Nhóm các loại ngụy biện khác

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 63)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nhóm các loại ngụy biện khác

* Ngụy biện bằng cách làm lẫn lộn quan hệ

Giữa các sự vật khách quan luôn tồn tại mối quan hệ nhất định, chúng ta muốn nhận thức đƣợc sự vật khách quan giành chiến thắng trong tranh luận thì phải nắm lấy mối quan hệ giữa các sự vật. Ngƣời ngụy biện lợi dụng việc làm lẫn lỗn quan hệ bắc cầu và không bắc cầu giữa các khái niệm.

Bố: Phải sửa cái thói kiêu ngạo ấy đi thì mới khá lên đƣợc con ạ! Con: Kiêu ngạo thì có gì xấu hả bố?

Bố: Con không nhớ câu “kiêu ngạo tất thất bại” à?

Con: Bố cũng chẳng từng dạy con câu “thất bại là mẹ thành công” đó sao? Kiêu ngạo tất thất bại, mà thất bại là mẹ thành công. Vậy, kiêu ngạo cuối cùng dẫn đến thành công bố ạ [9, 255].

Giữa “kiêu ngạo – thất bại – thành công” hoàn toàn không có mối quan hệ bắc cầu mà là quan hệ không có tính bắc cầu. Vì không phải mọi thất bại đều có thể mang trở lại thành công. Chỉ có sau khi thất bại mà rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn lần sau mới khắc phục đƣợc nguyên nhân dẫn tới thất bại, mới có thể khiến cho thất bại trở thành mẹ của thành công. Ngƣời con bằng cách lấy khái niệm quan hệ không bắc cầu, đánh tráo quan hệ bắc cầu nhằm biện bạch cho sự kiêu ngạo của mình.

Ví dụ 16: Thời Minh, đạo học sỹ họ Cận là một ngƣời nổi tiếng, mà bố

của ông không phải ngƣời nổi tiếng lắm. Con ông không đỗ đạt gì, nhƣng cháu ông thì lại đỗ tiến sĩ. Bởi vậy, ông đại học sĩ thƣờng mắng con là thằng không kế thừa đƣợc, là đồ bỏ đi. Nhiều lần chửi mắng quá ngƣời con bèn cãi lại: “Bố của bố không bằng bố của con. Con của bố cũng không bằng con của con, sao lại bảo con là đồ bỏ đi?” [64, 26].

Ngƣời con cãi lại là ý muốn nói rằng, anh ta vẫn kế thừa đƣợc bố của mình, bằng chứng là con của anh ta vẫn đỗ đạt nhƣ ông của nó (tức bố anh ta) và nếu không có con thì làm sao có nó (cháu). Tuy nhiên, cách lập luận phản diện nhƣ anh ta không làm rõ đƣợc ý đó: Các luận cứ nêu ra không sát với mục đích chứng minh.

* Làm lẫn lộn tên gọi và sự vật (lẫn lộn danh và thực)

Đây là loại ngụy biện mà ngƣời ta cố tình làm lẫn lộn sự vật khách quan với hình thức ngôn ngữ chỉ - gọi sự vật khách quan này.

Ví dụ 17:

A: Lửa là nhiệt phải không?

B: Không, lửa không phải là nhiệt A: Lửa mà không phải là nhiệt à?

B: Nếu lửa là nhiệt khi đặt chữ lửa trên mặt đất, chân dẫm lên liệu có bị bỏng không? Viết chữ lửa lên đáy nồi, liệu có nóng đƣợc không ?[9, 256].

A nói tới một đặc tính của lửa – một sự vật khách quan là sinh ra nhiệt. B lại nói tới lửa là một hình thức ngôn ngữ phản ánh sự vật khách quan này. Tƣ duy của con ngƣời muốn phản ánh đúng sự vật khách quan thì phải diễn đạt bằng lời, hình thức phản ánh sự vật khách quan và có mối liên hệ với sự vật khách quan. Tuy nhiên, giữa chúng có sự phân biệt. Sự vật khách quan là thứ nhất, tƣ duy của chúng ta là sự phản ánh sự vật khách quan. Đối tƣợng phản ánh khác với sự phản ánh đối tƣợng, sự vật. (ở đây còn có sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả, nguồn gốc của sự vật với chính sự vật).

* Dĩ thực loạn danh

Ngôn ngữ có tính xã hội, việc sử dụng ngôn ngữ chịu sự quy định của xã hội. Mỗi sự vật đƣợc biểu thị bằng ngôn ngữ khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau. Tất cả những điều đó đều quyết định bởi ý chí tập thể xã hội, nhất định, quyết định bởi tập quán xã hội đƣợc hình thành trong quy ƣớc. Do đó, con ngƣời sống trong xã hội phải tuân theo tập quán đó. Thế nhƣng, ngƣời ngụy biện để đạt đƣợc mục đích của mình làm lẫn lộn đúng sai đã nêu ra hiện tƣợng cá biệt, phiến diện, bề ngoài của sự vật nhằm phủ định hình thức biểu đạt ngôn ngữ của sự vật. Đó là kiểu ngụy biện “dĩ thực loạn danh”. Đây cũng là loại ngụy biện mà nhà ngụy biện nổi tiếng ở Trung Quốc là Công Tôn Long đã sử dụng.

Ví dụ 18: “cóc có đuôi”. Ngƣời ngụy biện lấy cái “thực” của quá khứ để

làm loạn cái “danh” thời hiện tại. Đó là cóc có đuôi. Vì cóc lúc bé là nòng nọc, nòng nọc có đuôi cho nên, cóc có đuôi.

Nhƣ vậy, dù nòng nọc có đuôi nhƣng cũng không thể suy ra là cóc có đuôi. Ngƣời ngụy biện đã lấy cái “thực” của trạng thái hiện thời để làm loạn cái “danh” của trạng thái quá khứ.

Ngay cả trong triết học ngƣời ta cũng thƣờng đánh tráo từ ngữ, đánh tráo khái niệm. Trong tƣ duy không đƣợc thay đổi nghĩa của ngôn từ diễn đạt khái niệm. Đó là yêu cầu của luật đồng nhất. Ngƣời ngụy biện thƣờng lén dùng từ ngữ để đánh tráo khái niệm, đánh tráo nghĩa, đánh tráo vật quy chiếu. Nghĩa là lúc đầu họ dùng một số từ để chỉ khái niệm này nhƣng sau đó lại lén dùng chúng để chỉ một khái niệm khác, hoặc dựa vào những dữ kiện vụn vặt để khái quát bản chất, quy luật. Dƣới đây là một số trƣờng hợp V. I. Lênin vạch trần các loại ngụy biện này.

Các nhà tƣ tƣởng tƣ sản thƣờng sử dụng ngụy biện nhƣ là phƣơng tiện để bênh vực và bào chữa cho chủ nghĩa tƣ bản. Họ lợi dụng tính linh hoạt của các khái niệm, ý nghĩa mập mờ của các từ và thao tác lôgic phức tạp để xuyên tạc hoàn cảnh hiện thực, điều kiện lịch sử cụ thể của các sự vật nhằm đổi trắng thay đen, làm mất ranh giới giữa chân lý và sai lầm. Và V.I. Lênin luôn vạch trần và chống lại ngụy biện của các nhà triết học duy tâm. Phân tích đƣờng lối triết học cơ bản của các đại diện khác nhau, V.I. Lênin đi đến kết luận: “Không có một lối quanh co nào, không một lối ngụy biện nào (mà chúng ta sẽ còn gặp nhan nhản ra) lại che lấp đƣợc sự thật rõ ràng không thể chối cãi đƣợc là: học thuyết của E.Makhơ, - coi vật là những phức hợp cảm giác, là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, là sự nhai lại lý luận của Beccơly” [29; 39]. V.I. Lênin phê phán gay gắt thuật ngụy biện của những ngƣời theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Ông viết: “Nhƣ vậy, cảm giác tồn tại không cần có “thực thể”, nghĩa là tƣ duy tồn tại không cần có bộ óc? Thật ra, liệu có những nhà triết học có thể bênh vực cho cái triết học không có óc ấy chăng? Có đấy, giáo sƣ Ri-sa A-vê-na-ri-uýt là một ngƣời trong số đó” [29; 48]. Lối ngụy biện của những nhà triết học duy tâm là ở chỗ coi cảm giác là mối liên

hệ của ý thức với thế giới bên ngoài, mà lại coi đó là một tấm vách, một bức tƣờng ngăn cách ý thức với ngoại giới; không coi đó là hình ảnh của một hiện tƣợng bên ngoài tƣơng ứng với cảm giác, mà lại coi đó là “cái tồn tại duy nhất. A-vê-na-ri-uýt chỉ đƣa ra một hình thức đã đƣợc sửa đổi đi chút ít của lối ngụy biện cũ rích ấy của giám mục Béccơly” [29; 51].

Trong nghiên cứu về xã hội rất cần vạch ra những sự thật chính xác, không thể chối cãi, chúng đặc biệt cần thiết để định hƣớng nghiêm túc trong những quyết sách chính trị khó khăn và phức tạp mà ngƣời ta rất dễ lầm lẫn. Liên quan đến vấn đề này V.I. Lênin đặt câu hỏi “Nhƣng làm thế nào để tập hợp đƣợc những sự thật? Làm thế nào xác định đƣợc mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng?”, và trả lời: “Trong lĩnh vực những hiện tƣợng xã hội không có phƣơng pháp nào lại phổ biến và vô căn cứ hơn là phƣơng pháp tách riêng biệt các sự vật nhỏ ra và chơi trò chơi đƣa ra những thí dụ. Nói chung việc thu thập những thí dụ không tốn công gì, nhƣng đó là công việc không có chút ý nghĩa nào,…, vì mọi sự việc đều phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của những trƣờng hợp riêng. Nếu xét những sự thật trong chỉnh thể của chúng, trong mối liên hệ của chúng, thì sự thật không những bao giờ cũng “bƣớng bỉnh”, mà còn là những chứng cứ chắc chắn chứng minh đƣợc. Nếu xét những sự việc nhỏ đó không trong chỉnh thể của chúng, không trong mối liên hệ của chúng, nếu chúng bị tách rời và bị lựa chọn tùy tiện thì chúng thật đúng chỉ là những trò chơi hay là một thứ còn tồi tệ hơn nữa” [28; 436].

Nhƣ vậy, cần phải tìm cơ sở thực ở đâu và làm thế nào để tránh “trò chơi đƣa ra các dữ kiện”, tức là cố ý bịa ra những cơ sở giả dối, chỉ tạo ra ảo tƣởng có cơ sở ở nơi mà thực tế không hề có nó. Để đƣợc nhƣ vậy, V.I. Lênin dạy, cần không phải là tuyển chọn những thí dụ khiến ngƣời ta quan tâm, tách chúng khỏi tổng thể của chúng, mà phải xét tổng thể chúng nhƣ một chỉnh thể và phân tích nó nhƣ một chỉnh thể. Khi đó sẽ tránh đƣợc nguy cơ chủ quan chủ nghĩa, thói tùy tiện và sẽ tạo đƣợc nền tảng thực sự hoặc cơ sở cho các

lập luận lôgic đúng đắn. Chỉ dẫn nêu trên của V.I. Lênin đƣợc cụ thể hóa thành một đòi hỏi quan trọng của lôgic biện chứng là: mỗi luận điểm phải đƣợc xem xét một cách lịch sử, trong sự liên hệ với các luận điểm khác và với

kinh nghiệm lịch sử cụ thể. Trong bài giảng Về nhà nước V.I. Lênin nói rõ

rằng, cái vững chắc nhất trong vấn đề của khoa học xã hội và là cái cần thiết để thực sự có thói quen tiếp cận đúng nó và tránh đƣợc sa lầy vào vô vàn các tiểu tiết hay sự đa dạng quá mức các ý kiến trái chiều, cái quan trọng nhất để tiếp cận vấn đề đó một cách khoa học, đó là không đƣợc quên mối liên hệ lịch sử cơ bản, phải nhìn từng vấn đề từ giác độ, trong lịch sử nó đã xuất hiện nhƣ thế nào, những giai đoạn phát triển chính mà nó đã trải qua, và sự vật giờ đã trở thành cái gì.

Trong khi nêu bật sự cần thiết phải xem xét toàn bộ các dữ kiện liên quan đến cơ sở của suy luận, thì V.I. Lênin luôn nhấn mạnh phải tách ra từ tổng thể đó cái chính, cái quyết định toàn bộ những cái còn lại vốn phụ thuộc vào nó. Chẳng hạn, khi nói về cơ sở để nhận thức quá trình phát triển ở nƣớc này hay nƣớc khác V.I. Lênin nhấn mạnh, chỉ có thể nêu đặc trƣng đúng đắn của nó bằng cách phân tích các dấu hiệu chính yếu của thời đại lịch sử, khác đi thì không bất kỳ một sự chi tiết hóa nào các dấu hiệu liên quan đến các nƣớc riêng biệt lại có thể giúp đạt tới mục đích. Nhƣng, dĩ nhiên nếu chỉ biết độc những nét chung của thời đại lịch sử đang sống là chƣa đủ để tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nƣớc riêng biệt. Đó mới chỉ là cơ sở chung còn phải đƣợc tiếp tục cụ thể hóa, đƣợc bổ sung bởi sự phân tích các dữ kiện liên quan đến chính đất nƣớc đó.

Nhƣ vậy, lôgic biện chứng không trong bất kỳ hoàn cảnh nào lại có thể luận chứng cho những luận đề chủ quan không dựa trên cơ sở khách quan nào, cho những dao động và sai lầm cá nhân. Đó chính là sự khác biệt căn bản của nó với ngụy biện vốn chỉ biện hộ và “luận chứng” cho sự tùy tiện chủ

bước lùi V.I. Lênin nhấn mạnh: “Song không bao giờ đƣợc phép lẫn lộn phép biện chứng vĩ đại của Hêghen, mà chủ nghĩa Mác đã đem biến thành phép biện chứng của mình sau khi đã cải biến nó, - với thủ đoạn tầm thƣờng là biện hộ cho những sự quanh co của các chính khách trong các đảng từ cách mạng sang cánh cơ hội chủ nghĩa, - với thói tầm thƣờng là bỏ chung vào một bị những thời kỳ phát triển nào đó trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cùng một quá trình. Phép biện chứng chân chính không biện hộ cho những sai lầm cá nhân, nó nghiên cứu những chuyển biến tất yếu, bằng cách nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và hết sức cụ thể sự phát triển để chứng minh cho tính tất yếu của những sự chuyển biến đó. Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng là: không có chân lý trừu tƣợng, chân lý bao giờ cũng cụ thể” [28; 486].

* Ngụy biện về con số

Ví dụ 19: Giai thoại trong đại chiến thế giới lần thứ hai, nƣớc Mỹ cần

gọi lính. Ở một điểm tuyển quân nọ, đã mấy tuần trôi qua mà sổ nhập ngũ vẫn là con số không. Thanh niên sợ chết hoặc bị thƣơng. Họ đã mời một nhà tâm lý học đến để động viên.

Nhà tâm lý học: Các bạn thân mến, tôi cũng nhƣ các bạn, hết sức yêu quý tính mạng bản thân. Tôi không cho rằng yêu quý tính mạng của mình là một tội lỗi, bởi vì ai cũng chỉ có một tính mạng mà thôi. Các bạn nói xem, đúng không nào?

- Đám thanh niên: Đúng!

- Nhà tâm lý học: Với lƣơng tâm mà nói, tôi cũng phản đối chiến tranh, và sợ chết. Nếu bảo tôi ra trận, tôi cũng sẽ nhƣ mọi ngƣời tìm cách lẩn trốn mệnh lệnh này.

- Đám thanh niên (vỗ tay): nói rất hay!

- Nhà tâm lý học: Nhƣng nếu tôi cũng có tâm lý cầu may, giá nhƣ tôi đầu quân có khả năng phải ra mặt trận chiến đấu hoặc đƣợc giữ lại ở hậu phƣơng. Nếu ra mặt trận, biết đâu tôi trở thành ngƣời giúp việc cho một thủ

trƣởng đơn vị và đƣợc ở nơi an toàn. Nhƣng không may tôi phải cầm súng đánh địch, bị thƣơng nhẹ, không thể gặp lƣỡi hái của thần chết. Do vậy, tôi chẳng có gì phải lo âu. Nếu bị thƣơng nặng, có thể nhờ tài của bác sỹ mà thoát khỏi cánh cửa của địa ngục. Và nếu chẳng may vì đất nƣớc mà hy sinh, ngƣời thân và bạn bè cũng sẽ tự hào về tôi, cha mẹ tôi không những đƣợc hƣởng huân chƣơng cao quý mà còn đƣợc hƣởng một món tiền trợ cấp và tiền bảo hiểm khá lớn. Các cháu bé láng giềng gọi tôi là dũng sỹ, sùng bái tôi nhƣ một thần tƣợng. Còn tôi – một chiến sỹ vĩ đại đã lên thiên đƣờng, đứng bên đức chúa hiền từ, và biết đâu lại gặp tƣớng quân Washington kính mến của chúng ta. Sau đó, các bạn thanh niên nói cƣời sảng khoái, tranh nhau ghi tên ra nhập quân đội [18, 27-28].

Trong cách lập luận “lƣỡng phân” theo lôgic hình thức trên đây, khả năng chết là thấp (1/2.2.2.2 = 1/16). Nhà tâm lý đã cố tình hay vô tình bỏ qua xác suất của mỗi khả năng trong khi lƣỡng phân. Chẳng hạn cái khả năng không phải ra mặt trận là rất thấp. Vào những chiến trƣờng khốc liệt thì đi 10 liệu có về đƣợc 3 không. Nhƣng nhà tâm lý đã bỏ qua những vấn đề nhƣ vậy, đồng thời còn phát huy đƣợc sở trƣờng ngôn ngữ đi vào tâm lý ngƣời khác. Và ông đã thành công trong việc thuyết phục thanh niên tòng quân ra trận.

Ví dụ 20: “Một đống” là tên của một ngụy biện từ thời cổ đại Hy Lạp.

- Một hạt không phải là một đống, có phải không? - Đúng.

- Nếu thêm một hạt vào một đối tƣợng không phải là một đống thì vẫn không đƣợc một đống, có phải không?

- Cũng đúng

- Vậy thì, có một hạt, tôi thêm một hạt vào đó tôi sẽ không đƣợc một đống. Cứ vậy lặp lại, mãi mãi ta không bao giờ đƣợc một đống cả! [9, 262].

Trong phép ngụy biện này, ngƣời ta đã vi phạm luật chuyển hóa thành

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 63)