Tổng hợp phân tích ý kiến của các chuyên gia

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội (Trang 26)

5. Kết cấu khóa luận

2.3.1.Tổng hợp phân tích ý kiến của các chuyên gia

Sau khi phỏng vấn các nhà quản trị của công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội là :

Ông Nguyễn Huy Quỳnh – Phó tổng giám đốc, bà Trần Thị Ngọ - kế toán trưởng, bà Hà Thu Điệp – trưởng phòng quản lý dự án, Bà Lại Thị Thu Hương – trưởng phòng TCLĐTL, ông Đỗ Lê Kim – phó phòng KHTH.

Từ các ý kiến đó, em nhận thấy những vướng mắc trong thực tế đang còn tồn tại của công ty là:

- Đa số các chuyên gia cho rằng các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là:

+ Do lạm phát của nền kinh tế thế giới dẫn đến sự bất ổn của giá cả.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật làm cho tài sản cố định bị hao mòn vô hình từ đó dẫn đến giá trị trao đổi tài sản cố định của doanh nghiệp bị giảm và làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức vốn.

+ Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Ngoài ra còn có những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, luc lụt, động đất… mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

- Phần lớn các chuyên gia cho rằng các nhân tố bên trong dưới đây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là:

+ Quyết định đầu tư kinh doanh phù hợp với thị trường. + Xác định nhu cầu vốn không chính xác.

+ Tài sản đầu tư không khai thác được hết thời gian sử dụng, công suất thấp hơn so với công suất thiết kế.

+ Trình độ năng lực quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém. - Định hướng phát triển của công ty đến năm 2015:

+ Xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên có năng lực mạnh về tài chính, thị trường, về khoa học công nghệ trong kinh doanh dự án.

+ Từ nay đến năm 2015, công ty tập trung nguồn lực kinh doanh các dự án phát triển nhà và đô thị dân cư, các dự án đầu tư có chiều sâu của công ty.

+ Kinh doanh dự án phát triển nhà đô thị, định hướng đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 55 - 60% giá trị sản xuất kinh doanh.

+ Kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, định hướng đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 20 – 25% giá trị sản xuất kinh doanh. Kinh doanh khai thác chiếm tỷ trọng 5 – 10%.

- Đánh giá những thành công và những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.

+ Những thành công:

Một là, quy mô vốn lưu động của công ty tăng cao.

Hai là, khả năng thanh toán chung của công ty là tương đối tốt. + Những hạn chế:

Một là, khả năng thanh toán nhanh là chưa tốt.

Hai là, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa hợp lý, các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đều giảm.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, những việc mà công ty cần phải làm là:

+ Lựa chọn các hình thức, phương thức huy động vốn phù hợp, chủ động khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Đồng thời tận dụng linh hoạt các nguồn vốn bên ngoài cho các dự án đầu tư lớn.

+ Phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, từ đó lập kế hoạch cụ thể cho dự án.

+ Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho mỗi dự án.

+ Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc hiện có, bên cạnh đó phải tổ chức tốt công tác bán hàng, công tác thanh toán và thu hồi nợ nhằm giảm tối đa thành phẩm tồn đọng trong kho.

+ Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động có kế hoạch thu hồi tiền bán hàng.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng để có nguồn vốn bù đắp khi xảy ra những rủi ro.

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động .

Căn cứ vào số liệu bảng 2, tại thời điểm 31/12/2011 vốn bằng tiền của công ty là 46.622.889.721 đồng chiếm tỷ trọng 18.66% tăng 40.659.575.047 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 93.31% , điều này cho thấy lượng tiền lưu động của công ty trong năm 2011 có sự gia tăng đáng kể tương đối tốt. Cho thấy công ty có khả năng chi trả các khỏa chi phí mua săm nguyên nhiên vật liệu cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không phải đi vay vốn do đó kéo hệ số nợ xuống thấp hơn.

Xét về thành phần tiền mặt, so với năm 2010, lượng tiền tăng lên đáng kể, tăng đến 93.31%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.98% tương ứng với số tiền 861.171.192 đồng, sở dĩ như vậy là do các khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh 5.31% tương ứng giảm 2.313.856.877 đồng trong khi các khoản phải trả người bán, phải thu khác lại tăng không đáng kể.

Sự biến động của chỉ tiêu hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động của công ty trong năm 2011, làm tăng lựong vốn lưu động cho công ty với chênh lệc vốn lưu động năm 2011 so với năm 2010 tăng 43.572.566.379 đồng.

Qua bảng 3, ta có biểu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty như sau:

+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động :

Năm 2010 so với năm 2009 cụ thể: số vòng quay vốn lưu động tăng 0.16 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 36.74% nguyên nhân do tỷ lệ tăng doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng vốn lưu động bình quân (21.29% so với -11.30%). Vòng quay vốn lưu động chậm 225 ngày chứng tỏ khả năng luân chuyển vốn lưu động năm 2010 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2009. Trong giai đoạn khủng hoangt tài chính kinh tế thế giới năm 2010, thì công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty bị ảnh hưởng lớn, mang lại những kết quả không mong đợi. Nguyên nhân chính là do ứ đọng khâu lưu thông chủ yếu là các khoản vốn trong thanh toán.

Năm 2011 so với năm 2010 cụ thể:

0.12 vòng với tỷ lệ tăng 20.46% nguyên nhân do tỷ lệ tăng doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng vốn lưu động bình quân( 45.91% so với 21.12%). Tuy nhiên, vòng quay vốn lưu động vẫn chậm 104 ngày chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010. Từ đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2011 là chưa tốt, nhưng không phủ nhận việc công ty đã có những cố gắng nhất định trong quản lý sử dụng nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay.

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động sau thuế.

Năm 2011 đạt 0.11% giảm 7.56% so với năm ngoái với tỷ lệ giảm 98.57% . Có thể thấy trong năm 2010 cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra 0.0767 đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2011 chỉ tạo ra được 0.0011 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0.0765 đồng. Tuy nhiên, mức độ tăng lợi nhuận sau thuế lại lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân(73.33% so với 21.12%).

Năm 2010 so với năm 2009, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động sau thuế tăng 4.19% tương ứng với tỷ lệ tăng 120.76% so với năm 2009.Nguyên nhân do vốn lưu động bình quân giảm hơn 26 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế lại tăng lên gần 8 tỷ đồng. Đồng thời mức độ tiết kiệm vốn lưu động trong năm 2010 là 1.758.134.093 đồng.

2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tại thời điểm 31/12/2011 tài sản cố định là Để đánh giá trình độ tổ chức cũng như việc sử dụng vốn cố định của công ty,ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản cố định và tình trạng kỹ thuật tài sản cố định cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, qua các chỉ tiêu bảng sau ta thấy:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2011 là 4.57 tăng 2.26 so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 97.84%. Điều này cho thấy nếu như trong năm 2010 cứ một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh mang lại cho công ty 2.31 đồng doanh thu thì năm 2011 đã tăng lên thành 4.57 đồng nguyên nhân là so với năm 2010 doanh thu thuần tăng 914.024.580 đồng ứng với tỷ lệ tăng 1.16% trong khi vốn cố định bình quân 2011 là 17.498.375.925 đồng giảm 16.686.990.416 đồng so với năm 2010 ứng với tỷ lệ giảm 48.81%(sự giảm mạnh của vốn cố định bình quân là do trong năm 2011 công ty đã tách một phần tài sản cố định là nhà , cửa cho thuê nên đã

chuyển thành khoản mục bất động sản đầu tư dẫn đến vốn cố định bình quân của công ty trong năm giảm). Điều này cho thấy công ty đã sử dụng rất có hiệu quả vốn cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 là 4.2 tăng so với năm ngoái với mức tăng 2.6 với tỷ lệ tăng 126.5%. Nếu năm 2010 một đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 1.6 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2011 đã tạo ra 4.2 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy năm 2011 công ty đã sử dụng tài sản cố định rất có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của công ty năm 2011 là 34.71% tăng 18.21 % so với tỷ lệ tăng 110.36%. Điều này cho thấy năm 2011 cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 0.3471 đồng lợi nhuậnsau thuế tăng 0.1821 đồng so với năm ngoái.

Nếu các chỉ tiêu trên được tính trên tổng số ts dài hạn thì thấp hơn. Ta đi xem xét chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn = Tổng lợi nhuậnsau thuế tài sản dài hạn bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn= lợi nhuậnsau thuế: tài sản dài hạn = 6.074.052.352: 37.713.025.421 =0.161 = 16.1%

Trong đó :

Tỷ suất lợi nhuận tài sản dài hạn =( 38.891.078.296 +36.534.972.546):2 = 37.713.025.421

Các chỉ tiêu nếu tính trên toàn bộ tài sản dài hạn của công ty thì thấp hơn nhiều vì đặc điểm ngành nghề chính là xây dựng và xây lắp do đó các công trình để đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho công ty.

Kết luận: Qua những nhận xét trên về các chỉ tiêu phản ánh sử dụng vốn cố định ta thấy tài sản cố định của công ty mới khấu hao được 50%, hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 2011là tốt. Tuy nhiên, vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên chưa thực sự phản ánh chính xác ảnh hưởng của nó tới quá trình sử dụng vốn kinh doanh.

Trước xu thế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết nên trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch sử dụng bảo dưỡng tài sản cố định đồng thời trang bị thêm những trang thiết bị mới hiện đại góp

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Qua bảng 6, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh ta thấy:

- Doanh thu thuần năm 2011 so với 2010 đã tăng 55.698.986.680 đồng với tỷ

lệ tăng 45.91% điều này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần tăng lên 2.45% tương ứng tỷ lệ tăng 59.73%. Nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (73.33% so với 45.91%). Ta có thể nhận thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế là lớn dần qua từng năm với tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn nhiều tốc độ tăng doanh thu thuần. Cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tỷ lệ tăng của doanh thu thuần và tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lần lượt là 21.29% và 95.82%, năm 2011 so với năm 2009 lần lượt là 45.91% và 73.33%, do vậy tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần năm 2010 so với năm 2009 giảm 31.01% trong khi tỷ suất lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 tăng 34.46%.

- Vòng quay toàn bộ vốn: đây là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Trong năm 2011 vốn kinh doanh luân chuyển được 0.34 vòng so với năm 2010 đã nhanh hơn 0.09 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 34.46%. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân (45.91% so với 8.51%).Chênh lệch này được đánh giá là lớn hơn khi so sánh giữa năm 2010 và năm 2009. Năm 2010, vốn kinh doanh luân chuyển được 0.26 vòng chậm hơn so với năm 2009 là 0.11 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 31.01%. Sở dĩ xảy ra điều này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần 21.29% thấp hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân 75.82%.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu các doanh nghiệp hướng tới. So sánh giữa năm 2010 và năm 2009, tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 5.34 tương ứng với tỷ lệ tăng 42.27%. Năm 2010 chỉ tiêu này là 17.99 tức là một đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0.1799 đồng lợi nhuận sau thuế trong khi năm 2009, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang lại 12.64 đồng lợi nhuận.Ta thấy trong năm 2011 chỉ tiêu này của công ty đạt 25.24 tức là một đồng vốn chủ sở hữu mang lại những 0.2524 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0.0543 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 42.27 % điều này do trong năm 2011 tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân(40.34% so với 23.50%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh : Năm 2011 là 5.32% tăng 7.26% so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 59.73%. Điều này cho thấy trong năm 2011 một số đồng vốn mà công ty bỏ ra thì thu được 0.0333 đồng lợi nhuận sau thuế. Để tìm hiểu nguyên nhân của lợi nhuận đạt được từ một đồng vốn kinh doanh bình quân ta đi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Như vậy,vòng quay vốn kinh doanh thay đổi làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh giảm 0.1518 đồng và tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần tăng 0.138 đồng.

Qua phân tích các chỉ tiêu cho thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng còn vòng quay tổng vốn tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh giảm. Điều này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân.

Chương III: CÁC KẾT LUẬN, PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH DỊCH VỤ NHÀ HÀ

NỘI

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu3.1.1 Những kết quả đã đạt được. 3.1.1 Những kết quả đã đạt được.

- Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2011 đã được mở rộng hơn rất nhiều so với năm 2010.

- Khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo.

- Công ty đã quản lý và sử dụng tiết kiệm các khoản mục chi phí do đó lợi nhuận sau thuế tăng theo doanh thu.

- Trong năm, công ty đã chủ động đầu tư và đổi mới một số máy móc thiết bị, hiện đại hóa công cụ dụng cụ quản lý, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, giải quyết

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội (Trang 26)