2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Lạng Sơn, một tỉnh ở biên giới đông bắc Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế xã hội quốc phòng an ninh. Thành phố Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 78,11 km2, nằm trong khoảng 21o45' - 22o00' vĩ độ bắc và từ 106o39' - 107o00' kinh độ đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc - Phía Nam giáp xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc
- Phía Đông giáp xã Gia Cát, Hợp Thành, Thạch Đạn, huyện Cao Lộc
- Phía Tây giáp xã Tân Thành, Xuân Long, huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan.
Thành phố Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 154 km, nằm sát tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; được quy hoạch vào khu kinh tế trọng điểm và năng động, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao lưu văn hóa, giáo dục và kinh tế. Đây là một trong những thuận lợi, là điều kiện và động lực thúc đẩy Lạng Sơn phấn đấu trở thành một Thành phố biên giới hòa bình và phát triển, có vai trò quan trọng như đỉnh thứ tư của vùng kinh tế trọng điểm này của đất nước.
Thành phố Lạng Sơn có mạng lưới giao thông thuận lợi: đường quốc lộ 1A, đường 4A; 4B, có đường sắt nối liền cửa khẩu quốc tế và hệ thống đường giao thông thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực.
32
b. Khí hậu, thủy văn
Thành phố Lạng Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,2oC, nhiệt độ cao nhất là 39oC và nhiệt độ thấp nhất là 4oC.
Do vị trí địa lý và địa hình không thuận lợi để đón gió mùa gây mưa lớn nên Thành phố Lạng Sơn có chế độ mưa ít, lượng mưa năm trung bình 1455mm.
Sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất của Thành phố Lạng Sơn. Sông bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166m, sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Na Sầm (Văn Lãng) và đến Thất Khê (Tràng Định) sông uốn khúc rồi chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc.
2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Trải qua các biến động kiến tạo và các quá trình phong hóa đá đã hình thành ở thành phố Lạng Sơn các nhóm đất Feralit có nguồn gốc từ đá mẹ trầm tích, sa thạch, phiến thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ, phù sa sông bồi tụ tạo nên từ sông Kỳ Cùng và các suối xã Quảng Lạc.
b. Các nguồn tài nguyên khác
* Tài nguyên nước: thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy quanh co quanh thành phố với chiều dài 19km là nguồn nước mặt có khả năng cung cấp nước tưới cho nông, lâm nghiệp quanh năm. Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
* Tài nguyên rừng: thành phố Lạng Sơn có 4.306,14ha rừng, chiếm 55,13% diện tích đất tự nhiên.
* Tài nguyên khoáng sản: thành phố Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, cuội, sỏi.
Đá vôi có 2 mỏ chất lượng tốt, có hàm lượng CaCO3 cao có thể sản xuất xi măng có chất lượng tốt.
Đất sét dùng cho sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, ngoài ra thành phố Lạng Sơn còn có vàng sa khoáng, mangan, bôxít, quặng sắt nhưng trữ lượng rất nhỏ không có giá trị lớn trong khai thác.
33
tiếng trong cả nước. Hệ thống hang động Nhất - Nhị - Tam Thanh, đền Kỳ Cùng, Chùa Tiên, Chù Thành, bia và đền Tả Phủ là những di tích độc đáo của thành phố Lạng Sơn.
Thành phố Lạng Sơn gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh… và một số các dân tộc khác như Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chỉ… các dân tộc đều sống tôn trọng và sống theo phong tục tập quán của mình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2.1.1.3. Nhận xét chung
* Lợi thế: Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của cả tỉnh Lạng Sơn, cách biên giới Trung Quốc 15km, có đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến quốc lộ 4A, 4B nên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế quốc tế và trong nước; bên cạnh đó thành phố Lạng Sơn còn có văn hóa truyền thống đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; đó trở thành nền tảng cho thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển.
* Hạn chế: Tài nguyên khoáng sản không phong phú nên việc phát triển công nghiệp cũng hạn chế trong một số ngành, ngoài ra vệ sinh môi trường trong những năm gần đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn nước bị ô nhiễm do việc khai thác than; không khí bị ô nhiễm do hoạt động của nhà máy sản xuất xi măng. Do đó thành phố cần quan tâm đúng mực đến tình trạng này để giảm thiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt mức tăng trưởng cao, GDP năm 2010 tăng 8,94%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 26,51% năm 2006 lên 28,95% năm 2010; thương mại dịch vụ giảm từ 67,31% năm 2006 xuống 66,01% năm 2010; nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 6,18% năm 2006 xuống còn 5,04% năm 2010. GDP bình quân trên đầu người đến năm 2010 đạt 15.110.000 đồng tương đương với 940USD.
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Nông - lâm nghiệp – thủy sản 6,18 5,97 5,83 5,6 5,04
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 26,51 26,86 27,28 27,98 28,95
Thương mại dịch vụ 67,31 67,17 66,89 66,42 66,01
34
* Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ
Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, tốc độ tăng bình quân 11,1% năm, nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do Nhà nước thực hiện, nay được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển như: y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh môi trường, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải... Với môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển đa dạng.
* Phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Công nghiệp - thủ công nghiệp của thành phố đã phát triển đúng hướng, từng bước khai thác được thế mạnh của thị trường, một số doanh nghiệp đã được đầu tư trang thiết bị, tạo sản phẩm mới đáp ứng thị trường, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 30,6%, chủ yếu là các doanh nghiệp do tỉnh quản lý, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố tuy phát triển mạnh nhưng quy mô còn nhỏ, tập trung ở một số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.
* Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành một số khu vực chuyên canh cây rau, hoa quả và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Triển khai thực hiện một số dự án phát triển chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lúa bình quân năm 2010 đạt 46,6 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 5.586 tấn. Sản lượng lương thực quy thóc là 69,42 kg/người.
Về lâm nghiệp đã tích cực thực hiện các dự án trồng rừng, tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng; nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng bước đầu mang lại hiệu quả cho thu nhập cao. Trồng mới được 597,3 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 44,8%.
2.1.2.2. Thực trạng về văn hóa - xã hội
* Về dân số
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện và đi vào nề nếp, tỷ lệ sinh giảm từ 1,6% xuống còn 1,56%; số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng.
35
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số thành phố Lạng Sơn năm 2010
Đơn vị hành chính Diện tích
(km2)
Dân số
(người) Mật độ dân số (người/km2 )
Khu vực đô thị 52,49 65295 1244
Khu vực nông thôn 25,62 21178 827
Toàn thành phố 78,11 86473 1107
(Nguồn: Phòng Thống Kê thành phố Lạng Sơn)
Dân số Thành phố Lạng Sơn phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực thuộc phường Hoàng Văn Thụ, phường Vĩnh Trại. Với mật độ từ 8500 – 9400 người/km2.
Bảng 2.3: Phân bố diện tích đất và dân số theo địa bàn phường, xã
STT Đơn vị hành chính Diện tích
(km2)
Dân số
(người) Mật độ dân số (người/km2 )
Số hộ
(hộ)
1 Phường Hoàng Văn Thụ 1,41 13274 9414,2 3702 2 Phường Tam Thanh 2,34 12938 5529,1 3551 3 Phường Vĩnh Trại 1,67 14420 8634,7 4143 4 Phường Đông Kinh 2,23 13938 6250,2 4119
5 Phường Chi Lăng 4,12 12854 3119,9 3674
6 Xã Hoàng Đồng 25,01 11370 454,6 2953
7 Xã Quảng Lạc 27,78 4308 155,1 947
8 Xã Mai Pha 13,54 6227 459,9 1620
TỔNG SỐ 78,11 89329 1143,6 24709
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)
* Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
Thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, xây dựng và phát triển các nguồn lực con người có nhiều tiến bộ; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tương đối tốt.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, chăm lo phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được đầu tư, cải tạo, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy học. Hiện nay đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đều đạt và vượt chỉ tiêu; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh phổ thông là 17.764em, đạt
36 2208 em/1 vạn dân.
Công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được duy trì thường xuyên, 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn (trong đó 30% vượt chuẩn). Số giáo viên đạt 131 người trên 1 vạn dân. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả tạo, chất lượng hiệu quả tạo ra nguồn lực thúc đẩy giáo dục, dạy nghề phát triển. Chất lượng dạy học và đào tạo nghề ngày càng được nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng có hiệu quả.
2.1.2.4. Nhận xét chung
Thành phố Lạng Sơn có tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động; an ninh chính trị ổn định; kinh tế tăng trưởng đúng hướng, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy chính quyền được nâng lên cùng sự phát triển của nền kinh tế; sự tập trung đầu tư của Trung ương, của tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các Cơ quan, Ban, ngành của tỉnh đối với thành phố, sẽ tạo thuận lợi cho thành phố phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Trong những năm tới, tình hình quốc tế, trong nước và trong tỉnh có nhiều thuận lợi; quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh chóng và sâu sắc; khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã hình thành sau khi Việt Nam gia nhập WTO; UBND tỉnh đã Quy hoạch và thực hiện những bước đi đầu tiên để xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn đến năm 2010 trở thành đô thị loại II và trở thành trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch của vùng Đông Bắc.
2.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất tại thành phố Lạng Sơn
Theo số liệu thống kê đất đai, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Lạng Sơn là: 7811,4 ha
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Lạng Sơn năm 2010
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Lạng Sơn)
73.35% 25.71%
37
Thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã thực hiện đúng theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật đất đai). Đã hoàn thành việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính tại 8/8 xã, phường; hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 3 xã ngoại thành, và đang tiếp tục triển khai ở 5 phường nội thành; công tác cấp giấy chứng nhận, thu hồi đất, giao đất, thanh tra, kiểm tra, việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được tiến hành thường xuyên theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
2.1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức sử dụng các văn bản đó
Trong những năm qua thành phố Lạng Sơn đã chỉ đạo và thực hiện tốt các văn bản pháp luật về đất đai của trung ương, theo đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó thành phố cũng thực hiện tốt các văn bản của Tỉnh hướng dẫn trong công tác về đất đai… Ngoài ra, trong những năm qua Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản pháp luật như: Các kế hoạch kiểm tra công tấc đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố; các kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra, tháo giỡ các công trình xây dựng trái phép…
2.1.3.2. Công tác cấp giấy chứng nhận
Công tác cấp GCN của thành phố Lạng Sơn cơ bản hoàn thành vào năm 2006. Hiện nay thành phố chỉ tiến hành cấp bổ sung tại 08 phường, xã. Tính đến hết năm 2010 thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đạt kết quả như sau:
- Tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố là 5985 hộ, trong đó số hộ đã kê khai là 5456 hộ; lũy kế từ trước tới nay đã cấp được: 5774 hộ với 6012 giấy đạt 105,8% số hộ đã kê khai. Nếu so với tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thì đạt 96,5% (5774/5985 hộ); với diện tích 1071,56 ha.
- Tổng số hộ sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố là 1895 hộ, trong đó đã cấp giấy chứng nhận cho 1092 hộ, với 1092 giấy, đạt 57,62% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp; với diện tích 1543,86 ha.
- Tổng số hộ sử dụng đất ở nông thôn là 4127 hộ, trong đó đã cấp giấy chứng nhận cho 3335 hộ, đạt 80,8% tổng số hộ sử dụng đất ở nông thôn; với tổng số giấy được cấp là 3351 giấy, với diện tích là 73,6 ha.
38
đã kê khai là 12334 hộ, đã cấp được: 9927 hộ với 10206 giấy; với diện tích là: là 159,51 ha.
Ngoài ra còn cấp mới và chỉnh lý giấy chứng nhận cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng nhận theo cơ chế một cửa trong công tấc cấp và chỉnh lý giấy chứng nhận; khi người sử dụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đầy đủ, thì việc trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và nhanh gọn hơn.
2.1.3.3. Quản lý tài chính về đất đai
Đây là một trong những nội dung mới trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Tại thành phố Lạng Sơn hàng năm những người sử dụng đất vẫn phải đóng