Hội hát xoan An Thái

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 71)

B. NỘI DUNG

3.4.2 Hội hát xoan An Thái

Hát xoan là loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, là lối hát thờ thần và nó được tìm thấy ở làng An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì. Đây là một trong bốn phường Xoan gốc xưa của tỉnh Phú

Thọ. Hát xoan gồm 2 nội dung: câu chúc và giao duyên, được tổ chức ở cửa đình vào mùa xuân, gắn với lễ hội đình làng. Vì thế còn gọi là hội xoan. Hát xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương. Truyền thuyết ở vùng xoan kể rằng: Hoàng hậu vợ vua Hùng mang thai, đến kỳ sinh nở đau bụng mãi mà không đẻ được.Có một người hầu gái tâu với vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi hát hay, nếu đón nàng về thì có thể đỡ đau mà sinh nở được. Vua nghe lời, cho mời Quế Hoa đến, giọng hát hay như chim hót và tay dẻo như bún của nàng đã làm cho hoàng hậu quên đau mà sinh hạ hoàng tử. Nhà vua mừng rỡ hết lời ngợi khen và truyền cho các cô gái của mình học lấy điệu múa hát ấy. Đó chính là điệu hát xoan bây giờ. Các cụ già lý giải, bởi vì được hát vào mùa xuân nên còn được gọi là hát Xoan ( từ gọi chệch)

Nội dung hát xoan bao gồm 4 bài hát và 14 quả cách . Mỗi quả cách là một tiết mục múa hát tổng hợp được biểu diễn liên hoàn với sự tham gia của các cô đào và kép. Nội dung của hát xoan là hát cửa đình, ca ngợi vua, thành hoàng, cầu chúc cho mùa màng bội thu, ca ngợi thiên nhiên và nội dung dao duyên nam nữ.

Mỗi làng có một phường xoan khoảng 14 đến 18 đào, 4 kép dưới sự chỉ huy của một ông trùm xoan. Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng giêng, các phường xoan hát ở đình làng mình, sau đó từ mùng 5 tết bắt đầu đi hát ở các cửa đình khác theo lời mời của các nơi. Thường đến mùng 10 âm lịch là kết thúc .

Hiện nay, làng An Thái không còn duy trì tổ chức phường xoan cũ nhưng vẫn lưu truyền những làn điệu hát xoan truyện thống. Các cụ già cao tuổi trong làng vẫn tiếp tục hát trong các dịp lễ hội và truyền dậy cho các thế hệ trẻ những bài hát xoan cổ, để gìn giữ một di sản văn hoá của ông cha để lại.

Đình An Thái cùng với hội hát xoan truyền thống là một trong những điểm nóng cấp thiết phải được bảo tồn, khôi phục vì đây là một làn

điệu dân ca đặc sắc có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, chỉ riêng ở Phú Thọ mới có, mang bản sắc cội nguồn đậm nét.

Có thể nói, lễ hội Tịch Điền và hội hát xoan An Thái là 2 hình thức lễ hội tiêu biểu , nó vừa phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước, cầu mong mùa màng tốt tươi, sinh sôi nảy nở, vừa phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân nơi này. Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi chọn hai lễ hội này để đưa vào bài viết của mình.

Một phần của tài liệu Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)