II. NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
I.2.2. Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Na mÁ
Những lưu dân Trung Hoa có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á từ khá sớm, một số tư liệu cho rằng ngay từ thế kỷ đầu công nguyên, do Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn có chung đường biên giới và mối giao thương với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ
vùng đất duyên hải Nam Trung Hoa có thể đến nhiều nước ở Đông Nam Á bằng đường bộ và đường biển tương đối thuận tiện.
Những nguyên nhân người dân rời bỏ đất nước Trung Hoa tìm
đến định cư ở các nước Đông Nam Á có khá nhiều. Trước hết là do nạn đói, dịch bệnh hoành hành, do chiến tranh, loạn lạc. Vào cuối triều đại nhà Minh, thế kỷ XVI, vùng Hoa Nam mất mùa nghiêm trọng do hạn hán và tình trạng dịch bệnh tràn lan. Nhiều nông dân, thợ thủ công Trung Hoa đã rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực
đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thailand … Các triều đại phong kiến Trung Hoa, cứ mỗi lần thay đổi, các thế
lực lại đánh nhau tranh giành quyền bá, lại đẩy nhân dân vào cảnh loạn lạc, bần cùng. Cuối triều Đường (875-884) quân khởi nghĩa Hoàng Sào tấn công Quảng Châu khiến đông đảo người Hoa chạy sang Indonesia và hình thành nên những cộng đồng Hoa đầu tiên ở
quốc gia này. Nhà Thanh, thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc, nhiều cuộc kháng cự của di thần nhà Minh đã gây nên cảnh loạn lạc,
đói kém khắp Quảng Đông, Phúc Kiến. Hàng vạn người Trung Hoa
đã phải lưu vong đến Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Campuchia để
tỵ nạn và mưu sinh và hình thành nên các cộng đồng cư dân Hoa
đầu tiên trên đất Nam Bộ Việt Nam, trên đất Campuchia. Đến năm 1818 trên một số địa phương ven biển Malaixia đã xuất hiện các cộng đồng người Hoa hoặc còn gọi là “Hoa xã”.
Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, việc ra đi của di dân Trung Hoa tìm đến các nước Đông Nam Á, còn có một số lý do
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 28
khác. Đó là những thương nhân người Trung Hoa tìm đến các quốc gia Đông Nam Á để buôn bán và sau một thời gian, tiếp tục định cư
lâu dài. Ngay từ dưới thời nhà Đường đã có sự thiết lập mối giao thương giữa Trung Quốc với các nước Nam Á, Đông Nam Á. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo truyền bá từ Ấn Độ ra nước ngoài, nhiều nhà tu hành Trung Hoa và Đông Nam Á đã hành hương về Ấn Độ
theo con đường truyền bá Phật giáo, nhiều kiến thức về các nước
Đông Nam Á đã giúp các thương nhân Trung Hoa mở rộng các hoạt
động giao thương. Dưới thời Minh (1368-1644), các vua nhà Minh chủ trương mở rộng các hoạt động ngoại thương, thám hiểm vùng biển Đông và các quốc gia Nam Á. Năm 1405, một võ quan tên Trịnh Hoà đã mở đầu các cuộc thám hiểm đến nhiều nước với 62 chiến thuyền và 27.000 người tham dự xuất phát từ Thượng Hải. Sau đó, Trịnh Hòa còn chỉ huy 6 cuộc thám hiểm khác tiếp theo đến các nước Đông Nam Á và vùng Ấn Độ Dương, mang theo hàng ngàn người Trung Hoa ra nước ngoài. Trong số đó có không ít người đã định cư lâu dài tại các nước Đông Nam Á.
Trong thời kỳ một số nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm và thống trị, nhà cầm quyền thuộc địa ở các nước này đã tuyển mộ nhiều công nhân người Trung Hoa đến Việt Nam, Indonesia, Malaixia … nhằm tiến hành khai thác thuộc địa. Thực dân Pháp, Hà Lan, Anh … đã ký với nhà cầm quyền Trung Hoa các hiệp định tuyển mộ “cu li” cho các đồn điền cao su, chè, cà phê, cọ
… các cơ sở xí nghiệp khai thác quặng thiếc, sắt, vàng bạc ở các nước Đông Nam Á. Những cuộc tuyển mộ phu này đã tạo nên một làn sóng di dân người Hoa đông đảo tìm công ăn việc làm và sau đó là định cư lâu dài ở các nước Đông Nam Á.
Tìm đến các nước Đông Nam Á còn phải kể đến một số lưu dân Trung Hoa, mà họ vốn là những quan lại, nho sĩ, trí thức bất
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 29
sĩ, nho sĩ vốn là quan quân của nhà Minh đã tìm đến Việt Nam, Campuchia … hy vọng sẽ có dịp trở về Trung Hoa mưu đồ công cuộc “Phản Thanh phục Minh”.
Những cuộc ra đi của những lưu dân Trung Hoa kéo dài nhiều thế kỷ đã làm cho số lượng người Hoa hải ngoại không ngừng tăng lên và cho đến trước thế kỷ XVII đã hình thành nên các cộng đồng cư dân người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á. Trong một ghi chép của một nhà ngoại giao Trung Hoa dưới triều Nguyên, ông Châu
Đạt Quan với sách “Chân Lạp phong thế kỷ” viết vào năm 1347. Khi đến Campuchia bằng cách ngược sông Cửu Long từ Nam Bộ
Việt Nam, đã kể về cuộc sống của các cộng đồng Hoa nơi đây. Vùng đất Campuchia, vào thời điểm đó được gọi là quốc gia Chân Lạp, Châu Lạc Quan miêu tả “những người Đường (tức người Hoa)
đã lựa chọn ở hẳn lại trong xứ, bởi vì đời sống của họ ở đây khá hơn
ở quê hương hay trên các tàu thuyền của họ. Hơn nữa, với tư cách là người nhà Đường, họ đã làm cho người bản xứ đặc biệt kính trọng họ, bởi vì những người bản xứ ở đây vốn là những người cởi mở và hiếu khách …”. Cũng từ khoảng thế kỷ XII, các cụm cư dân người Hoa đã xuất hiện rải rác ven biển khu vực vịnh Thái Lan và châu thổ sông Mê Kông. Dưới thời vương quốc Xukhothai và tiếp theo là Ayuthia (XIV-XVIII), trong kinh đô Thái Lan đã có những phố xá người Hoa và các đền miếu thờ cúng các vị thần của người Hoa. Các quốc gia thuộc vùng hải đảo như Malaixia, Indonesia, ngay từ
thế kỷ XII, XIII đã hình thành các nhóm người Hoa sinh sống ở ven biển như Palembang (đảo Sumatra), Semaoang (Java), Malaca, Penang, Perak (Malaixia), Temasek (nay là Singapore)… Ở
Philipin, thủ đô Manila từ thời nhà Đường đã có sự giao thương khá sầm uất giữa Trung Hoa và vương quốc Luson, người Hoa đã thiết lập các khu vực cư trú và buôn bán tơ lụa, hương liệu, vàng bạc …
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 30
phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á, tại đây đã hình thành nhiều trung tâm tụ cư của người Hoa, và một thực thể cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Phần lớn, các trung tâm tụ cư của người Hoa dọc ven biển, các cảng khẩu, các đô thị và trung tâm hành chính, giao thương … Người Hoa đã tham dự vào công cuộc phát triển các quốc gia vùng Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động kinh tế.
II. Hoạt động kinh tế của người Hoa ởĐông Nam Á
Tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước
Đông Nam Á cần nghiên cứu qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể:
II.1. Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ
XVII
Trước thế kỷ XVII, các quốc gia ở Đông Nam Á đang ở trong thời kỳ phong kiến, trình độ phát triển xã hội vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố của xã hội tiền giai cấp, nhiều khu vực và một số cộng đồng cư dân bản địa đang trong thời kỳ tan rã của xã hội nguyên thủy. Hoạt động kinh tế chủ yếu của các cư dân bản địa ở Đông Nam Á là canh tác nông nghiệp với một cơ chế tự cung tự cấp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp còn phát triển chậm, nhiều hạn chế.
Lưu dân Trung Hoa tìm đến định cư ở các quốc gia Đông Nam Á đã đem đến đây nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hoạt động thương mại dịch vụ của người Hoa vốn có truyền thống, nhất là đối với bộ
phận cư dân miền duyên hải Nam Trung Hoa, từ rất sớm đã là những trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc và khu vực châu Á. Những người Hoa ở đây ra đi, định cư ở Đông Nam Á, mang theo nhiều kinh nghiệm kinh doanh, cũng như những thuận lợi mà họ nhận được từ các nhà nước Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho ưu thế thương nghiệp của người Hoa phát triển nhanh chóng. Trước hết, nhà cầm quyền ở các nước Đông Nam Á đương thời cho phép
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 31
người Hoa được tự do đi lại, tự do cư trú ở bản quốc. Ở Manila người Hoa được thành lập các khu dân cư, có chợ buôn vải, đồ gốm sứ; Ở Malaca, người Hoa cũng có những khu phố riêng, tình hình đó cũng giống như người Hoa ở Ayuthia, Bangkok Thái Lan v.v… Về
sau những khu phố này ở nhiều nước trở thành “China town” (khu phố Tàu) rất nổi tiếng trong lịch sử. Ở nhiều nước, chính quyền sở
tại còn cho phép người Hoa được mua bất động sản, được lấy vợ
người bản địa hoặc đứng ra trưng thu các sản vật, hóa phẩm cho nhà nước. Ở Đàng Trong Việt Nam, chính quyền phong kiến còn yêu cầu người Hoa tham gia việc đúc tiền và thu thuế cho chính quyền
đối với các tàu thuyền xuất nhập khẩu.
Nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân người Hoa và sự ưu ái của chính quyền ở các quốc gia Đông Nam Á, trên bình diện kinh tế, người Hoa đã đóng một vai trò tích cực góp phần đáng kể cho sự
phát triển kinh tế của Đông Nam Á vào trước thế kỷ XVII. Ở Thái Lan, dân số người Hoa không chỉ gia tăng ở các đô thị mà còn ở các vùng thuộc châu thổ sông Chao Phya, ngay từ thế kỷ XIII dưới triều
đại Sukhothai. Ở đây người Hoa đã lập nên những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các cơ sở
kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Một số người Hoa còn tập hợp thành những hiệp hội nhằm cạnh tranh buôn bán với người Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản, trong khu vực Thái Lan. Ở quốc gia Indonesia, người Hoa từ cuối thế kỷ XVI đã có sự gia tăng dân số tại các thành phố ven biển, các trung tâm hành chính khu vực như Jakarta, Demak, Batama … Hoạt động thương nghiệp ở các địa phương này trở nên sầm uất và phần lớn do các Hoa thương nắm giữ. Ở vùng
đảo Sumatra, người Hoa chiếm ưu thế việc buôn bán trên biển. Ở
Indonesia, người Hoa còn tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp và cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều đồn điền trồng mía, các nhà máy đường trên đảo Java và nhiều đảo khác ở Indonesia
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 32
thuộc về các địa chủ người Hoa. Một số người Hoa ở các đảo như
vùng phía Bắc đảo Kalimantan hoạt động kinh tế ngư nghiệp, đánh bắt các loại hải sản, kết hợp với việc buôn bán trên biển.
Ở Malaysia, vùng ven bờ các đảo Malaca (phía Bắc) vùng Perang các cộng đồng người Hoa tụ cư ở đây sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh lương thực, sản xuất thủ công nghiệp và cả làm chỗ
dựa cho các băng cướp biển trốn tránh. Singapore (lúc này, từ thế kỷ
XIV, còn thuộc về Malaixia) nơi có đông người Hoa sinh sống đã trở nên khu vực lưu giữ và trung chuyển hàng hoá của các thương thuyền quốc tế qua lại.
Ở Việt Nam, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đất nước phân thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở phía Bắc thuộc họ
Trịnh xứ Đàng Ngoài, vào thế kỷ XVII, người Hoa tập trung sinh sống đông đảo ở Phố Hiến (Hưng Yên) ven sông Hồng. Các Hoa thương đã đóng một vai trò tích cực trong các hoạt động thương mại
ở đây bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Đến Phố Hiến người Hoa buôn bán các mặt hàng tơ lụa, bông vải sợi, hương liệu, sản vật
địa phương như cau, thuốc lá, gạo … Một số mặt hàng sản vật của
địa phương Bắc Việt Nam được các Hoa thương thu mua và đem xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
Ở xứ Đàng Trong, vào cuối thế kỷ XVII, nhiều thuyền nhân người Hoa đã được chúa Nguyễn cho phép vào định cư và khai thác
đất Nam Bộ. Trong số đó có nhóm 3000 quan quân của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến định cư ở Biên Hòa và Mỹ Tho. Cũng khoảng thời gian này, một thương nhân người Quảng Đông là Mạc Cửu đã cùng 400 thân nhân đến định cư và khai mở vùng đất Hà Tiên trên vịnh Thái Lan. Trước khi những nhóm người Hoa đến Nam Bộ, thì đô thị Hội An ở Trung Bộ vào
đầu thế kỷ XVII đã trở nên một đô thị, cảng thị có hoạt động thương mại, nhất là ngoại thương rất phát triển. Ở Hội An có riêng một khu
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 33
phố cho các Hoa thương cư trú và kinh doanh. Cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, có nhiều nhóm Hoa định cư và hình thành các trung tâm tụ cư tại nhiều đô thị lớn như Phố Hiến, Hội An, Biên Hòa, Sài Gòn Chợ lớn, Mỹ Tho, Hà Tiên … Người Hoa ở Việt Nam hiện diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên ưu thế của họ vẫn là thương mại và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Tóm lại, hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á vào thời điểm trước thế kỷ XVII, tập trung trên lĩnh vực thương mại và một phần tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động kinh tế
của họ có nhiều đóng góp cho kinh tế các quốc gia sở tại, đặc biệt là
đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá cho khu vực Đông Nam Á.
II.2. Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực dân tư bản phương Tây
Vào cuối thế kỷ XVI, đầu XVII, nhiều quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của tư bản Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và sau đó là Mỹ. Đây cũng là bước ngoặt lịch sử quan trọng tác động đến nhiều mặt phát triển của các nước trong khu vực, trong đó có các hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á. Mặc dù chính sách của chính quyền thực dân thống trị ở các nước
Đông Nam Á có khác nhau và thân phận của người Hoa tại các quốc gia này cũng có ít nhiều dị biệt, nhưng nhìn chung hoạt động kinh tế
của họ trong giai đoạn này có một số nét chung như sau:
- Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân tại các quốc gia
Đông Nam Á, hoạt động kinh tế của người Hoa vẫn tiếp tục tập trung ưu thế trên lĩnh vực thương mại, kế đến là tiểu thủ công nghiệp. Trong thời gian ban đầu chính quyền thuộc địa đã sử dụng
ưu thế thương mại của người Hoa tại đây như một lớp người trung gian để phân phối hàng hóa hoặc thu mua các sản phẩm địa phương. Nhiều mặt hàng của phương Tây hoặc nước ngoài được chính quyền thuộc địa thông qua người Hoa để bán cho cư dân bản địa.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 34
Khi thực dân Tây Ban Nha thống trị Philipine, họ đã biến nơi này thành một trạm trên con đường buôn bán giữa Mexico với Trung Quốc và các nước phương Đông. Bạc trắng và các sản phẩm bằng bạc nổi tiếng của Mexico được người Tây Ban Nha đem đổi lấy tơ lụa Trung Hoa và hương liệu phương Đông đem về châu Âu. Manila trở thành một trung tâm giao dịch và có đông đảo người Hoa tham dự, thu hút nhiều Hoa thương ở Philipine và Trung Hoa. Chợ
tơ lụa Barian ở Manila có quy mô to lớn và nhiều gian hàng kinh doanh của người Hoa, họ mua lụa từ Trung Hoa để bán lại cho thương buôn Tây Ban Nha, cũng như phân phối các vật phẩm bằng bạc cho cư dân bản địa.
Ở Indonesia, chính quyền thuộc địa Hà Lan thông qua công ty