Làng Cẩm Đội và truyền thuyết “đọi đèn chống lụt” của Sơn

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 42)

B. NỘI DUNG

2.2.6 Làng Cẩm Đội và truyền thuyết “đọi đèn chống lụt” của Sơn

Tinh.

Tên làng Cẩm Đội (tên cổ là Kẻ Đọi) xuất phát từ một truyền thuyết về Tản Viên. Có lần Tản Viên đi dọc sông Thao vào mùa nước lớn, ghé vào nhà cụ già họ Tạ. Lúc đó nước dâng lên rất to. Cụ già xin Tản Viên cứu vớt. Tản Viên bảo cụ mời dân làng tới, thắp đuốc đốt đèn ra bãi sông không cho thủy thần dâng nước lên nuốt bãi bờ. Từ đó có tên

Kẻ Đọi. “ Đọi” là “ đọi đèn” trong đêm chống lụt. Cũng theo truyền thuyết khác, xưa kia đây là trại lính và là nơi tập luyện quân sĩ của vua Hùng.

Theo nội dung của truyền thuyết này, địa danh Cẩm Đội (tên nôm là Kẻ Đọi) đánh dấu nơi Sơn Tinh cùng dân làng đốt đèn chống lụt ban đêm. Nó phản ánh đời sống cộng đồng của dân cư thời vua Hùng.

2.2.7. Làng Hương Trầm và truyền thuyết “trồng lúa nếp thơm”

Tương truyền là nơi trồng lúa nếp thơm phục vụ cho kinh đô Văn Lang và các vùng khác. Cái tên Hương Trầm xuất phát từ hương thơm của cây lúa mà ra.

Như vậy, cũng giống như làng Minh Nông hay Kim Quất nội dung của truyền thuyết gắn với địa danh Hương Trầm này phản ánh sản vật nông nghiệp thời Hùng Vương dựng nước.

2.2.8 Phường Bến Gót và truyền thuyết “dấu chân thời vua Hùng”

Địa danh này gắn với hai truyền thuyết. Theo đó, tương truyền rằng nơi đây có hòn đá in dấu chân của Lạc Long Quân khi đứng tiễn Âu Cơ đưa 50 người con về núi. Bởi vậy, địa điểm này mới có tên là Bến Gót, tức hòn đá in dấu chân của Lạc Long Quân.

Tuy nhiên, cũng có thuyết khác cho rằng đó là dấu chân của thần Thạch Khanh trong cuộc thi tài giữa Thổ Lệnh và Thạch Khanh xem ai nhảy qua sông trước. Kết quả là thần Thổ Lệnh nhảy qua sông trước nên được thờ ở đền Bạch Hạc Tam Giang, còn Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát. Hiện nay hòn đá ấy đã chìm xuống dòng sông.

Sau đây là câu chuyện kể của dân gian về Thổ Lệnh và Thạch Khanh: Ngã ba sông Bạch Hạc là cửa ngõ thành Phong Châu. Nơi đây có hai người là Thổ Lệnh và Thạch Khanh đều có tài chạy nhanh, nhảy xa mà việc sông nước lại thành thạo. Nguyên có hai ông bà già không con, một hôm bà ra thăm bãi dâu bên sông nhìn thấy một đàn rắn cuộn tròn trên đám mây ngũ sắc ở dưới nước. Bà cảm động về thụ thai. Ngày mồng

6 tháng giêng sinh ra bọc hai quả trứng nở ra hai người con trai, đặt tên là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, Cả hai đều theo Hùng Duệ Vương đánh Thục. Vua Hùng giao cho cầm quân thủy. Sau khi mất cả hai đều được phong làm thần sông Bạch Hạc. [60; 76])

Khác với những truyền thuyết đã kể ở trên, truyền thuyết địa danh gắn với địa danh Bến Gót là để nói về « danh nhân » thời vua Hùng. Ở đây, đó là hai vị thần Thổ Lệnh và Thạch Khanh của vua Hùng Duệ Vương, hai vị công khanh có công bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Văn Lang.

2.2.9. Ngã ba Hạc (Bạch Hạc) và truyền thuyết chim hạc trắng

Ngã ba Hạc là nơi hợp lưu của ba con sông: sông Thao (sông Hồng), sông Lô, sông Đà. Ba dòng chảy hòa vào làm một để tạo nên một “vùng biển nội địa” mặt nước mênh mông, sóng xô cuồn cuộn, ngầu đỏ phù sa. Đời Lê, nơi đây có tên chữ là Tam Giang Khẩu - “cửa ba sông”, trong dân gian gọi tắt là Ngã ba Hạc. Ở vùng ngã ba sông này còn lưu truyền bao sự tích in dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn hóa dân gian vùng Đất Tổ. Trong sách Lĩnh Nam chích quái có chép: “ Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây rất lớn gọi là cây chiên đàn, cao hơn ngàn nhẫn ( đơn vị đo lường cổ), cành lá rậm rạp, không biết che rợp tới mấy nghìn dặm, có chim hạc làm tổ ở trên, cho nên gọi đất ấy là Bạch Hạc…” [39; 51]. Với nội dung của truyền thuyết này, người ta có thể liên tưởng đến một tư tưởng đã in đâm trong nhận thức dân gian người Việt: “Đất lành chim đậu” hay “Bách nhạn hồi sào”. Điều này có nghĩa là nơi Vua Hùng chọn đất Phong Châu để định đô là chọn được nơi đất lành, là nơi tụ nhân để quốc gia trường tồn vạn thuở.

Về tên gọi Bạch Hạc còn có một truyền thuyết khác như sau: Ở ngã ba sông trước thành Văn Lang có một rừng cây trong đó có cây chiên đàn (còn được kể là cây ngô đồng) rất lớn, cành lá xum xuê. Một con hạc trắng đã thành tinh, thường bay lượn các nơi, bắt người tha về cây chiên

đàn đó để ăn thịt, xương người chất thành đống ở bên sông. Nhà vua rất lo buồn mà không có cách gì trừ con yêu hạc đó. Một hôm từ dưới sông hiện lên một chàng trai, xin với nhà vua để mình trị con hạc trắng thành tinh. Người con trai cầm một chiếc câu liêm sắc bén, rồi tìm đến cây chiên đàn. Con chim yêu quái từ trên cây bay xà xuống đất, người con trai cầm câu liêm ngoắc cổ chim, thế là con quái điểu lăn ra chết và người con trai cũng biến mất. Từ đó, thành Phong Châu của nước Văn Lang yên ổn.

Như vậy, theo nội dung của truyền thuyết thứ hai, tên gọi “Bạch Hạc” gắn với chiến công của người dân thời vua Hùng trừ ác yên dân. Ác ở đây là con hạc trắng thành tinh; người con trai tiêu diệt con hạc trắng thành tinh là đại diện cho sự chiến thắng của cái nhân. Tuy khác với nội dung thứ nhất của truyền thuyết nhưng nó vẫn phản ánh nhận thức về tinh thần của nơi định đô của nhà nước Văn Lang.

2.3 Tiểu kết

Có thể thấy trong kho tàng văn hóa dân gian Đất Tổ có rất nhiều những truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước gắn với “nội dung” của các địa danh nơi đây. Chúng tôi không có tham vọng đề cập, nghiên cứu tới tất cả các truyền thuyết liên quan đến địa danh của vùng đất này mà chỉ xin tìm hiểu những truyền thuyết gắn với những địa danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Qua hệ thống những truyền thuyết như thế, rõ ràng, chúng tôi đã và sẽ có được cách nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về những mặt khác nhau của đời sống văn hóa thời vua Hùng. Nói cách khác, đó cũng chính là cách thông qua các địa danh để nhận diện bức tranh văn hóa hay xem xét địa danh dưới góc độ văn hóa.

Cũng cần nhắc lại rằng, chúng tôi không nghiên cứu những truyền thuyết này dưới góc độ văn học, không đi sâu phân tích những giá trị về nghệ thuật, nội dung của truyền thuyết. Chỉ xin lưu tâm tới những giá trị

văn hóa – tinh thần của địa danh qua những truyền thuyết đó. Qua nhiều truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, ta thấy rằng phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng. Qua những địa danh, truyền thuyết này, ta có cách nhìn cụ thể hơn về thời kỳ bình minh của lịch sử. Nó phản ánh đầy đủ về các mặt văn hóa như trồng trọt (trồng lúa, trồng quất), phong tục (cây trầu với tục ăn trầu, kén rể), chinh phục thiên nhiên (đốt đèn chống lụt), bảo vệ đất nước (Thổ Lệnh...) và cả tinh thần tức là phản ánh tâm linh của cư dân (Bạch Hạc) v.v. Những truyền thuyết này không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản ánh lịch sử, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người dân. Qua những chứng cứ khảo cổ học, ta có thể chứng minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Trong thời kỳ đó, mối quan hệ giữa vua – tôi vẫn còn rất gần gũi. Vua cũng có ruộng, có kho thóc, vua cùng cày cấy với nhân dân.

Những địa danh còn tồn tại tới ngày nay gắn liền với các truyền thuyết là một minh chứng cho điều đó. Dấu tích kinh đô xưa còn được lưu truyền đến tận hôm nay một phần cũng nhờ nội dung được thể hiện ở những địa danh này.

Chương 3

BẠCH HẠC: BỨCTRANHLỊCH SỬ - VĂN HOÁ QUA ĐỊA DANH

3.1 Khái niệm về văn hoá dùng để tác nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa chung nhất về văn hoá của UNESCO như sau : “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng . Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.” [57; 23]

Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển.

Nghiên cứu địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi muốn tìm hiểu những giá trị vật chất và tinh thần ẩn sau mỗi địa danh thông qua nhận thức về văn hóa theo định nghĩa đó.

Các nhà nghiên cứu tiền sử Việt Nam đều nhất trí cho rằng nhiều di tích khảo cổ học mà chúng ta biết đến trên vùng ngã ba Bạch Hạc ngày nay đều thuộc thời kỳ văn hoá tiền sử (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn). Trong những di tích đó nổi bật là di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho nền văn hoá Đông Sơn: di chỉ Làng Cả.

Con người dưới thời kỳ văn hoá tiền sử là cư dân nông nghiệp, sống định cư và làm ruộng ven các chân đồi mà họ cư trú, thức ăn chủ yếu là các sản vật trong vùng, về sau mới có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Các di tích khảo cổ học ở Phú Thọ nói chung và ở vùng ngã ba Bạch Hạc nói riêng đều chứa đựng trong đó nhiều hiện vật tiêu biểu có giá trị, phản ánh khá đầy đủ và xuyên suốt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của con người thời kỳ dựng nước Văn Lang.

Các di tích khảo cổ học ở vùng ngã ba Bạch Hạc là một minh chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ và khẳng định thời đại Hùng Vương với kinh đô Văn Lang đã từng tồn tại cách ngày nay khoảng 2500 năm trước. Những thông tin về kinh đô Văn Lang được nhận biết thông qua “nội hàm” của những địa danh có di chỉ khảo cổ ở nơi đây. Và chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những thông tin ấy qua những địa danh sau đây.

3.2.1 Di chỉ Đồi Giàm thuộc xã “Lâu Thượng”

Tên gọi phổ thông : Đồi Giàm

Địa điểm, phạm vi phân bố: nằm trong địa phận xã Lâu Thượng, thành phố Việt Trì

Niên đại khảo cổ: thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên

Nội dung khảo cổ: Qua các lần thám sát, khai quật 60m2 ở Đồi Giàm, có ba hố khai quật đào sâu xuống lớp đất cái, thu được những bộ hiện vật đá: rìu, đục, hoa tai, hạt chuỗi…được chế tác với kỹ thuật cao, điển hình cho văn hoá Phùng Nguyên. Trong hố khai quật đã thu được 5679 mảnh gốm, gồm 2526 mảnh không có hoa văn, chiếm 44.5%. Trong số các mảnh có hoa văn thì gốm vặn thừng là nhiều hơn cả (2366 mảnh

chiếm 41.7%), hoa văn khắc vạch có 787 mảnh (chiếm 13.8%). Đặc biệt chú ý có 72 mảnh có đồ án tổ hợp chấm dải chữ S đứng chiếm 1.2% tổng số mảnh và có 9% số mảnh gốm có hoa văn khắc vạch. Đây là loại đồ án khá ổn định từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối phát triển của văn hoá Phùng Nguyên.

Ở Đồi Giàm có sự chuyển biến văn hoá từ các lớp dưới đến các lớp trên. Sự chuyển biến này ít thấy rõ ở các hoa văn nhưng có thể phần nào theo dõi sự chuyển biến này qua việc nghiên cứu các kiểu miệng gốm. Ngoài một số kiểu miệng gốm bóp vào, có gờ ngoài, chỉ có mặt ở các lớp dưới, vắng mặt hoàn toàn ở các lớp trên, có một số kiểu miệng loe ra, có tỷ lệ tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên.

Di chỉ khảo cổ học Đồi Giàm về cơ bản vẫn là một nơi ở của cư dân Phùng Nguyên. Việc nghiên cứu Đồi Giàm đã làm sáng rõ thêm một khâu quan trọng trong các bước phát triển của văn hoá Phùng Nguyên (một di sản thời kỳ tiền Hùng Vương).

Hiện nay, đồi Giàm vẫn là một quả đồi bát úp, di chỉ vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Với tên gọi Giàm, về mặt bản chất, đây là một tên gọi cổ xưa mang tính chất thuần Việt. Những hiện vật khảo cổ ở đây rõ ràng phản ánh một đời sống cư dân thời văn hóa Phùng Nguyên, nơi có “Lâu”, tức là “nhà để ở”. Có thể nói, sự nhận diện các đồ vật văn hóa ở đây đã chứng tỏ truyền thuyết “nơi kén rẻ” liên quan đến địa danh Lâu Thượng

của công chúa Ngọc Hoa là “hiện thực”. Nếu không làm sao những đồ vật văn hóa Phùng Nguyên ấy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

3.2.2 Di chỉ Gò Mã Lao thuộc giai đoạn văn hoá Đồng Đậu

Tên gọi phổ thông : gò Mã Lao

Địa điểm, phạm vi phân bố : thuộc xã Minh Nông, thành phố Việt Trì.

Thời gian phát hiện : 1-9-1974. Gò nằm giữa cánh đồng chiêm trũng, cách sông Hồng khoảng 200m, rộng trên một mẫu.

Niên đại khảo cổ : thuộc giai đoạn văn hoá Đồng Đậu

Nội dung khảo cổ. Ở các hố thám sát phía Tây Bắc, tầng văn hoá chỗ mỏng nhất: 0.40m, chỗ dày nhất: 0.58m. Trong quá trình thám sát thu được 4000 mảnh gốm , trong đó gốm kiểu Gò Mun chiếm 98.6%, kiểu Đường Cổ chiếm 1.04%, có hơn 20 mảnh gốm trang trí hoa văn kiểu Đồng Đậu, nhiều cục xỉ đồng, dây đồng và bàn mài bằng sa thạch, đá ráp. Trong hố thám sát ở góc Đông Nam của di chỉ, tầng văn hoá dày 2.86m, thu được một số nồi cùng nhiều mảnh gốm kiểu Gò Mun và một rìu tứ giác.

Những người thám sát cho rằng Mã Lao là một di chỉ có dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn từ Đồng Đậu đến Gò Mun, Đông Sơn.

Về địa danh, có thể nghĩ gò Mã Lao cũng là một địa danh thuần Việt mà chúng ta chưa giải thích được ý nghĩa của nó. Nhưng địa danh này thuộc xã Minh Nông nên nó nói lên điều gì? Khi phân tích địa danh Minh Nông ở trên, chúng ta biết nơi đây là vùng “trồng lúa” của thời Hùng Vương. Những hiện vật tìm thấy nơi đây rõ ràng gắn liền với đời sống của cư dân trồng lúa. Vậy là, những hiện vật của di chỉ có tên gọi Mã Lao đã phản ánh một đời sống phong phú của cư dân thời Đông Sơn.

3.2.3 Di chỉ Gò Gai thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun

Tên gọi phổ thông: Gò Gai. Tên gọi khác: Bờ Lệ, Lòng Cây Đề, gò Dinh hay bãi Dưới.

Địa điểm, phạm vi phân bố: thuộc xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì. Di chỉ được khai quật năm 1972.

Niên đại khảo cổ: thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun

Nội dung khảo cổ: Di chỉ được khai quật với diện tích 50m2, thu được 1 rìu đồng, 1 rìu đá và 5 khuyên tai bằng đá cùng hàng vạn mảnh gốm. Đầu năm 1973, khai quật 2000m2 gồm 3 hố.

Trong di tích đã tìm thấy dấu vải mịn in trên mặt gốm nung chín,

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)