên quan: Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý VSATTP trên địa bàn quận Lê Chân cũng có nhiều bất cập, sự chồng chéo trong quản lý làm cho quản lý nhà nước nói chung đối với các chợ trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn. Sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan đến vấn đề VSATTP còn lỏng lẻo, rời rạc, mệnh ai người ý làm không có sự nhất trí trong quản lý.

Qua báo cáo của Phòng kinh tế quận Lê Chân việc biết kiến thức của người tiêu dùng cũng như những người bán hàng về VSATTP qua báo, đài, ti vi. Có tới 53% người tiêu dùng cho rằng thông tin về VSATTP là không thiết thực và mức độ cung cấp thông tin không nhiều, không thường xuyên. Hơn nữa có 80% người bán và ngưới tiêu dùng không biết đến các văn bản liên quan đến vấn đề VSATTP. Theo đó 47% người tiêu dùng cho rằng công tác QLNN tại các chợ là chưa hiệu quả.

Như vậy vấn đề QLNN trên địa bàn quận Lê Chân vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn, các vụ vi phạm về VSATTP vẫn thường xuyên xảy ra, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn còn gây hoang mang tâm lý cho người tiêu dùng năm 2011 số vụ ngộ độc là 3, năm 2012 số vụ ngộ độc là 2. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý về vấn đề này cần có hiệu quả hơn nữa để tạo dựng niềm tin và bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.

Biểu đồ 2.1. Kết quả xử lý vi phạm VSATTP trong chợ trong 5 năm 2008-2012

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 26)