Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòn (Trang 49)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thủy Nguyên lằm ở phía Bắc của Thành Phố Hải Phòng, nằm ở toạ độ 20051'53’’ - 21001'18’’ vĩ độ Bắc và 106033'09’’ - 106046'08’’ kinh độ Đông. Huyện Thủy Nguyên có 37 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 35 xã và 2 Thị Trấn. Trong đó có 6 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Huyện Thủy Nguyên

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Thủy Nguyên)

Ranh giới của Huyện gồm:

Phía Tây giáp Huyện Kim Môn, Tỉnh Hải Dương qua sông Kinh Thầy và sông Hàn. Phía Nam giáp huyện An Dương, Quận Hồng Bàng và Quân Ngô Quyền qua sông Cửa Cấm TP Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 24.279.9ha chiếm 15,6% diện tích tự nhiên của Thành Phố Hải Phòng.

Là cửa ngõ phía bắc của Thành Phố đồng thời là cầu nối giữa vùng công nghiệp than Quảng Ninh với Thành Phố Hải Phòng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng. Có các trục giao thông bộ, thủy quan trọng chạy qua như quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Bắc bộ Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Từ Thủy Nguyên có thể tỏa đi các tỉnh Đông bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh phía Nam và các nước khác tương đối dễ dàng. Ngay cạnh phía Đông Nam huyện Thủy Nguyên là cảng biển lớn là Cảng Hải Phòng một trong những cảng biển lớn và hiện đại nhất phía Bắc nước ta.

Với vị trí như vậy huyện Thủy Nguyên có điều kiện rất thuận lợi để hòa nhập với đời sống kinh tế xã hội của nhiều tỉnh thành khác nhau. Những năm gần đây Thành Phố Hải Phòng đang xây dựng huyện Thủy Nguyên thành huyện có nền kinh tế phát triển nhất thành phố với việc quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ Vsip thu hút nhiều nha đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thủy Nguyên.

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Thủy Nguyên có đặc điểm địa hình ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng địa lý tự nhiên lớn là Châu thổ Sông hồng và vùng núi Đông Bắc. Một số xã ở phía Bắc và Đông Bắc của huyện có địa hình cấu tại là những dãy núi đá vôi, đồi núi đất xen kẽ với các thung lũng, địa hình không bằng phẳng mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, các xã phía Nam có địa hình bằng phẳng hơn mang đặc điểm của vùng đồng bằng được bồi đắp phù sa của sông Hồng, sông Thái Bình.

Vùng núi đá vôi xen kẽ là vùng nằm kẹt giữa sông Đá Bạc sông Bạch Đằng và sông Giá với diện tích khoảng 7034,0ha. Trong vùng có các dãy núi đá vôi xen kẽ với các đồng ruộng và khu dân cư. Trong đó tập trung nhiều ở thị trấn Minh Đức, xã Minh Tân, Liên Khê, Lưu Kiếm, Lại Xuân, An Sơn. Dưới chân của các núi đá vôi có nhiều đầm và ruộng sâu trũng.

Vùng đồi núi đất xen kẽ đồng bằng là vùng chạy dọc theo tỉnh lộ 352 và quốc lộ 10 từ các xã Phù Ninh, Quảng Thanh, chính Mỹ, Kênh Giang, Thiên Hương, Đông Sơn Hòa Bình, Thủy Đường, Ngũ Lão. có diện tích khoảng 6056,0 ha. Các núi đất có độ dốc trên 80, độ cao trung bình từ 30 đến 100m, cao nhất là Núi Sơn Đào có độ cao là 146,8m nằm ở trung tâm huyện. Các khu đồng bằng có độ cao trung bình là 1 đến 2,5m.

Vùng đồng bằng ven biển là toàn bộ các xã phía Nam còn lại của huyện bám theo sông Cửa Cấm và sông Bạch Đằng độ cao trung bình từ 0,4m đến 2,5m. Toàn bộ vùng bị chia cắt bổi các nhánh sông, và kênh có nhiều vùng đầm trũng bị ngập nước quanh năm gây ảnh hưởng lớn đến năm suất cây trồng.

Có thể nói địa hình của huyện Thủy Nguyên nằm trong vũng có cấu tạo địa chất công trình thuộc loại yếu. cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích sông nắng đọng trên đá già. Khu vự đồng bằng cấu tạo chủ yếu là đất trẻ chủ yếu là bụi, sét, bùn, cát.

2.1.1.3. Tài nguyên Đất và Khoáng sản:

Huyện Thủy Nguyên có các loại đất chủ yếu là đất mặn sú vẹt, đất mặn ít lằm rải rác ở các xã ven sông Bạch Đăng và Sông Cửa Cấm với diện tích khoảng 800ha. Ngoài ra có đất phù sa nâu nhạt và phù sa ferarit vàng nhạt với diện tích khoảng 2500ha.

Được thiên nhiên ưu đãi trong huyện có nhiều núi đá vôi với trữ lượng khoáng sản phi kim lớn khoảng trên 70 triệu tấn là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng của Thành Phố Hải Phòng.

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:

Thủy Nguyên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa Đông lạnh ít mưa và chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa vùng khí hậu đồng bằng ven biển và khí hậu vùng đồi núi Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 230C, nóng nhất vào tháng 6, 7, 8 cao nhất tuyệt đối đạt 410

C, lạnh nhất vào tháng 1,2 thấp nhất tuyệt đối đạt 4,50

C. Độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 82 đến 85 %. Gió thay đổi theo từng mùa, mùa Đông có gió Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè thịnh hành là gió Đông và Đông Nam. Tổng bức xạ mặt trời đạt trên 100kcal/cm2/ năm. Với nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn khí hậu của huyện Thủy Nguyên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và cây hoa mầu. Nhưng do lằm ven biển nên hàng năm Thủy Nguyên cũng phải chịu ảnh hưởng của bão gây thiệt hại tương đối lớn về kinh tế.

Với hệ thống sông, hồ bao quanh và lượng mưa trung bình lớn khoảng 1.878mm/năm huyện Thủy Nguyên có một nguồn nước mặt tương đối dồi dào và kết quả khảo sát cho thấy trữ lượng nước ngầm ước đạt khoảng 3.195m3

/ngày đêm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòn (Trang 49)