Những đặc trƣng của ngụy biện

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Những đặc trƣng của ngụy biện

Từ sự khảo sát lịch sử liên quan đến vấn đề luận chứng cho các tri thức khoa học, tiết này của luận văn sẽ phải trả lời câu hỏi “ngụy biện là gì?", “ngụy biện có bản chất và đặc trƣng nhƣ thế nào?”. Câu trả lời sẽ đúng hơn khi tính đến ý kiến của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tức là có sự kết hợp thống nhất lịch sử và lôgic.

Trƣớc hết, để hiểu rõ hơn mối tƣơng quan giữa phép biện chứng và ngụy biện cần chú ý tới nhận xét của Lênin nhƣ sau: “Tính linh hoạt toàn diện, phổ biến của các khái niệm, tính linh động đến mức đồng nhất các mặt đối lập, - đấy là thực chất. Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan = chủ

nghĩa triết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan,

nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới” [30; 117 – 118]. Tuy nhiên, luận điểm này không có nghĩa là tất cả những ai đƣợc gọi là nhà ngụy biện đều là đại biểu của “phái ngụy biện” theo nghĩa trên, theo nghĩa áp dụng chủ quan tính biến đổi, linh động, linh hoạt biện chứng của các khái niệm. Hoạt động của các nhà ngụy

biện là cuộc thực nghiệm ngôn từ - tƣ tƣởng có quy mô to lớn và tầm quan trọng lịch sử đặc biệt nhằm mục đích làm sáng tỏ những khả năng và giới hạn, những hình thức và con đƣờng của tƣ tƣởng đƣợc định hình bằng ngôn từ.

Trong tiến trình thực nghiệm đó vẫn tiếp tục phát triển các phƣơng thức tƣ duy biện chứng vốn đã đƣợc sử dụng từ trƣớc và các quan niệm về thế giới, đặc biệt là về con ngƣời dựa trên chúng, thực hiện việc vạch ra những sai lầm điển hình của tƣ duy, khi tƣ tƣởng đúng đắn và đầy thuyết phục bỗng dƣng lại dẫn đến kết luận phi lý rành rành. Họ cũng rất chú trọng xây dựng các suy lý và bác bẻ chứa đựng các sai lầm lôgic khác nhau và thƣờng dùng chúng với mục đích lừa dối có chủ đích hoặc để luyện tập năng lực tinh tƣờng và thông minh. Hoạt động của các nhà ngụy biện phản ánh toàn bộ sự đa dạng của tƣ duy cổ đại: phép biện chứng ngây thơ của vũ trụ và chủ nghĩa tƣơng đối đã và đang nảy sinh trong khuôn khổ của nó, nghệ thuật tranh biện – biết đặt câu hỏi – và đối thoại, phản biện và nghịch lý, mỉa mai và phản công,... và tất cả những cái đó nằm trong sự biến đổi, trong dòng chảy không hồi kết, trong sự thay thế các trạng thái, các hình thức, thủ thuật tƣ duy.

Các nhà ngụy biện không quan tâm đến chân lý mà mục đích của họ ở đây là dạy cho ngƣời ta nghệ thuật chiến thắng đối phƣơng trong các cuộc tranh luận, đàm đạo và kiện tụng. Nhƣ Platon đã nhận xét: Các tòa án chẳng biết chuyện đúng sai gì cả, điều quan trọng là thuyết phục ngƣời khác đến đâu. Các nhà ngụy biện chỉ lo làm sao có thể đánh đổ đƣợc quan điểm của đối phƣơng trong khi bàn cãi, mặc cho đối phƣơng của mình phải hay trái. Họ đặc biệt nhấn mạnh đến tính tƣơng đối của chân lý, theo họ thì mỗi ngƣời đều có một chân lý riêng của mình, ai cho cái gì đúng thì là đúng, cho rằng sai là sai, điều quan trọng ở đây là phải biết thuyết phục ngƣời khác... Do vậy, mọi tri thức của con ngƣời theo các nhà ngụy biện chỉ có tính tƣơng đối mà thôi. Điển hình nhƣ trong các vấn đề đạo đức các nhà ngụy biện lập luận rằng, không có tiêu chuẩn khách quan về cái thiện và cái ác. Đơn giản là cái gì có

lợi đối với ai thì đó là cái tốt là cái thiện đối với ngƣời đó, còn cái gì có hại nghĩa là cái ác đối với ngƣời ấy. Vì vậy tiêu chuấn để đánh giá các chuẩn mực đạo đức hoàn toàn mang tính chủ quan của mỗi ngƣời. Đối với nhà ngụy biện thì không chỉ với mọi sự vật mà ngay cả con ngƣời nhận thức về chúng cũng biến đổi không ngừng, mọi sự vật đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, luôn vận động và có thể trở thành đối lập với chính nó. Vì vậy, trong nhận thức về cùng một sự vật ở cùng một thời điểm có thể có những ý kiến khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau cũng là chuyện bình thƣờng của lý tính con ngƣời.

Trí tuệ con ngƣời gánh vác lấy sứ mệnh cao cả là suy ngẫm về vạn vật, chỉ ra bản chất của chúng và “là thƣớc đo của vạn vật”. Tất cả những gì con ngƣời làm, tuân thủ và tin tƣởng trong cuộc sống đều cần phải trả lời cho câu hỏi: “điều đó thực sự nhƣ vậy ở mức độ nào? Điều đó có cơ sở đến mức độ nào?” [trích theo: 73; 192]. Chỉ có những gì đƣợc lý tính xem xét thì mới khẳng định đƣợc mục đích và quyền tồn tại của mình, mới có thể đƣợc chấp nhận với tƣ cách là cái đích thực. Những gì không trải qua sự kiểm chứng nhƣ vậy cần phải dứt khoát bị loại bỏ.

Các nhà ngụy biện cổ đại đã chú trọng tới vấn đề tính linh hoạt của các khái niệm. Thực ra họ đã đi quá mức đó, đã tuyệt đối hóa tính linh hoạt đó nên mắc phải sai lầm là đánh tráo phép biện chứng bằng phép ngụy biện. Sự linh động của các khái niệm là sự gián đoạn giữa tính liên tục và gián đoạn, biến đổi và bền vững. Đó là sự thống nhất phản ánh những mặt tƣơng đối của hiện thực và vì vậy còn đƣợc “lấy một cách khách quan” để loại trừ sự phóng đại một trong các mặt đối lập vì lợi ích, mục đích và ý đồ của chủ thể. Biện chứng hóa quá mức các khái niệm (tuyệt đối hóa tính biến đổi của chúng) – thì cũng vẫn là một kiểu thái cực nhƣ “sự giáo điều hóa” không phải lối chúng, thổi phồng yếu tố bền vững của chúng.

Các đặc trưng của ngụy biện

Tính linh động của các khái niệm cần phải phù hợp với sự vận động của chính thế giới khách quan. Vì thế, tiêu chuẩn khách quan trƣớc hết làm

cho phép biện chứng chân chính khác với ngụy biện nhƣ là phép biện chứng

mang tính chủ quan. Nhƣ vậy, đặc trưng thứ nhất của ngụy biện là tính cực

đoan, nói gì cũng cứ nghiêng hết về một phía mà phủ định hoàn toàn phía kia.

Đặc trưng thứ hai làm cho nó gần giống với chủ nghĩa hoài nghi là

phóng đại hết mức tính tƣơng đối và hoàn toàn loại trừ tính tuyệt đối [xem: 30; 380].

Đặc trưng thứ ba của thuật ngụy biện là tính phiến diện một chiều đƣợc

đẩy đến việc “tách ra nhiều chiều cạnh”. Liên quan đến vấn đề này Hêghen nhận xét đúng rằng, thoạt tiên cứ ngỡ là ngụy biện không chống lại tính linh động, biến đổi toàn diện của tƣ duy, bởi lẽ nó đòi tìm trong đối tƣợng các mặt đa dạng và “lập luận rỗng” về đối tƣợng từ tất cả các mặt đó, dẫn ra nhiều quan điểm về đối tƣợng nghiên cứu, đƣa ra các cơ sở khác nhau gồm cả những cơ sở đối lập (“thuận” và “chống”). Điều đó càng có cảm giác đúng, bởi lẽ trên thực tế đúng là mỗi đối tƣợng đều có nhiều mặt, và do vậy có thể định nghĩa về đối tƣợng đó. Tuy nhiên, sự phân tích cẩn thận cho thấy ngụy biện nhƣ “sự khảo sát hời hợt” biết không phải tất cả, mà chỉ biết những cơ sở gần nhất, cố tình chỉ nêu ra những quan điểm có lợi lấy làm nguyên tắc tối thƣợng và sử dụng nhiều thủ thuật xô đẩy nhận thức vào con đƣờng sai lầm.

Đặc trưng thứ tư của ngụy biện thƣờng là sự “giậm chân tại chỗ” ở vẻ

ngoài - trực quan của sự vật, mà không đạt tới đƣợc bản chất bên trong, tức là biểu hiện nhƣ thể “phép biện chứng trống rỗng, bề ngoài” hời hợt. Nó tách rời hiện tƣợng với bản chất, phủ nhận bản chất, thay cái chủ yếu bằng cái phụ, cái cơ bản bằng cái không cơ bản, thấy cây mà không thấy rừng, dẫn đến việc loại trừ khả năng nhận thức các mối liên hệ mang tính quy luật. Ngụy biện thƣờng vội nắm lấy các dấu hiệu ngẫu nhiên, xem nhẹ tính tất yếu, coi bộ phận là toàn thể, cái đơn nhất là cái phổ biến, đƣa lên hàng đầu cái trừu tƣợng, làm “lu mờ” cái cụ thể. Nó tuyệt đối hóa hình thức, xem nhẹ nội dung, lẫn lộn khả năng hiện thực với khả năng hình thức, đồng nhất khả năng với hiện thực.

Đặc trưng thứ năm của ngụy biện nhƣ là hình thức phản biện chứng: trong khi thừa nhận tính lịch sử, tính biến đổi của đối tƣợng (nguyên tắc phát triển), thì nó lại tuyệt đối hóa chúng, tách khỏi tính bền vững mà đối tƣợng có ở một giai đoạn phát triển, trong từng điều kiện cụ thể. Giả vờ tán thành cách tiếp cận lịch sử - cụ thể, ngụy biện đồng thời xuyên tạc nội dung của nó, bóp méo bản chất của nó, cố tình lảng tránh các đòi hỏi của nó và kết quả là đánh tráo tính lịch sử chân chính bằng các biến thể phản lịch sử khác nhau. Nếu ngụy biện có đứng ra xem xét sự vật “một cách lịch sử”, thì cũng lại đồng nhất quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của nó, đánh đồng tiền sử của đối tƣợng với lịch sử riêng của nó, đánh tráo các quy luật của một giai đoạn phát triển này bằng các quy luật của giai đoạn phát triển khác.

Đặc trưng thứ sáu: ngụy biện không có khả năng nắm bắt các đối

tƣợng nhƣ là sự thống nhất các mặt đối lập, không biết tìm kiếm mâu thuẫn trong chính bản thân nó, mà chỉ dập tắt “các mâu thuẫn sống động của đời sống sinh động” nhờ các tiểu xảo, thay vì phải vạch ra tận cùng các mâu thuẫn đó và phản ánh một cách phù hợp vào lôgic khái niệm, cố tình hiểu sự nhầm lẫn, thiếu nhất quán của tƣ duy là mâu thuẫn “biện chứng”.

Đặc trưng thứ bảy của ngụy biện là nó có vẻ ngoài “thuyết phục”, có

các “luận cứ” dƣờng nhƣ là “đúng đắn” (thực ra rất hƣ ảo), thổi phồng sự giống nhau bề ngoài (lạm dụng suy luận loại suy), cố tình chứng minh giả tạo các luận đề do nó bịa đặt ra.

Đặc trưng thứ tám của ngụy biện: chơi chữ, thổi phồng các khía cạnh

hình thức của nhận thức gây hại đến nội dung. Nó không chỉ đánh tráo khái niệm này bằng khái niệm khác, mà còn lợi dụng tính đa nghĩa của các từ để không nghiên cứu nội dung cụ thể của các khái niệm do từ đó diễn đạt. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi trƣớc hết phải làm rõ thật chính xác các khái niệm, chứ không phải tranh cãi về ngôn từ, thế mà ngụy biện lại đặc biệt thích lạm dụng tính đa nghĩa và khả năng biểu tả của các phƣơng tiện ngôn ngữ.

Đặc trưng thứ chín gắn liền với đặc điểm trƣớc đó là tính kinh viện hoá cao, do “không đi đến tận biện chứng của các đối tƣợng”…

Nhƣ vậy, ngụy biện không phải là lý luận lôgic và cũng không phải là phƣơng pháp nhận thức (càng không phải là phƣơng pháp cải tạo) hiện thực, đó là thủ thuật hoạt động của tƣ duy với mục đích chính là cố tình xuyên tạc chân lý, bóp méo quan niệm về hiện thực theo ý chủ quan. Ngụy biện hƣớng đến việc thay thế các tri thức khách quan bằng lập luận thuần kinh viện, biến sai thành đúng nhờ các thủ thuật ngôn từ dựa trên việc vi phạm các nguyên tắc lôgic hình thức và lôgic biện chứng. Do vậy, Phƣơng pháp duy nhất để chống trả nguỵ biện là phải học tập luận chứng một cách lôgíc, khoa học.

Tiểu kết: Trong chƣơng này luận văn đã khảo sát những nét cơ bản nhất về luận chứng nói chung và ngụy biện nói riêng. Thông qua việc chỉ ra và phân tích một số đặc trƣng của nguỵ biện cũng nhƣ lịch sử các luận điểm nguỵ biện điển hình ở phƣơng Tây, luận văn đã bƣớc đầu ghi nhận một số điểm trái ngƣợc, mâu thuẫn của chúng với tƣ duy lôgic. Đây cũng là cơ sở để luận văn tiếp tục chỉ ra các loại ngụy biện cơ bản thƣờng gặp và vai trò, ý nghĩa của chúng trong sự phát triển của tƣ duy khoa học.

CHƢƠNG 2. TƢ DUY KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NGỤY BIỆN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÓ

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 39)