Trong các phần trên của báo cáo, chúng tôi đã đề cập đến mối quan hệ nhiều mặt của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh với người Hoa ở Đông Nam Á, trong đó nổi bật lên là mối quan hệ kinh tế. Mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á đã có từ lâu bởi nhiều lý do về lịch sử và văn hóa. Trãi qua nhiều thế kỷ, mối quan hệ đó gặp không ít thăng trầm và có lúc bị
gián đoạn do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trong những thập kỷ
gần đây, với những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam mở
rộng quan hệ nhiều mặt với các quốc gia trên thế giới, xu thế toàn cầu hóa mà nước ta đang trong quá trình hội nhập đã có tác động lớn đến mối quan hệ trên đây của người Hoa ở Việt Nam và ở Đông Nam Á. Thực tế nghiên cứu của chúng tôi trong kết quảđề tài này là sau một thời gian đóng băng quan hệ giữa Việt Nam với các nước
Đông Nam Á, nơi có đông người Hoa cư trú, từ năm 1990, đặc biệt sau năm 1995 khi Việt Nam gia nhập tổ chức Asean, quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á đã được xúc tiến và đẩy mạnh chính trong chiều hướng đó, mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á đã dần phục hồi và mở rộng trên lĩnh vực quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa Đông Nam Á,
đã mở ra nhiều triển vọng và tiềm năng cần quan tâm.
Theo chúng tôi, quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á, hiện nay, vấn đề còn trong bước đầu, vẫn còn không ít những cản ngại, chưa phát huy tối ưu các tiềm năng và triển vọng. Cần có một cái nhìn lâu dài và phù hợp với những kết quả hợp tác kinh tế giữa hai phía. Những thập kỷ gần đây, cho thấy, tiềm lực kinh tế của người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á, đã có những thay đổi lớn lao. Trước hết về mặt chính trị, người Hoa ở các nước Đông Nam Á là công dân của các nước sở tại, họ là một cấu thành tộc người của các nước. Vị trí chính trị của người Hoa được công nhận, cơ bản họ đã hội nhập vào các nước Đông Nam Á. Điều này thể hiện sự tham gia quản lý và lãnh đạo các quốc gia ở Đông
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 89
Nam Á của nhiều người Hoa. Nhiều nhân vật đứng đầu một số nước
Đông Nam Á như Philippine, Singapore, Thái Lan… là những người gốc Hoa. Trong cơ cấu chính quyền Trung ương và địa phương của nhiều quốc gia Đông Nam Á, nhiều vị trí chủ chốt như
nghị sĩ, bộ trưởng, cố vấn cấp cao… đã được một số người gốc Hoa
đảm nhận. Một bộ phận tầng lớp trí thức của nhiều quốc gia Đông Nam Á, có sự hiện diện của người Hoa, nhất là lớp trí thức trẻ tương lai của các nước Đông Nam Á. Vai trò, vị thế tham dự cơ cấu chính trị, quản lý nhà nước của các nước Đông Nam Á của người Hoa, tất yếu sẽ ảnh hưởng và tác động đến mối quan hệ giữa các cộng đồng người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.
Về mặt kinh tế, như đã trình bày trong phần đầu báo cáo của chúng tôi, cho thấy vai trò và vị thế quan trọng của người Hoa trong nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Sự phát triển kinh tế
thần kỳ của một số quốc gia Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua, những con rồng của Châu Á, đã có sự đóng góp tích cực của người Hoa. Đó là các quốc gia có đông người Hoa cư trú như Singapore, Thái Lan, Malaysia,… Một tỷ lệ lớn các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,… có doanh thu lớn, thị phần lớn ở các nước Đông Nam Á do người Hoa đứng đầu, hoặc sở hữu có vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Cũng cần lưu ý, trong hoạt động kinh tế, thời gian qua, giữa các công ty, doanh nghiệp, tổ hợp kinh doanh của người Hoa ở các nước Đông Nam Á, đã dần dần hình thành nên mối liên kết, quan hệ nhau khá chặt chẽ, kiểu các công ty xuyên quốc gia. Mối liên kết đó còn được mở rộng ra ngoài khu vực Đông Nam Á, hướng đến xu hướng toàn cầu hóa, mà trước hết là với Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Hongkong,… Chính những quan hệ
liên kết, hợp tác xuyên biên giới về kinh tế đó của cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á, đã tạo cho họ một thế mạnh trong hoạt động kinh tế mà chúng ta cần quan tâm.
Trong phương hướng của Đảng và nhà nước Việt Nam, huy
động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, ở thành phố Hồ Chí Minh, một địa bàn có đông người Hoa, theo chúng tôi cần xem người Hoa như một trong những nguồn lực quan trọng cho sự phát
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 90
triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội của người Hoa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy, người Hoa ở thành phố có nhiều đóng góp lớn lao trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ của thành phố. Nhiều nhà doanh thương, kỹ nghệ, công nghệ của người Hoa đã sản xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa, cho tiêu dùng nội địa, cũng như
xuất khẩu. Tiềm lực kinh tế của người Hoa ở thành phố chính là nội lực để làm cơ sở cho sự hợp tác liên doanh, kêu gọi đầu tư của người Hoa ở các nước Đông Nam Á đầu tư vào Việt Nam. Với bản lĩnh và kinh nghiệm của người Hoa trong sản xuất kinh doanh là một trong những đảm bảo cho hiệu quả của sự hợp tác kinh tế với người Hoa Đông Nam Á.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế với một số nước Đông Nam Á, có đông người Hoa thì người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có một số ưu thế nhất định. Những ưu thế này là mối quan hệ đồng tộc, thân hữu, họ hàng, là sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, là cung cách làm
ăn quan hệ hợp tác có sự tương đồng… Những ưu thế này sẽ được phát huy một cách thuận lợi và hiệu quả trong điều kiện đổi mới của nhà nước Việt Nam; trong sự tiến bộ của khoa học và công nghệ và trong sự phát triển chung của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua Việt Nam là nơi thu hút đầu tư của nước ngoài, luật đầu tư đã có sự điều chỉnh phù hợp, thông thoáng, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo ra những tiềm năng, triển vọng của mối quan hệ người Hoa TP.HCM với người Hoa Đông Nam Á trên các lĩnh vực trở thành hiện thực và thuận lợi hơn rất nhiều.
Thời gian qua, khảo sát về hoạt động đầu tư của nước ngoài có liên quan đến người Hoa, cho thấy mối quan hệ giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa Đông Nam Á đã có những bước mở rộng và tăng trưởng khá mạnh mẽ được diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể xem người Hoa ở TP.HCM như là một cầu nối cho người Hoa ở
các nước Đông Nam Á đầu tư trực tiếp vào thành phố. Một số nhà
đầu tư ở Đông Nam Á là người Hoa cũng đã thông qua người Hoa ở
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 91
doanh nhân người Hoa thành phố cùng sản xuất, kinh doanh. Ngược lại nhiều nhà doanh nghiệp người Hoa đã có sự giúp đỡ liên kết với người Hoa ở Đông Nam Á để tìm nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu, kỹ thuật công nghệ, thị trường,… cho hoạt động kinh tế của mình. Những điều đó, có thể xem người Hoa ở thành phố và mối quan hệ với người Hoa ở Đông Nam Á như một kênh liên hệ, một “cửa sổ” để các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố tiếp cận với thế giới bên ngoài, tìm kiếm quan hệ hợp tác.
Nhìn nhận triển vọng và tiềm năng của mối quan hệ kinh tế
giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á, theo chúng tôi là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, trong bước đầu cần thấy đây là một mối quan hệ có nhiều tiềm năng và triển vọng. Sự hợp tác giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa ở Đông Nam Á là một mặt trong sự mở rộng sự hợp tác và quan hệ giữa thành phố với các nước trước hết là các nước ở Đông Nam Á. Những quan hệ này ngày càng được mở rộng phát huy những thuận lợi và tranh thủ sự hợp tác để phát triển các hoạt
động kinh tế của thành phố. Mặt khác những tiềm năng triển vọng của mối quan hệ này cần được chủ động dựa vào nội lực kinh tế của người Hoa đã và đang được phát huy.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế-chính trị quốc tế và khu vực như: thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…. Và gần
đây nhất, sự kiện vô cùng quan trọng là Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO). Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, nhưng cũng đồng thời là thách thức không nhỏ nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Do vậy, chúng ta cần nhận thức rõ trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần
đoàn kết; sau là nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà; song song với việc phát triển văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh, mạnh, hài hòa và bền vững.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 92
Với bản chất nhanh nhạy trước xu thế mới, đồng bào người Hoa cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng cũng rất chủ động đón nhận cơ hội này.
Yếu tố chính trị
Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã coi đồng bào Hoa là quần chúng của cách mạng, chủ trương vận động người Hoa tham gia cách mạng với các dân tộc khác để đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống an bình. Cũng có thời kỳ, bằng những biện pháp hạn chế kinh tế, chúng ta làm mất đi cơ hội phát triển của người Hoa. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy người Hoa có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều chỉ thị của Đảng về công tác người Hoa được ban hành thực thi đã phù hợp với thực tiễn sinh hoạt, làm ăn của cộng đồng người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam. Chỉ thị số 10-CT/TƯ ngày 17/11/1982 của Ban bí thư Trung Ương đã xác định rõ: “Người Hoa là công dân Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, đoàn kết người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng làm chủ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt là chỉ thị 62-CT/TƯ ngày 8/11/1995 của Ban bí thư Trung Ương Đảng về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới xác định: “Người Hoa là công dân Việt Nam, là một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Phát huy mọi khả năng và tiềm năng người Hoa, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, động viên người Hoa góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa”. Các chỉ thị trên của Đảng và Nhà nước cùng những thành tựu của công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập và thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc…, tình hình tư tưởng chính trị trong cộng đồng người Hoa ngày càng tốt đẹp, họ đã an tâm sinh sống, mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, vận động thân nhân ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, mở ra quá trình đổi mới kinh tế theo phương hướng: “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường”. Nghị quyết Đại hội VII xác
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 93
định 5 thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: “Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần … động viên tối đa mọi nguồn lực bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Các nghị quyết đại hội IX, X của Đảng ta vẫn luôn nhất quán với
đường lối như trên tạo đà phát triển kinh tế – ổn định chính trị xã hội. Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN 8/1995, tổ chức thành công hội nghị quốc tế các nước nói tiếng Pháp, mới đây là sự
kiện tổ chức thành công hội nghị cấp cao diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14, ngày 7/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ngày 16/10/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009. Tất cả những điều trên
đã góp phần khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tóm lại, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, cộng đồng người Hoa ở TP.HCM càng có nhiều điều kiện và cơ
hội để phát triển các hoạt động kinh doanh, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Văn hóa kinh doanh
Những yếu tố có tính chất truyền thống (đặc tính, lối sống, và phong tục tập quán) là thế mạnh đầu tiên của người Hoa trong hoạt
động sản xuất kinh doanh như:
- Trước hết đó là đức tính kiên trì nhẫn nại, cần cù chịu khó. - Người Hoa thường sống rất giản dị, nhà cửa đồ đạc không phô trương, biết sử dụng đồng tiền làm ra và quay vòng đồng vốn rất có hiệu quả.
- Trong kinh doanh buôn bán, ít khi làm ảnh hưởng lẫn nhau. Người Hoa còn nổi tiếng trong việc bảo mật nghề nghiệp. Trong gia
đình, bí mật gia truyền thường chỉ được truyền dạy cho phái nam nhất là con trưởng. Vì vậy, mặt hàng làm ra có tính chất độc quyền nên họ thu lợi rất nhiều so với giá trị thực của mặt hàng.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 94
- Người Hoa có tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tinh thần tương thân, tương ái của người Hoa không chỉ thể hiện ở một quốc gia mà còn mở rộng tới nhiều quốc gia, khu vực khác – nơi có người Hoa sinh sống.
- Người Hoa rất nhạy bén trong kinh doanh và cung cách buôn bán của họ đã trở thành truyền thống – điều mà nhiều người vẫn gọi là “văn hóa kinh doanh”, với cốt lõi là chữ “tín”, sự giao tiếp lịch thiệp tế nhị, tuyệt nhiên không có sự tráo trở hay lừa gạt khách hàng, tạo sự tin tưởng, thân thiện giữa người mua và người bán... - Tư bản người Hoa tích lũy được nguồn vốn khá lớn qua các