Nhóm các loại ngụy biện trong phép chứng minh

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nhóm các loại ngụy biện trong phép chứng minh

Đây là nhóm ngụy biện liên quan đến các bộ phận cấu thành phép chứng minh. Những ngƣời ngụy biện thƣờng cố tình tạo ra những lỗi sai lầm trong luận đề, luận cứ, luận chứng nhƣ đánh tráo luận đề, lập luận mơ hồ,… nhằm đảo lộn phải – trái, đúng – sai. Cụ thể nhƣ sau.

* Loại ngụy biện lôgic trong luận đề

Kiểu phổ biến nhất của loại này là đánh tráo luận đề, trong đó trƣớc hết

ngƣời ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới rồi mới bƣớc vào tranh luận. Luận đề mới này không tƣơng đƣơng với luận đề ban đầu. Sau đó ngƣời nguỵ biện chứng minh luận đề mới một cách tinh vi, có vẻ chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố mình đã chứng minh đƣợc luận đề ban đầu. Vì hai luận

đề này không tƣơng đƣơng với nhau nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Để thực hiện loại ngụy biện này nhà ngụy biện hay sử dụng những hiện tƣợng ngôn ngữ đồng âm khác nghĩa, một từ có nhiều nghĩa,… hoặc đem đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, đồng nhất cái toàn thể với bộ phận, hoặc diễn tả mơ hồ để muốn hiều theo cách nào cũng đƣợc. Tƣơng ứng loại ngụy biện này bao gồm một số dạng qua các ví dụ sau:

1) Vi phạm quy luật đồng nhất: sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, hoặc khái niệm tập hợp ở các nghĩa tập hợp và không tập hợp bất phân biệt.

Ví dụ 1: Ngƣời ta chứng minh cái bánh không thể biến mất đƣợc nhƣ

sau: Theo nguyên lý của triết học, vật chất không thể biến mất, mà cái bánh là vật chất, vậy cái bánh không biến mất [9, 166]. Tam đoạn luận loại hình I:

M – P S – M S – P

Nhƣng vì, thuật ngữ M (vật chất) đƣợc sử dụng nhƣ 2 thuật ngữ khác nhau, do đó lập luận thực tế có 4 thuật ngữ và nó trở nên thiếu căn cứ (Vi phạm quy tắc chung thứ nhất của tam đoạn luận).

Trong suy luận trên ngƣời ta đánh đồng bánh mỳ vốn chỉ là một biểu hiện cụ thể của vật chất với “vật chất nói chung” rồi dựa vào luận điểm triết học “vật chất không biến mất”, để rút ra kết luận “cái bánh không biến mất” (luận đề cần chứng minh). Tuy nhiên, đây là một suy luận ngụy biện, vì “vật chất” ở tiền đề lớn và nhỏ của tam đoạn luận đƣợc hiểu theo hai nghĩa khác nhau: ”vật chất” ở câu thứ nhất đƣợc hiểu theo nghĩa của khái niệm tập hợp, còn ở câu 2 lại theo nghĩa không tập hợp.

2) Đồng nhất bộ phận với chỉnh thể, lấy dấu hiệu bộ phận gán cho chỉnh thể

Ví dụ 2: Trong thiên “Ngụy biện” của Arixtot có ghi đoạn ngụy biện nhƣ sau: 5 là 2 và 3; 2 là số chẵn, 3 là số lẻ; do vậy, 5 là số chẵn lại là số lẻ [9, 125].

Trong ngụy biện này: 5 là chỉnh thể, 2 và 3 trong đó là bộ phận tạo thành. Chỉnh thể không nhất thiết phải có thuộc tính của bộ phận. Đây là kiểu ngụy biện bộ phận thay thế cho chỉnh thể.

3) Lối nói lập lờ (hay luận đề mơ hồ).

Kẻ ngụy biện thƣờng dùng những luận đề mà ngữ ý không rõ ràng hay cùng một từ nhƣng mang ý nghĩa khác nhau để ngƣời nghe không biết hiểu đƣờng nào cho đúng hoặc họ cố tình hành văn một cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình. Do đó, họ có thể giải thích thế này hoặc thế khác, cũng có những trƣờng hợp ngƣời ta không thể trả lời một cách rõ ràng mà cố trả lời bằng cách diễn đạt mơ hồ đánh lừa ngƣời khác.

Ví dụ 3: Có ông vua muốn đánh Ba Tƣ nhƣng không tự tin lắm vào

chiến thắng của mình. Ông bèn đến cầu xin lời phán của thần linh ở đền nọ. Thần linh phán nhƣ sau: “Nếu đánh nhau với Ba Tƣ, một quốc vƣơng hùng mạnh sẽ bị đập tan”. Sau khi nghe lời phán của thần linh ông vua này vội đƣa quân tiến đánh Ba Tƣ nhƣng kết quả ông ta bị thất bại. Và ông đã gửi thƣ đến đền nọ trách thần linh đền nọ. Ngƣời coi đền gửi thƣ trả lời:

Thần phán đâu có sai. Chẳng phải quốc vƣơng hùng mạnh – quốc vƣơng của ông trị vì – đã bị phá tan tành đó sao!

Câu “một quốc vƣơng hùng mạnh sẽ bị đập tan” là một câu mơ hồ. Quốc vƣơng nào sẽ bị phá tan tành? Nếu Ba Tƣ thua thì câu của thần linh vẫn đúng [64, 134].

Ví dụ 4: Một số thanh niên hỏi Bernard Shan xem “bỏ thuốc” dễ hay

khó, nhà văn đáp: - Dễ ợt

- Việc khó là việc làm không nổi hoặc chỉ làm đƣợc một lần. Đằng này tôi đã bỏ hút thuốc hàng chục lần! [4, 179].

Ví dụ 5: có một gã lý trƣởng cậy quyền thế, thƣờng ra cắt tóc cạo râu ở

của hàng một anh thợ cạo mà không chịu trả tiền. Anh thợ cạo tức lắm và nghĩ ra một cách trừng trị lão lý trƣởng keo bẩn kia. Một hôm hắn lại ra đòi cạo mặt. Anh thợ vẫn phục vụ hắn nhƣ bình thƣờng. Cạo đến cằm anh ta hỏi tên lý trƣởng:

Thƣa ông lý! Ông có cần râu không ạ? Cần chứ! Tên lý trƣởng thản nhiên đáp.

Anh thợ cạo liền roẹt một cái, cả bộ râu của hắn trụi thùi lụi. Anh đặt râu vào tay hắn và bảo:

Thƣa ông lý râu của ông đây ạ!

Tên lý trƣởng tức lắm nhƣng không làm gì đƣợc. Anh thợ cạo lại tiếp tục làm bình thƣờng nhƣ không có gì xảy ra. Cạo đến lông mày anh lại hỏi:

Thƣa ông lý! Ông có cần lông mày không ạ!

Tên lý trƣởng giật thót ngƣời: “Bây giờ mà bảo là cần hắn lại cạo nhẵn lông mày của mình thì nguy quá”. Nghĩ thế hắn bảo:

Không cần đâu!

Anh thợ cạo lại roẹt một cái, lông mày của lý trƣởng lại đi đời. Anh ném túm lông trên tay:

Ngài không cần thì quẳng nó đi! [64, 113].

Ở câu chuyện trên khi anh thợ cạo hỏi lý trƣởng: “Ngài có cần bộ râu không”, thì có hai nghĩa:

- “Cần” với nghĩa là cần bộ râu ở trên cằm

- “Cần” với ý nghĩa trực tiếp, cần bộ râu đặt vào tay

Tên lý trƣởng hiểu theo nghĩa thứ nhất, nhƣng anh đánh tráo ngôn ngữ đi đến hành động theo nghĩa thứ hai để chơi xỏ tên lý trƣởng.

Khi anh thợ cạo hỏi: “Ngài có cần lông mày không?”. Lần này từ “cần” cũng mang hai nghĩa trên. Nhƣng tên lý rút kinh nghiệm ở bộ râu nên trả lời “không cần”. Lúc này “không cần” lại có hai nghĩa:

- “Không cần” với nghĩa không cần bộ râu ở trên cằm

- “Không cần” với nghĩa trực tiếp không cần lông mày ở trên tay

Tên lý trƣởng hiểu theo nghĩa thứ hai, còn anh thợ cạo đánh tráo thuật ngữ, hành động theo nghĩa thứ nhất để chơi xỏ tiếp tên lý trƣởng.

* Thứ hai, ngụy biện liên quan đến luận cứ: Trong nghiên cứu khoa

học, có không ít trƣờng hợp xuất phát từ những luận cứ cũ, luận cứ giả dối hoặc luận cứ không đầy đủ dẫn đến sai lầm mắc phải là sự khái quát từ cái bộ phận thành cái toàn thể và kết luận đƣa ra tất nhiên là không đúng đắn hoặc thiếu thuyết phục. Ngƣời ngụy biện thƣờng cố tình xuất phát từ những luận cứ sai nhƣ vậy để lập luận và tất nhiên đi tới những kết luận sai lầm.

1) Kiểu tiền đề giả dối hay suy luận điều kiện luôn đúng.

Theo quy tắc kéo theo nhân quả A → B, khi A là giả dối thì bất luận B là thật hay giả thì A → B luôn đúng. Đây là một quy định trong phép kéo theo. Theo cách nói thƣờng ngày là: từ tiền đề giả dối có thể suy ra bất kỳ luận đề (hệ quả) nào.

Ví dụ 6:

Đã có ngƣời yêu cầu nhà triết học lớn thế kỷ XX Russell chứng minh: từ 2 + 2 = 5, suy ra “Russell là Giáo hoàng”. Russell đã chứng minh nhƣ sau:

Giả định: 2 + 2 = 5

Lấy hai vế của đẳng thức trừ đi 2, đẳng thức vẫn xác lập và đƣợc 2 = 3. Hoán vị hai vế của đẳng thức xong thì đẳng thức vẫn bằng nhau và đƣợc 3 = 2. Trừ đi 1 ở hai vế của đẳng thức, đẳng thức vẫn bằng nhau và đƣợc 2 = 1; Giáo hoàng và Russell là hai ngƣời, nhƣng 2 = 1 cho nên Giáo hoàng và Russell là một ngƣời.

Nhƣ vậy, biện luận trên có vẻ là hợp với lôgic, nhƣng lại giả dối trong đời thƣờng. Do đó, khi chứng minh không đƣợc xuất phát từ các luận cứ là giả dối. Xuất phát từ chúng sẽ là ngụy biện.

Ví dụ 7:

Trong cuộc thi hoa hậu ở Hồng Kông ngƣời chủ trì muốn thử tài của cô Dƣơng, ông đề ra câu hỏi: “Xin hỏi cô Dƣơng, nếu cô phải chọn một trong hai ngƣời một là nhà soạn nhạc Ba Lan Sôpanh, hai là trùm phát xít Hítle làm chồng, thì cô sẽ chọn ai?

Cô Dƣơng đã chọn lấy Hitle và cô giải thích nhƣ sau: “Tôi hy vọng mình sẽ cảm hóa đƣợc Hitle. Nếu tôi lấy Hitle, thì đại chiến lần thứ hai không chết nhiều ngƣời nhƣ vậy, cũng có thể đảm bảo không để Hitle phát động đại chiến lần thứ hai”.

Việc xuất phát từ điều kiện giả dối là lấy một trong hai nhân vật lịch sử Sôpanh hoặc Hitle thì dù muốn lấy ai cũng không đƣợc. Cho nên, từ điều kiện giả dối thì có thể tùy ý lựa chọn và trả lời dù có kết quả thế nào đi nữa thì toàn bộ mệnh đề vẫn đƣợc xác lập.

2) Lấy uy tín cá nhân làm luận cứ: Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ

phải đƣa ra dẫn chứng, đƣa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của ngƣời khác để thay thế. Làm nhƣ vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một ngƣời không đảm bảo chắc chắn ràng tất cả những điều mà ngƣời đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm câu nói của ngƣời ta đúng, mà ngƣợc lại, chính cái đúng của những câu nói của một ngƣời tạo nên uy tín cho ngƣời đó.

Ví dụ 8: Giảng viên nói, trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản độc quyền thì

chủ nghĩa xã hội có thể thắng ở một nƣớc là khâu yếu nhất của chủ nghĩa tƣ bản, chứ không đòi hỏi phải thắng ở một loạt các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất nhƣ trong điều kiện của chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh. Một số ngƣời nghe đã yêu cầu giải thích. Thay vì phải đƣa ra những chứng cứ

và lập luận để chứng minh cho luận điểm đã nêu, giảng viên nói rằng luận điểm đó chắc chắn đúng vì Lênin đã nói nhƣ vậy [9, 165].

Ở đây, giảng viên đã dựa vào uy tín của Lênin thay thế cho việc phải chứng minh luận điểm đó nhƣ Lênin đã làm. Đây là điều rất hay xảy ra trong giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ 9: Khi giáo viên nói rằng hai đƣờng thẳng song song không bao

giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải đƣợc giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chƣa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định nhƣ vậy, em không tin Euclide sao?” [9, 164].

Ở đây giáo viên đã sử dụng uy tín của Euclide để thay thế cho luận cứ.

* Thứ ba, ngụy biện liên quan đến luận chứng: Luận đề phải là những

kết luận đƣợc rút ra một cách lôgic, dựa theo các quy tắc chung của suy luận. Do đó, luận chứng phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, tính phi mâu thuẫn; luận chứng không đƣợc vòng quanh, luẩn quẩn, nghĩa là sử dụng luận đề làm luận cứ, hoặc hệ quả rút ra trực tiếp từ luận đề làm luận cứ. Những ngƣời ngụy biện thƣờng cố tình vi phạm các quy tắc suy luận dẫn đến những kết luận sai lầm. Nhà ngụy biện đƣa ra những cơ sở chứng minh không rõ ràng, những lý lẽ không thuyết phục, hoặc đơn giản là dùng ngôn từ xảo trá thay cho chứng minh.

1) Chứng minh vòng quanh (Lập luận luẩn quẩn)

Luận cứ dùng để chứng minh luận đề, tính chân thực của luận đề cần đƣợc suy ra từ luận cứ. Điều này đòi hỏi tính chân thực của luận cứ phải đảm bảo. Thế nhƣng, tính chân thực của luận cứ của ngƣời ngụy biện lại quay lại cần có luận đề chứng minh; và nhƣ thế gây ra luẩn quẩn. Ngụy biện này đƣợc miêu tả nhƣ sau: Đầu tiên, một mệnh đề A đƣợc sử dụng nhƣ tiền đề hỗ trợ cho mệnh đề B, sau đó quy trình đảo ngƣợc, và tiền đề A trở thành kết luận và kết luận ban đầu B đóng vai trò tiền đề.

Ví dụ 10: Trong giờ toán, có học sinh hỏi:

“Thƣa thầy tại sao các đƣờng thẳng không bao giờ giao nhau?” Bởi vì nó song song! Thầy giáo trả lời.

Làm sao biết nó là song song ạ?

Bởi vì chúng không bao giờ giao nhau.

Nhƣ vậy, chứng minh “đƣờng song song không bao giờ giao nhau” mà lại lấy song song làm luận cứ. Khi chứng minh “song song” lại quay lại lấy “không bao giờ giao nhau” làm luận cứ. Rõ ràng không chứng minh đƣợc gì.

Ví dụ 11:

“Chúng ta biết về Chúa từ Kinh Thánh; và lại biết rằng chúng ta tin vào Kinh Thánh bởi vì đó là những ngôn từ đầy cảm hứng từ Chúa” [40, 69].

2) Phản bác điều kiện

Trong biện luận, phƣơng pháp phản chứng là phƣơng pháp chứng minh đi từ thừa nhận quan điểm của đối phƣơng là đúng đắn để rồi thông qua lập luận để chứng tỏ tính giả dối của nó để đánh đổ quan điểm của đối phƣơng. Ngƣời ngụy biện khi sử dụng phƣơng pháp phản bác điều kiện để bào chữa cho hành vi của mình là vi phạm nguyên tắc suy diễn điều kiện.

Ví dụ 12: Vƣơng Sung, ngƣời Đông Hán phê phán luận điểm: “Ngƣời

ta sau khi chết biến thành ma. Hình dạng và ăn mặc giống nhƣ ngƣời sống”. Vƣơng Sung giả thiết luận đề này là đúng. Ông phản chứng nhƣ sau: “Các ngƣơi chết đi thì linh hồn biến thành ma. Vậy chẳng lẽ quần áo của các ngƣơi cũng có hồn, cũng biến thành ma hay sao? Theo cách nói của ông thì quần áo không có linh hồn, không biến thành ma. Và nếu thực sự nhìn thấy ma thì con ma đó phải là con ma cởi truồng, không có quần áo mới đúng. Không thể có ma mặc quần áo. Hơn nữa, từ xƣa đến nay, chẳng lẽ trái đất trải qua mấy ngàn năm, số ngƣời chết đi nhiều hơn so với số ngƣời hiện sống. Và nếu ngƣời chết đi biến thành ma, thì có hàng triệu, hàng tỷ đứng chật nhà, chật sân, ngay cả đƣờng đi lối lại cũng chật những ma. Thế nhƣng đã có ai

thấy ma chƣa? Những ngƣời nhìn thấy ma thì chỉ nhìn thấy vài con. Mà cách miêu tả của họ cũng khác nhau”. Vậy, chứng tỏ ma không tồn tại [44, 6].

Ví dụ 13: Một gia đình nọ có ngƣời chết, trong thời kỳ để tang bỗng

một lần nhà đó ăn một bữa cơm gạo đỏ. Có ngƣời bàn tán việc này nhƣ sau: “Nhà có ngƣời chết không đƣợc ăn cơm gạo đỏ. Vì màu đỏ là màu vui mừng”. Chủ nhà đã phản bác lại nhƣ sau:

“Lẽ nào ăn cơm gạo trắng thì nhà có ngƣời chết?”

Cách phản bác của chủ nhà nọ là giả dối. Bởi vì, trong quá trình ông ta đi từ quan điểm bị phản bác mà suy ra quan điểm giả dối đã dùng phƣơng pháp suy diễn điều kiện:

Nếu có ngƣời chết thì không đƣợc ăn cơm gạo đỏ Ăn cơm gạo trắng (tức không ăn cơm gạo đỏ) Vậy, tức nhà có ngƣời chết.

Ở đây, chủ nhà đã dùng hình thức sai lầm là khẳng định hệ quả tới việc khẳng định tiền đề, đó chính là ngụy biện.

Có thể viết lại kiểu ngụy biện nhƣ sau: Nếu A thì B

Không B

Do đó, không A 3) Phản bác loại suy

Trong quá trình biện luận dùng phép phản bác, khi suy ra luận điểm sai lầm mới cần phản bác. Nếu sử dụng suy luận loại suy thì gọi đó là phép phản bác loại suy. Ngƣời ngụy biện khi dùng phép phản bác loại suy để bào chữa

Một phần của tài liệu Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học (Trang 54)