hạn thương mại của người Hoa nhất so với các quận huyện của thành phố. Trong số 170 công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân của toàn quận, có 76 công ty thương mại do người Hoa làm chủ và bỏ
vốn kinh doanh. Với sự ra đời của những công ty tư doanh thương mại, cho thấy những đóng góp tích cực của các tiểu chủ, tiểu thương người Hoa trong hoạt động kinh tế của thành phố, phát huy được những thế mạnh và tiềm năng hoạt động kinh tế của người Hoa. Người Hoa ở Việt Nam nói chung và người Hoa ở TPHCM nói riêng là công dân Việt Nam, một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ và hiện tại, người Hoa đã có nhiều đóng góp công sức cho công cuộc bảo vệ và phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có một số ưu thế như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Người Hoa ở thành phố lại có mối quan hệ kinh tế - xã hội khá rộng rãi với người Hoa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, có thể thấy, người Hoa thành phố Hồ
Chí Minh có nhiều tiềm lực kinh tế - xã hội lớn lao, cần được khai thác và phát huy, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện
đại hóa trong sự hội nhập quốc tế.
III. TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA ỞTP.HCM TP.HCM
- Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, với sự đầu tư của các tư bản nước ngoài vào miền Nam nói chung và thành phố Sài Gòn nói riêng, người Hoa ởđây có điều kiện giao lưu mở rộng hợp tác làm
ăn với các nước, trước hết với thân nhân người Hoa ở các nước. Từ
cuối năm 1974, hoạt động kinh tế của người Hoa trong hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh ở thành phố Sài Gòn và miền Nam rất sôi
động, với quy mô hoạt động và tốc độ phát triển rất lớn. Thời điểm này được đánh giá là cực thịnh nhất của các doanh nghiệp người Hoa bởi cả tiềm năng và thế mạnh được phát huy mạnh mẽ.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 22
Sau năm 1975, tình hình kinh doanh của người Hoa gặp nhiều khó khăn, mọi hoạt động bị đình trệ do chính sách của thời kỳ quá độ
và tình hình chung của đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1986 trở đi, hoạt
động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM bắt đầu hồi phục và họ đã kết nối lại nhiều mối quan hệ quốc tế khá rộng rãi, đa dạng, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Người Hoa TP.HCM
đã sử dụng mối quan hệ này để giải quyết 4 vấn đề cơ bản như: Đầu tư vốn; Trang bị máy móc; Đào tạo lực lượng quản lý sản xuất, kinh doanh và công nhân lành nghề; Tìm khách hàng, thị trường tiêu thụ,
đẩy mạnh xuất khẩu. Từ đó nhiều cơ sở làm ăn vừa và nhỏ của người Hoa đều có mối quan hệ với thân nhân ở nước ngoài để giải quyết vốn, đổi mới công nghệ, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Người Hoa có tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Sự giúp đỡ nhau không chỉ mang ý nghĩa khích lệ tinh thần, mà còn giúp vốn để vượt qua mọi khó khăn trong làm ăn. Công việc làm ăn của mỗi người được cả cộng
đồng quan tâm, kịp thời tiếp tay khi cần. Quan hệ trao đổi kinh tế
của người Hoa trước tiên trông cậy vào chính cộng đồng của họ, mua bán thường diễn ra giữa những người đồng tôc với nhau, sau
đó mới đến người ngoài. Sự tiêu xài của họ cũng nhằm vào mục
đích tương trợ lẫn nhau, chi tiêu của người này sẽ làm tăng doanh thu của người khác, số tiền thu về sau đó sẽ được chi tiêu cho những nhu cầu khác như mua sản phẩm của đồng hương sản xuất ra. Tinh thần tương thân, tương ái của người Hoa không chỉ thể hiện ở một quốc gia mà còn mở rộng tới nhiều quốc gia, khu vực khác – nơi có người Hoa sinh sống. Để rồi từng bước kết hợp thành những tập
đoàn lớn, có quy mô xuyên quốc gia. Để hỗ trợ lẫn nhau, các cộng
đồng người Hoa hải ngoại dành nhiều ưu đãi và luôn luôn nâng đỡ
nhau trong kinh doanh. Các nhóm người Hoa ở các nước cũng thường tận tình chỉ bảo cho nhau lĩnh vực nào nên khai thác nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế.
Do đó người Hoa ở TP.HCM có khả năng thu hút đầu tư, thu nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ cộng
đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á và thế giới.
- Việc Việt Nam gia nhập WTO với cam kết sẽ trở thành nền kinh tế thị trường vào năm 2019, nhận thức đúng giá trị và vai trò
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 23
của khu vực kinh tế tư nhân, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng
đã chỉ ra rằng: “bên cạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Vốn dĩ là một lực lượng quen thuộc với nền kinh tế hàng hoá, kinh tế tư nhân từng lăn lộn nhiều năm trong cơ chế thị trường, nay lại gặp môi trường thuận lợi, bà con người Hoa đón nhận thời cơ
mới với một thái độ rất tích cực. Họ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với tốc độ phát triển cao, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, làm tăng thêm sản phẩm xã hội, mở rộng thị trường lưu thông hàng hóa.
Người Hoa với khả năng sáng tạo nhạy bén, cộng thêm sự
thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, kết hợp với sự
khéo léo, cần cù và kinh nghiệm làm ăn kinh tế, biết dự đoán sự
thay đổi của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới,... luôn
đi tiên phong trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài dể dàng với số
lượng lớn mà chúng ta thực hiện khá tốt trong những năm vừa qua
đó là việc kêu gọi đầu tư từ bà con kiều bào ở khắp nơi trong đó có lượng kiều hối đáng kể của người Hoa.
Bên cạnh những nguyên nhân tác động tích cực đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đông Nam Á cũng còn một số nguyên nhân làm hạn chế sự
phát triển mối quan hệ này, cụ thể:
- TP.HCM có trên 23.100 doanh nghiệp của người Hoa nhưng phần lớn có quy mô vừa và nhỏ nên năng lực cạnh tranh chưa cao.
- Việc bảo tồn nghề truyền thống có thể xem là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của người Hoa, tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc làm mai một dần các ngành nghề truyền thống do không có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành nghề
với nhau nhằm cải tiến hình thức cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 24
- Lực lượng lao động đa phần có tay nghề chuyên môn nhưng thường không được đào tạo chính quy, nên khi áp dụng công nghệ
sản xuất mới, hiện đại vào sản xuất thì lực lượng này chưa đủ sức để đáp ứng trước nhu cầu mới
- Với thuộc tính bảo thủ trong đời sống xã hội, cung cách và quy mô làm ăn còn khép kín theo gia đình, một bộ phận lớn thanh niên người Hoa còn mang nặng lối sống “trọng nghề hơn trọng chữ”, “trọng thương hơn trọng tài”, sống khép kín, an phận, cầu toàn, đặc biệt trong giới lao động nghèo trở thành một lực cản trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngoài ra công nghệ, dây chuyền sản xuất của người Hoa trong những năm gần đây tuy cũng đã nhập nhiều thiết bị mới, hiện đại nhưng chỉ giới hạn ở một số ngành hàng công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực - thực phẩm…. Còn trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thì đa phần là những máy móc đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người lao động, chất lượng sản phẩm hạn chế.
- Lại thêm, các cơ sở kinh doanh, sản xuất đa phần với mặt bằng nhỏ chất lượng sản phẩm kém, thường sản xuất tại gia đình không phù hợp với nền sản xuất hàng hoá theo quy mô công nghiệp.
Đa phần các cơ sở kinh doanh nằm đóng tại địa bàn thành phố nên việc luân chuyển hàng hoá cũng gặp không ít khó khăn.
- Mặc dù có thể linh động trong việc huy động vốn nhưng nhìn chung vấn đề vốn luôn là vấn đề khó khăn được đặt ra đối với các doanh nghiệp. Do thủ tục hành chính còn rườm rà nên quá trình vay vốn còn tốn nhiều thời gian, gây ức chế đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân.
- Tóm lại, hạn chế về vốn và công nghệ cũng làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp và giảm thiểu khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và còn tồn tại nhiều bất cập, chưa có quy hoạch đồng bộ và còn tồn tại nhiều yếu kém. Hơn nữa các sản phẩm làm ra không chỉ cạnh tranh trong thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 25
PHẦN THỨ HAI:
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á I. NGƯỜI HOA ỞĐÔNG NAM Á:
I.1. Khái niệm
Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn, từ rất sớm đã có những cuộc di dân vì nhiều lý do đã rời bỏ Trung Hoa đến các quốc gia và lãnh thổ khác trên thế giới để sinh sống. Hiện nay, những người từ
Trung Hoa đến định cư lâu dài và gia nhập quốc tịch của các nước bản địa thường được các nhà nghiên cứu và chính trị gọi là “người Hoa”, “The Hoa”, “Ethnic Hoa”, “Overseas Chinese”, “Ethnic chinese” … Giữa các thuật ngữ trên có khác nhau ít nhiều, tùy từng ngữ cảnh cũng như quan niệm của từng tác giả. Tuy nhiên, khái niệm “Người Hoa” trong thời gian gần đây đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Người Hoa”, “Người Hoa ở Việt Nam”, “Người Hoa ở Đông Nam Á” với cách hiểu, là những người dân Trung Hoa, rời bỏ đất nước Trung Hoa đến định cư ở Việt Nam, hoặc ở các nước Đông Nam Á … và những thế hệ con cháu của họ sinh ra tại các quốc gia đó, họ
là công dân của các nước sở tại. Những người Hoa này có nguồn gốc Trung Hoa, còn giữ được một số yếu tố văn hóa Trung Hoa, nhưng họ đã hội nhập vào các quốc gia đang sinh sống ở Đông Nam Á, một số họ là các thế hệ con cháu có sự hòa huyết giữa người Hoa và người bản địa.
Khái niệm “Người Hoa” cũng nhằm phân biệt với khái niệm “Hoa Kiều”, là những người Trung Hoa ở lục địa và các phần lãnh thổ phụ thuộc, đang sinh sống làm việc ở các nước Đông Nam Á, nhưng không nhập quốc tịch, không phải là công dân của nước sở
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 26
I.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ởĐông Nam Á
I.2.1. Dân số
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, số người Hoa đang sinh sống tại các quốc gia Đông Nam Á vào thời điểm năm 1997 như sau:
Bảng 1: Số người Hoa ở các nước Đông Nam Á năm 1997
ĐVT: Người
Quốc gia Số người Hoa % so với dân số cả nước - Brunei 40.620 16,0 - Myanmar 446.000 1,4 - Campuchia 50.000 1,0 - Indonesia 5.460.000 3,0 - Lào 10.000 0,4 - Malaysia 5.261.000 29,6 - Philipines 850.000 1.3 - Singapore 2.252.700 77,7 - Thai Lan 4.813.000 8,6 - Viet Nam 962.000 1,5 Tổng cộng 20.165.000 4,6
Nguồn: Tập họp từ nhiều nguồn tư liệu
Những con số nêu trên giữa các nguồn tư liệu có sự khác nhau, ngay cả số liệu về người Hoa ở Việt Nam cũng khác với tư liệu thống kê của nhà nước Việt Nam. Một lý do khác nữa là kết quả các cuộc điều tra dân số của các quốc gia còn phụ thuộc vào yếu tố
chính trị và quan niệm người Hoa có khác nhau nhất định. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có những cuộc di chuyển một bộ phận đông
đảo người Hoa từ các quốc gia này đến các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, dân số người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á tương đối ổn định, họ chiếm tỷ lệ khoảng 5% dân số toàn khu vực và khoảng 3/5 số người Hoa ở các nước và vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc.
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 27
I.2.2. Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á Nam Á
Những lưu dân Trung Hoa có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á từ khá sớm, một số tư liệu cho rằng ngay từ thế kỷ đầu công nguyên, do Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn có chung đường biên giới và mối giao thương với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ
vùng đất duyên hải Nam Trung Hoa có thể đến nhiều nước ở Đông Nam Á bằng đường bộ và đường biển tương đối thuận tiện.
Những nguyên nhân người dân rời bỏ đất nước Trung Hoa tìm
đến định cư ở các nước Đông Nam Á có khá nhiều. Trước hết là do nạn đói, dịch bệnh hoành hành, do chiến tranh, loạn lạc. Vào cuối triều đại nhà Minh, thế kỷ XVI, vùng Hoa Nam mất mùa nghiêm trọng do hạn hán và tình trạng dịch bệnh tràn lan. Nhiều nông dân, thợ thủ công Trung Hoa đã rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực
đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thailand … Các triều đại phong kiến Trung Hoa, cứ mỗi lần thay đổi, các thế
lực lại đánh nhau tranh giành quyền bá, lại đẩy nhân dân vào cảnh loạn lạc, bần cùng. Cuối triều Đường (875-884) quân khởi nghĩa Hoàng Sào tấn công Quảng Châu khiến đông đảo người Hoa chạy sang Indonesia và hình thành nên những cộng đồng Hoa đầu tiên ở
quốc gia này. Nhà Thanh, thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc, nhiều cuộc kháng cự của di thần nhà Minh đã gây nên cảnh loạn lạc,
đói kém khắp Quảng Đông, Phúc Kiến. Hàng vạn người Trung Hoa
đã phải lưu vong đến Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Campuchia để
tỵ nạn và mưu sinh và hình thành nên các cộng đồng cư dân Hoa
đầu tiên trên đất Nam Bộ Việt Nam, trên đất Campuchia. Đến năm 1818 trên một số địa phương ven biển Malaixia đã xuất hiện các cộng đồng người Hoa hoặc còn gọi là “Hoa xã”.
Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, việc ra đi của di dân Trung Hoa tìm đến các nước Đông Nam Á, còn có một số lý do
Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007 28
khác. Đó là những thương nhân người Trung Hoa tìm đến các quốc gia Đông Nam Á để buôn bán và sau một thời gian, tiếp tục định cư
lâu dài. Ngay từ dưới thời nhà Đường đã có sự thiết lập mối giao thương giữa Trung Quốc với các nước Nam Á, Đông Nam Á. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo truyền bá từ Ấn Độ ra nước ngoài, nhiều nhà tu hành Trung Hoa và Đông Nam Á đã hành hương về Ấn Độ