TỪ 1991 ĐẾN 1996

Một phần của tài liệu Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996 (Trang 56)

2.2.1. Quá trình điều chỉnh chính sách

Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991) diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng nội bộ và sự tấn công của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội diễn ra vô cùng quyết liệt. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ và Liên Xô cũng đang trên đà tan rã. Trong khi đó sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã thu được những thắng lợi quan trọng bước đầu, tạo ra lòng tin của toàn Đảng, toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, nêu lên những thành tựu và chỉ ra những yếu kém tồn tại cần được giải quyết. Sau gần 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình chính trị nước ta ổn định; nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, ba chương trình kinh tế có những tiến bộ rõ rệt, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế

thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bước đầu hình thành, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát được kiềm chế một bước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; từng bước phá thế bị bao vây cấm vận, quan hệ quốc tế được mở rộng tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại hội cũng chỉ ra những mặt còn yếu kém như chưa đánh giá đầy đủ và kịp thời về những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế để có chủ trương sát đúng, chưa tạo ra được sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của một số ngành trong một số trường hợp. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu của thời kì 1991 - 1995: “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”[11, tr. 60].

Đại hội đã thảo luận dân chủ, đề ra những quyết định về các vấn đề trọng đại của toàn Đảng và tiền đồ phát triển của dân tộc, thông qua Cương lĩnh vạch ra những quan niệm và phương hướng cơ bản về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta đến năm 2000. Trong các văn kiện của Đại hội, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là sự khẳng định đường lối tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu và toàn diện. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn một cách nghiêm túc, Đại hội tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối đổi mới và hình thành một hệ thống các quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên lĩnh vực đối ngoại, Đại hội nhận định: “những thành tựu đối ngoại đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi

một bước âm mưu bao vây, cô lập đối với nước ta, tăng thêm bầu bạn, nâng uy tín của nước ta trên trường quốc tế[11, tr. 40 - 41].

Sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào việc tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn trước: đối thoại và hợp tác thay cho xu thế đối đầu ở khu vực Đông Nam Á, vấn đề Campuchia tiến gần đến giai đoạn kết thúc, Trung Quốc và Việt Nam chuẩn bị bình thường hoá quan hệ hoàn toàn, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa nối lại quan hệ với Việt Nam về kinh tế - thương mại bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ... Tuy nhiên trước sự biến chuyển mau lẹ, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, Đại hội nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và dự báo tình hình quốc tế đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại: “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”[11, tr. 88]. So với Đại hội VI thì đây là bước phát triển mới của Đảng về nhận thức chính sách đối ngoại trước những biến đổi của tình hình thế giới. Từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại phải “năng động, mềm dẻo” để thích ứng với sự chuyển biến các quan hệ quốc tế đáp ứng những yêu cầu của chính sách đối nội.

Đại hội tiếp tục đánh giá một cách khoa học sự tác động hai mặt của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với nền kinh tế, chính trị và xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới: “cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước lạc hậu về kinh

tế”[12, tr. 6]. Đại hội khẳng định đường lối nhất quán của Đảng ta là giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với giai cấp công nhân thế giới, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội: “với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”[11, tr. 147].

Trong khi cục diện thế giới đã thay đổi căn bản, khả năng tập hợp lực lượng hai phe theo ý thức hệ không còn và Việt Nam chưa có được những mối quan hệ quốc tế bình thường cần thiết để mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, việc đề ra chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”[12, tr. 18] là hết sức đúng đắn và kịp thời nhằm xoay chuyển tình thế đối ngoại của nước ta. Từ chính sách đối ngoại ấy, Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại là nhanh chóng tạo nên một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định hơn nữa, đẩy phương châm “thêm bạn bớt thù” lên mức độ cao hơn. Đại hội cũng xác định rõ ràng các cặp quan hệ giữa lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế, giữa độc lập tự chủ và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa mặt đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình, giữa an ninh và phát triển.

Đại hội thể hiện quyết tâm giải quyết dứt điểm các vấn đề quốc tế lớn, tiến tới khai thông hoàn toàn quan hệ quốc tế của Việt Nam: phấn đấu góp phần sớm đạt được một giải pháp chính trị toàn bộ về vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc; mở rộng hợp tác Việt - Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng; phát triển quan hệ hữu nghị với

các nước Đông Nam Á; thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ[11, tr. 89 - 90].

Đại hội nhìn nhận thực tế lịch sử đã diễn ra là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhưng chưa dự kiến được là Liên Xô cũng đang đứng rất gần sự tan rã. Điều đó thể hiện trong chính sách đối ngoại: “trước sau như một tăng cường đoàn kết và hợp tác với Liên Xô, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hợp tác Việt - Xô nhằm đáp ứng lợi ích của mỗi nước”[11, tr. 146].

Chính sách đối với Lào và Campuchia đã có sự điều chỉnh so với kì Đại hội trước, chỉ đặt mối quan hệ đặc biệt với Đảng và nhân dân hai nước, còn quan hệ về Nhà nước được thực hiện trên tinh thần đổi mới: “không ngừng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia anh em. Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau”[11, tr. 89].

Trên tinh thần đổi mới, Đại hội khẳng định tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Cộng hoà Ấn Độ: “phát triển quan hệ đoàn kết, tin cậy và nâng cao hiệu quả hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ”[11, tr. 147].

Đại hội còn nêu rõ thành tựu về đối ngoại và chủ trương tăng cường hợp tác bình đẳng với các nước Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản, châu Á - Thái Bình Dương, với các tổ chức quốc tế, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và với các lực lượng dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Trong chính sách đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á, Đại hội chỉ rõ quan điểm “phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, tích cực góp phần xây dựng khu vực này thành khu vực hoà bình và hợp tác”[12, tr. 18].

Như vậy, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế và khu vực thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là đường lối nhất quán phù hợp với tư tưởng mở rộng quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu lên.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô suy yếu là một diễn biến bất ngờ tác động đến nhận thức, giá trị và định hướng hoạt động đối ngoại của Đảng. Do đó, tại Đại hội VII, Đảng ta chưa đề cập chủ trương cụ thể về đối ngoại với các nước Đông Âu, mà chính sách đối với các nước này được thể hiện qua các hội nghị của Trung ương sau đó.

Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội nước ta thông qua Hiến pháp mới nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp mới không còn coi nước nào là kẻ thù cụ thể, không còn nhắc đến khái niệm “chuyên chính vô sản” để tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hoá chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đối ngoại đã được đưa vào văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại: “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và

góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”[22, tr. 17 - 18].

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã họp và thảo luận về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại đã đi đến nhận định về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sẽ làm thay đổi cục diện chính trị thế giới: “do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, so sánh lực lượng đã thay đổi bất lợi cho chủ nghĩa xã hội. Từ chỗ ở thế mạnh, thế tiến công, chủ nghĩa xã hội đã lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang đứng trước thử thách to lớn, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đang có lợi thế đẩy mạnh cuộc tiến công hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và dập tắt phong trào cách mạng

tiến bộ”[Tinh thần cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3

khoá VII. Dẫn theo 46, tr. 125]. Hội nghị đã thảo luận, đánh giá toàn diện tình hình thế giới và khu vực, chỉ ra những đặc điểm nổi bật và những xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. “Trong quan hệ quốc tế ngày nay, đang diễn ra các xu thế chủ yếu sau đây:

i. Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là của chủ nghĩa đế quốc, vì hoà bình, độc lập và phát triển. Xu thế này nổi lên khá rõ nét, đang phát triển và ngày càng phát triển.

ii. Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng khác trên thế giới kiên trì đi theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, phấn đấu vì một xã hội mới tốt đẹp, một cuộc sống mới, độc lập, ấm no, tự do, hạnh phúc.

iii. Các nước vừa đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, cải thiện quan hệ và hợp tác, liên kết với các nước ở khu vực.

iv. Các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Đấu tranh diễn ra thường xuyên trên các mặt kinh tế, tư tưởng và chính trị; có nơi, có lúc diễn ra cả về quân sự. Khẳng định xu thế hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình, trong tình hình hiện nay, các lực lượng cách mạng vì tiến bộ phải ở thế chủ động, kiên trì và phối hợp

hành động với nhau bằng những hình thức và phương pháp thích hợp” [Tinh

thần cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá VII. Dẫn theo 46, tr. 127 - 128].

Đồng thời Hội nghị cũng chỉ ra nhiệm vụ và phương châm, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của ta là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng mà ta có quan hệ. Từ đó Hội nghị đề ra 4 phương châm xử lý 4 cặp quan hệ

trong hoạt động đối ngoại của ta1. Đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i. Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Đảng ta cho rằng công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc và đó cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc tế và sự đóng

Một phần của tài liệu Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996 (Trang 56)