Kết luận và phát hiện với vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 28)

- Hộ gia đình Cá nhân

2.2.4.Kết luận và phát hiện với vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng.

2.2.4.1. Những thành công và bài học kinh nghiệm a) Những thành công

Trong những năm qua, các chính sách QLNN đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

- Vấn đề đảm bảo VSATTP đã được thành phố, các sở ban ngành và nhất là dư luận xã hội quan tâm. Khung pháp lý cho công tác quản lý chất lượng, VSATTP đối với thực phẩm từng bước được hoàn thiện.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành… được soạn thảo và ban hành giúp cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP đạt kết quả tốt hơn. Đặc biệt là pháp lệnh VSATTP đã được nghiên cứu sâu sắc để sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành Luật An toàn toàn thực phẩm (Luật này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2011). Luật An toàn thực phẩm được ban hành đã tạo bước ngoặt mới trong công tác quản lý ATTP, nâng cao được tính pháp lý, khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

- Công tác kiểm nghiệm, thanh tra, kiểm tra ngày càng được chú trọng, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất và con người sẵn có.

- Có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đầu tư xã hội, chủ yếu từ ngân sách nhà nước cho kiểm soát chất lượng VSATTP tăng dần.

b) Bài học kinh nghiệm

- Cơ quan chính quyền các cấp cần thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo VSATTP trong kinh doanh thương mại thì công tác này mới đạt được hiệu quả. Do đó, cần phải giáo dục, tuyên truyền, đào tạo

- Việc phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, không những tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà còn có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý cho nhau.

- Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về VSATTP cho người dân, cho các cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân cũng góp phần rất lớn trong công cuộc QLNN về VSATTP. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với các hành vi vi phạm VSATTP và là những người chịu ảnh hưởng của các hành vi này. Vì vậy, phản ảnh, nhận xét của họ sẽ giúp các cơ quan quản lý có những cái nhìn đúng đắn và đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp.

- Cần có sự quản lý đối với VSATTP trong KDTM ở các chợ trên phạm vi cả nước để đảm bảo được tính đồng bộ.

2.2.4.2. Những hạn chế.

Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên việc đưa các văn bản vào thực tế còn nhiều hạn chế. Có thể thấy các văn bản, các kế hoạch, chiến lược đến thực tế thực hiện đang còn một khoảng cách khá lớn.

Công tác giáo dục tuyên truyền về ATTP tại các chợ vẫn chưa thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú, trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về VSATTP chưa cao.

Việc phối hợp giữa các phòng ban quản lý về VSATTP trên địa bàn quận Lê Chân còn lỏng lẻo, các cơ sở chưa có sự phối hợp quản lý gây nên sự chồng chéo cho quản lý. Công tác VSATTP chưa được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một phòng ban tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều sở ban ngành thành phố dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quận.

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý tuy đã tăng lên nhưng trong những năm gần đây số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện diễn biến vấn đề VSATTP trên địa bàn chợ quận Lê Chân.

Hệ thống thanh tra ở các phòng ban chưa hình thành đồng bộ, đọi ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng vè yếu về chuyên môn nghiệp vụ chưa được tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, chưa đảm bảo thực thi năng lực nhiệm vụ do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra thanh tra trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quận.

Việc xử lý vi phạm còn nhiều bất cập như mức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe, cùng 1 hành vi vi phạm nhưng mức xử phạt không đồng nhất trong giữa các văn bản. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, cơ quan quản lý vef VSATTP không đủ thẩm quyền yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng (Trang 28)