Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 41)

Hải Dương

Hải Dương là tỉnh nằm ở đông bắc đồng bằng Bắc bộ, thuộc châu thổ sông Hồng với diện tích tự nhiên là 1.660,9 km2

. Phía Bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên. Hải Dương nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía bắc, cách Hải Phòng 45km và cách Hà Nội 57km. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh. Với điều kiện như vậy, đội ngũ cán bộ các cấp của Hải Dương có điều kiện học tập và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Thành Đông xưa, Hải Dương nay được biết đến như là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", với bề dày lịch sử, văn hiến. Các bậc tiền nhân đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 116 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và có những di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Hải Dương cũng là miền đất gắn liền với tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới như: Danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, là “người thầy của muôn đời”; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư

tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn uyên bác, đã góp phần làm rạng danh đất nước; Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ.

Về đơn vị hành chính, năm 1997 tỉnh Hải Hưng chia tách thành hai tỉnh là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương. Đến nay, Hải Dương có 01 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện, (gồm 264 xã, 10 phường và 16 thị trấn). Hải Dương có 28 dân tộc cư trú: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Mường, nhưng đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm gần 70% dân số). Tôn giáo chính, gồm: Đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, nhưng đa số dân cư không theo tôn giáo nào.

Hiện nay, Hải Dương có 1.712.841 người là tỉnh đông dân thứ 12/63 tỉnh, thành trong cả nước, với mật độ dân số 1035 người/km2, trong đó dân nông thôn chiếm 80,9%, thành thị 19,1%. Với tiềm năng và thế mạnh của mình Hải Dương đang phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để tiếp tục đẩy mạnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, Hải Dương từ một tỉnh nghèo đã từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là sau hơn 25 năm đổi mới, Hải Dương đang chuyển mình từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp. Tình hình kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008 và đỉnh điểm là năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả giai đoạn 2006 - 2010 giảm so với giai đoạn 2001 - 2005. Nhờ các giải pháp, chính sách của Nhà nước trong việc kích cầu đầu tư và nhiều chính sách hỗ trợ khác, nên đến giữa năm 2010 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 59,4% so với năm 2006; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,2%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 11,6% và khu vực dịch vụ tăng 11,9%. Như vậy, trong 5 năm (2006 - 2010), có 4 năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế

trên 10% (trong đó cao nhất là 11,5%) kết quả trên đã phản ảnh sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh.

Lãnh đạo và nhân dân Hải Dương với truyền thống cách mạng, đoàn kết, những năm qua tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương nói riêng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã và đang đạt những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và hệ thống chính trị luôn được củng cố và kiện toàn. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã được tăng cường, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao. Từ năm 2007 đến nay, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương phát động, được các cấp tỉnh Hải Dương hướng ứng, tập trung lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, đạt hiệu quả thiết thực. Qua hơn năm năm thực hiện, cuộc vận động đã tạo sự lan toả lớn, góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớn nhân dân trong tỉnh. Bước đầu đã xuất hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân tỉnh Hải Dương ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 693 làng, khu dân cư đạt danh hiệu "làng" "khu dân cư văn hoá", đạt tỷ lệ 51,8%. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng đa dạng hoá và xã hội hoá, góp phần thực hiện mục tiêu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Có thể nói rằng, tình hình kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm qua cơ bản ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên, trong thì Hải Dương vẫn còn tiềm ẩn nhiều

vấn đề đáng quan tâm. Nền kinh tế còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, một bộ phận nhân dân còn nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, trật tự kỷ cương còn lỏng lẻo, năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Bên cạnh đó, vấn đề tội phạm và tệ nạn xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là nạn ma tuý, mại dâm. Trên lĩnh vực an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng, văn hoá, an ninh nông thôn, đang xuất hiện nhiều phức tạp. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân, nhất là tình trạng tranh chấp lấn chiếm đất đai, lòng hè đường, ô nhiễm môi trường vẫn liên tiếp xảy ra. Công tác quản lý cán bộ, quản lý kinh tế còn hạn chế. Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền còn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị, xã hội ở nhiều địa phương. Đồng thời, sự chống phá cách mạng, âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp.

Tất cả những điều kiện trên đã ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Hải Dương cả chiều thuận lẫn chiều nghịch.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)