TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996 (Trang 26)

Sau chiến thắng năm 1975, cả nước ta bước vào thực hiện chiến lược chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong mười năm sau khi đất nước được giải phóng cho đến giữa những năm 1980, nước ta lại lâm vào tình trạng khủng hoảng gay gắt về kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế. Một trong

những nguyên nhân cơ bản đưa đến những khó khăn, yếu kém của ta là do ta đã mắc phải “sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [10, tr. 26].

Sai lầm của ta thể hiện trước tiên trong sự mong muốn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội khi đề ra chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội nên khi đưa vào thực hiện nhiều khi đã không tuân thủ tính tuần tự lịch sử, dẫn đến vi phạm các quy luật khách quan.

Trong cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau ngày giải phóng, ta đã nôn nóng, muốn làm nhanh, đồng nhất việc cải tạo với việc nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể bất kể nó có còn có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất hay không. Đồng thời với việc xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là việc xác lập nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai thành phần chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã, duy trì hai hình thức sở hữu là nhà nước và tập thể. Điều đó đã không góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần.

Trong công nghiệp hoá, chúng ta cũng nôn nóng, đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Vì muốn hiện đại hoá nền kinh tế vốn nhỏ bé, phân tán, lạc hậu, có xuất phát điểm thấp của ta nhanh chóng trở thành nền kinh tế công nông nghiệp hiện đại nên ta đã đầu tư nhiều vốn, kĩ thuật, lao động, xây dựng theo quy mô lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng, nhiều công trình công cộng trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn to lớn, chưa có sẵn những tiền đề cần thiết.

Trong xây dựng kinh tế, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế chủ yếu với hai thành phần quốc doanh và hợp tác xã nhằm đáp ứng việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo hiện vật; ta có thành kiến với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đồng nhất kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với

chủ nghĩa tư bản dẫn đến việc không thực sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan. Sai lầm của chúng ta còn thể hiện ở việc đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế của đất nước.

Những sai lầm kéo dài trong chính sách kinh tế khi tình hình trong và ngoài nước đã thay đổi đã làm cho nước ta đến giữa những năm 1980 lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội: sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt và lên tới 774,7% năm 1986[24, tr. 63], đời sống nhân dân xuống thấp.

Bên cạnh đó, “cuộc xung đột mới giữa Hà Nội và Khơme Đỏ đã buộc (Việt Nam - TG) phải thay đổi các ưu tiên”[44, tr. 66]. Việc chúng ta đưa quân vào Campuchia mà không tạo ra hành lang pháp lý quốc tế và dư luận đầy đủ đã dẫn đến việc ta bị bao vây cô lập trên thế giới, các thế lực thù địch tăng cường chống phá ta trên trường quốc tế.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và thực trạng đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội khẳng định “toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”[10, tr. 37]. Đại hội đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”[10, tr. 42]. Đồng thời, để cụ thể hoá nhiệm vụ ban đầu và mục tiêu tổng quát trên, Đại hội xác định chương trình ba mục tiêu cho những năm tiếp theo:

Về lương thực thực phẩm, bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có tích trữ. Đáp ứng một cách đầy đủ và ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho nhân dân; sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường cho nhân dân về hàng tiêu dùng, về những sản phẩm nông nghiệp thiết yếu; tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực làm sao đạt được kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được một phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư máy móc, phụ tùng và những hàng hoá thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ.

Để thực hiện ba nhiệm vụ lớn đó cũng như đạt được mục tiêu đề ra, Đảng ta đã tiến hành đổi mới chính sách kinh tế xã hội nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế. Nổi bật là chúng ta xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức... Về cơ chế quản lý, chúng ta xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tăng quyền chủ động cho địa phương và cho các xí nghiệp; đổi mới việc lập kế hoạch cho nền kinh tế và đặc biệt là chú trọng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, xây dựng luật đầu tư nước ngoài để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Sau khi Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn cũng như việc đổi mới về mặt tư duy, chính sách, từ cuối những năm 1980, tình hình đất nước ta đã có những biến chuyển rõ rệt:

Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập lương thực, đến năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu về gạo trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp,

xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn[16, tr. 107].

Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước có tăng hơn trước và có nhiều tiến bộ về mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường , phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới nhiều chính sách về lưu thông hàng hoá.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp ba lần (từ 439 triệu rúp và 384 triệu đôla lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đôla)[11, tr. 19]. Từ năm 1989 tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu.

Một thành tựu quan trọng của phát triển kinh tế trong những năm đầu đổi mới là ta đã kiềm chế được một bước lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%[11, tr. 27]. Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới chính sách giá và lãi suất, mở rộng thông thương và điều hoà cung cầu hàng hoá. Điều có ý nghĩa là chúng ta đạt được kết quả này trong hoàn cảnh nguồn trợ giúp bên ngoài giảm so với trước, vừa chống lạm phát vừa thực hiện chuyển từ giá bao cấp sang giá

kinh doanh. Nhờ kiềm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.

Trên cơ sở thành tựu đất nước đạt được trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp tháng 6 năm 1991) tiếp tục đề ra chủ trương nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được; khắc phục những khó khăn, hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đại hội đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”[11, tr. 60].

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động dữ dội, trong thời gian thực hiện nghị quyết Đại hội VII, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của công cuộc đổi mới. Trong thời gian đó, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (so với kế hoạch là 5,5 - 6,5%). Trong đó công nghiệp tăng hàng năm bình quân là 13,3% (kế hoạch là 7,5 - 8,5%). Một số ngành có mức tăng cao: năm 1995 so với năm 1990, công nghiệp nhiên liệu tăng gấp 3,2 lần, điện gấp 1,6 lần, vật liệu xây dựng gấp 2,7 lần, chế biến thực phẩm gấp 1,9 lần[16, tr. 117].

Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5%. Sản lượng lương thực đến năm 1995 tăng 26% so với 5 năm trước, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990.

Đến hết nhiệm kì Đại hội VII, các ngành dịch vụ tăng 80% so với năm 1990, bình quân hàng năm tăng 12%. Các ngành vận chuyển hàng hoá, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển nhanh. Thị trường hàng hoá trong nước

phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thành tựu nổi bật là ta đã chặn đứng được nạn lạm phát cao, từng bước đẩy lùi lạm phát. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống 17,5% năm 1992, 15,2% năm 1993, 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995[16, tr. 117]. Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế, chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, thay bằng tiền vay của nhân dân và của nước ngoài.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cho đến năm 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 17 tỷ đôla, đảm bảo nhập các loại vật tư thiết bị và hàng hoá đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc... Về nhập khẩu, tính đến năm 1995, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 22 tỷ đôla, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (xem bảng số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm đầu đổi mới).

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng (triệu đôla)

1986 678 1.829 2.507 1987 724 2.133 2.857 1988 834 2.504 3.374 1989 1.524 2.384 3.908 1986 - 1990 5.575 11.360 16.953 1991 2.100 2.338 4.438

1992 2.580 2.540 5.120 1993 2.980 3.924 6.904 1994 4.054 5.826 9.880 1995 5.300 7.500 12.800 1991 – 1995 17.014 22.128 39.142

Bảng: số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm đầu đổi mới

Nguồn: Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, trang 532.

Quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới. Nhà nước đã mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu. Vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm 1991 - 1995 tăng nhanh bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng kí của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 19 tỷ đôla, trong đó có khoảng một phần ba số vốn đăng kí đã được thực hiện. Hình thức đầu tư chủ yếu là các xí nghiệp liên doanh, chiếm trên 65% tổng số vốn; xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm gần 18% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 17%. Mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế được khôi phục, mở rộng, tạo ra cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương hiệu quả.

Tóm lại, từ giữa những năm 1980 cho đến nửa đầu những năm 1990, tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam đã có tác động quyết định đến quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước ta trong 10 năm đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Trong khoảng thời gian này trên thế giới diễn ra những thay đổi lớn cả về kinh tế chính trị và quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế từ chỗ là sự đối đầu quyết liệt giữa hai phe, hai cực đã chuyển sang một

khác nhau. Xu thế hoà bình ổn định và phát triển trở thành một xu thế lớn trên thế giới. Hình thái vừa hợp tác vừa đấu tranh trở thành đặc trưng của quan hệ quốc tế toàn cầu cũng như ở các khu vực. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế và cuộc chạy đua kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã làm gia tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

Đối với Việt Nam, thành tựu lớn nhất trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996) là chúng ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tình hình chính trị ổn định, thế và lực của nước ta đã mạnh hơn trước, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế của ta dần được nâng cao trên trường quốc tế; khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới được tăng lên. Đó là những điều kiện cơ bản, quan trọng để Việt Nam bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Để đạt được những thành tựu to lớn đó trong giai đoạn 1986 - 1996, song song với quá trình đề ra và thực hiện các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong nước thì chính sách đối ngoại thích hợp phục vụ công cuộc đổi mới cũng được đề ra và được điều chỉnh uyển chuyển cho phù hợp với tình hình. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn ra những thay đổi to lớn và đất nước gặp phải những khó khăn nghiêm trọng, Đảng và Nhà nước ta đã biết khơi dậy sức mạnh văn hoá, truyền thống dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)