Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đặc điểm của cả yếu tố về kỹ thuật chuyên ngành cũng như nhiều yếu tố về mặt pháp lý. Xét về mặt kỹ thuật việc thể hiện hình thể thửa đất bằng các biện pháp đo vẽ thủ công hoặc đo vẽ bằng máy để thể hiện hình thể thửa đất theo một tỷ lệ nhất định. Về mặt pháp lý thửa đất được hình thành hợp pháp thông qua việc nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc do người sử dụng đất tự tạo lập và được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo quy định cụ thể trong luật đất đai năm 2003.
Khi chủ sử dụng đất được đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mỗi thửa đất phải có một số hiệu riêng biệt và không được phép trùng với bất kỳ thửa đất khác trong phạm vi cả nước. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính chính xác về cả hai mặt kỹ thuật và pháp lý do vậy ngoài yếu tố về con người thì cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công việc này cũng hết sức quan trọng bởi nó có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ và sản phẩm của quá trình đăng ký tức là số lượng và độ chính xác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thủy Nguyên có: có 15 cán bộ làm việc trong đó 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 12 nhân viên. Trong đó 5 cán bộ học đúng chuyên ngành quản lý đất đai, địa chính. Hiện tại có 1 người trực ở bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ đăng ký và trả kết quả liên quan đến đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra có hệ thống tủ đựng hồ sơ 10 cái, 02 kho lưu trữ, máy tính 9 cái, máy in 6 cái, máy photo: 1 cái.
Toàn huyện có tất cả 35 xã, và hai thị trấn. Hầu hết các xã đều có cán bộ địa chính, có xã do dân số đông, sự biến động đất đai lớn đã được bổ sung thêm cán bộ hợp đồng trong ban địa chính xã, thị trấn. Ở các xã, thị trấn đa số các cán bộ địa chính có trình độ tin học chưa cao, chuyên ngành quản lý đất đai chiếm 50%, còn lại là học ngành khác do vậy việc quản lý và khai thác thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính cũng có nhiều hạn chế. Hầu hết các xã, thị trấn đã được trang bị 1 máy tính và 1 máy in để phục vụ cho công tác.
Những năm gần đây trên địa bàn huyện có nhiều dự án lớn như dự án xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ Vsip Hải Phòng, Sân Gôn Sông Giá, Khu công nghiệp Nam cầu Kiền, khu công nghiệp Bến Rừng nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư đang diễn ra bên cạnh những mặt tích cực như việc giảo quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế của địa phương thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục đặc biệt là vấn đề sử lý rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái, và các vấn đề có liên quan đến thu hồi đất như đăng ký biến động, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì theo quy hoạch đã được phê duyệt thì có khoảng 10 xã, thị trấn đất nông nghiệp bị thu hồi đến 90% hầu như các xã này không còn đất nông nghiệp vì đã chuyển sang khu công nghiệp và dịch vụ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND Thành Phố Hải Phòng, công tác quản lý đất đai của huyện Thủy Nguyên đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh. Công tác quản lý đất đai của huyện cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Trong những năm qua Huyện Thủy Nguyên đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của huyện đề ra. Tuy nhiên do công tác quản lý và sử dụng đất đai của các xã, thị trấn trong huyện vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp mà điều đáng quan tâm nhất là hiện tượng người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Trong đó phổ biến nhất là viêc tự chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, xây nhà ở đã lên mức báo động với số
lượng thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng số cả huyện có khoảng hơn 10.000 trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có trên 1000 hộ tự ý xây dựng nhà ở chiếm 10% các hộ tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trước tình hình đó ngày tháng năm 2011 huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HU và việc tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong đó có chỉ đạo một số nội dung chủ yếu như: UBND huyện thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết 20 của Huyện Ủy do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, ngoài ra có các ban ngành cùng tham gia như, Phòng Tài nguyên, môi trường, Phòng tư pháp, Phòng thanh tra huyện với các hoạt động chính là kiểm tra, rà soát việc tự chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp để xử lý theo quy định pháp luật. Từng bước tuyên truyền cho người dân tự giác chấp hành pháp luật đất đai. Kết quả cho thấy từ khi có Nghị Quyết 20 của Huyện Ủy tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất giảm đến 98%. Điều đó cũng khẳng định quyết tâm của chính quyền huyện trong công tác quản lý đất đai bằng nhiều biện pháp trong đó có việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn làm sao việc sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả theo quy hoạch và kế hoạch, tránh lãng phí đất đai.