Phường Bến Gót và truyền thuyết “dấu chân thời vua Hùng”

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)

B. NỘI DUNG

2.2.8 Phường Bến Gót và truyền thuyết “dấu chân thời vua Hùng”

Địa danh này gắn với hai truyền thuyết. Theo đó, tương truyền rằng nơi đây có hòn đá in dấu chân của Lạc Long Quân khi đứng tiễn Âu Cơ đưa 50 người con về núi. Bởi vậy, địa điểm này mới có tên là Bến Gót, tức hòn đá in dấu chân của Lạc Long Quân.

Tuy nhiên, cũng có thuyết khác cho rằng đó là dấu chân của thần Thạch Khanh trong cuộc thi tài giữa Thổ Lệnh và Thạch Khanh xem ai nhảy qua sông trước. Kết quả là thần Thổ Lệnh nhảy qua sông trước nên được thờ ở đền Bạch Hạc Tam Giang, còn Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát. Hiện nay hòn đá ấy đã chìm xuống dòng sông.

Sau đây là câu chuyện kể của dân gian về Thổ Lệnh và Thạch Khanh: Ngã ba sông Bạch Hạc là cửa ngõ thành Phong Châu. Nơi đây có hai người là Thổ Lệnh và Thạch Khanh đều có tài chạy nhanh, nhảy xa mà việc sông nước lại thành thạo. Nguyên có hai ông bà già không con, một hôm bà ra thăm bãi dâu bên sông nhìn thấy một đàn rắn cuộn tròn trên đám mây ngũ sắc ở dưới nước. Bà cảm động về thụ thai. Ngày mồng

6 tháng giêng sinh ra bọc hai quả trứng nở ra hai người con trai, đặt tên là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, Cả hai đều theo Hùng Duệ Vương đánh Thục. Vua Hùng giao cho cầm quân thủy. Sau khi mất cả hai đều được phong làm thần sông Bạch Hạc. [60; 76])

Khác với những truyền thuyết đã kể ở trên, truyền thuyết địa danh gắn với địa danh Bến Gót là để nói về « danh nhân » thời vua Hùng. Ở đây, đó là hai vị thần Thổ Lệnh và Thạch Khanh của vua Hùng Duệ Vương, hai vị công khanh có công bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Văn Lang.

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)