Khái niệm Quản lý tài chính đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng SƠn2 (Trang 29)

Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước đối với đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất; trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao.

Quản lý Nhà nước về đất đai có mục đích chủ yếu là làm cho vốn đất đai của quốc gia ngày càng được khai thác sử dụng tốt hơn phục vụ cho quốc kế dân sinh,

24

đảm bảo công bằng xã hội trong việc hưởng thụ những nguồn lợi do đất đai mang lại, đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước đã sử dụng các công cụ quản lý sau: Pháp luật; Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất; Kinh tế - Tài chính.

Quản lý tài chính về đất đai là việc Nhà nước sử dụng công cụ tài chính để quản lý, điều tiết tình hình sử dụng đất đai nhằm góp phần đạt được mục tiêu của quản lý Nhà nước về đất đai.

* Vai trò của quản lý tài chính về đất đai.

Về tài chính, công tác quản lý tài chính về đất đai một mặt đảm bảo tăng thu cho ngân sách Nhà nước trên nguyên tắc tránh thất thu, thu đúng, thu đủ, mặt khác đảm bảo công bằng về tỷ lệ huy động nghĩa vụ đóng góp giữa các loại đất, giữa các tầng lớp trong xã hội, nghĩa là đảm bảo công bằng tài chính trong sử dụng đất nói chung.

Về kinh tế, công tác quản lý tài chính về đất đai khuyến khích việc sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, ngày càng có hiệu quả cao hơn, góp phần điều tiết giá đất về mức độ hợp lý.

Về xã hội (thị trường bất động sản), công tác quản lý tài chính về đất đai góp phần hạn chế, ngăn chặn nạn đầu cơ đất đai, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất hợp lý của mỗi người dân, phân phối công bằng nguồn tài nguyên đất đai trong xã hội. Điều tiết cung - cầu trong quản lý, sử dụng đất đai, thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển lành mạnh, hiệu quả và đúng hướng.

1.2.2. Giá đất trong mối quan hệ với chính sách tài chính đất đai hiện hành ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng SƠn2 (Trang 29)