Giới từ thuần Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm Phép giảng tám ngày của Alexandre De Rhodes (Trang 102)

3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ

2.3.2.Giới từ thuần Việt

a. Danh sách giới từ thuần Việt trong “Phép giảng tám ngày”

STT Giới từ Tần số xuất hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1. Bằng 30 2,75 2. Bởi 58 5,33 3. Cho 178 16,37 4. Cùng 138 12,69 5. Dưới 13 1,19 6. Để 4 0,36 7. Đến 14 12,87 8. Ngoài 9 0,82 9. Ở 137 12,6 10. Qua 6 0,55 11. Ra 6 0,55

12. Sau 11 1,01 13. Theo 3 0,27 14. Trên 138 12,69 15. Trong 222 20,42 16. Trước 52 4,78 17. Về 20 1,83 18. Với 5 0,45 Tổng 1044 96,05

(Tỷ lệ % của từng từ được tính so với tổng giới từ Hán Việt + thuần Việt=1087)

b. Miêu tả

Căn cứ vào bảng danh sách đã thống kê ở trên, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả theo nhóm chức năng hoạt động ngữ pháp của từ.

b1. Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích

Bao gồm các từ: bằng, bởi, cho, để

Bằng

- Biểu hiện ý nghĩa cách thức. Hư từ bằng nối với một danh ngữ ở cuối câu hay cuối vế câu. Danh ngữ này có liên quan đến nghĩa của vị ngữ. Thông thường nghĩa của vị ngữ biểu hiện các giá trị về tinh thần, trí tuệ, tình cảm.

- Kết hợp ngữ pháp:

Trung tâm + Bằng + yếu tố phụ

VD: + “Vì vậy thật hãy còn đời sau, và cho kẻ lành chịu công chịu phúc

bằng nhân đức mình làm, và lại kẻ dữ thì chịu hình khốn nạn bằng tội vạ mình làm, vì đức Chúa cả trên hết mọi sự, thì phán xét làm vậy.” [127]

+ “Khi đã nói ra sự sâu nhiệm một đức Chúa trời ba ngôi, và sự đức Chúa trời ra đời, nói vậy cho người ta tin, vì chưng hai sự ấy quá trên trí mọi loài đức Chúa trời hóa ra, bây giờ ta phải suy bằng sức ta vì sao đức Con thật đức Chúa trời, cũng là đức Chúa trời vậy, mà lấy tính người buộc lại chặt chừng ấy, cho đến làm một ngôi cùng, mà thật đức Chúa trời chẳng có ai thấy được, cũng chẳng hay chết, mà làm người, thiên hạ thấy được, và lại hay chết.” [170]

 ĐT + bằng + danh ngữ

=> bằng + danh ngữ = giới ngữ (làm trạng ngữ trong câu).

 Cần phân biệt bằng với chức năng liên từ và bằng với chức năng giới từ:

Liên từ: bằng dùng để nối các yếu tố không thuộc phạm vi đoản ngữ. VD: Ví có thương em thì ăn cơm em nắm – Bằng không thương em thì lội ba cái suối để cơm lại. (bằng giống như liên từ nếu). [16, 168]

Giới từ: bằng dùng để nối yếu tố phụ với yếu tố trung tâm trong phạm vi đoản ngữ.

VD: Chị Dậu cảm ơn bà ấy bằng những giọt nước mắt chứa chan. (ĐT +

bằng + yếu tố phụ). [16, 166]

Bởi

- Với chức năng làm giới từ, bởi có nghĩa như nhờ, do. Có chức năng dùng để cấu tạo các dạng thức bị động.

- Kết hợp ngữ pháp: bởi thường nối các yếu tố phụ chỉ nguyên nhân với thành phần trung tâm, đứng ở giữa câu.

Trung tâm + bởi + yếu tố phụ

VD: + “Song le vì đức Chúa trời rất nhân mà từ ấy đã dọn chữa loài người ta đã ngã mà khốn nạn làm vậy, trước thì mắng con rắn, hay là thật mắng

Tao làm cho mày cùng đàn bà nghịch nhau, và giống ra bởi mày cùng giống ra

bởi đàn bà, cho hai giống nghịch nhau, mà đàn bà ngày sau đạp gia giết đầu mày”.” [91-92]

 ĐT + bởi + đại từ/ĐT + bởi + danh từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ “Bấy giờ khi ấy có ra lệnh bởi vua Chúa nước Roma, tên là Augustus Caesar khiến làm sổ cả và thiên hạ, hay nước ấy.” [159]

 ĐT + bởi + D

 Phân biệt bới với chức năng liên từ và bởi với chức năng giới từ: Liên từ: bởi nối các thành phần câu, vế câu, các câu với nhau.

VD: Bởi các ông ấy định đánh chồng con nên con phải can. (bởi + vế 1 +

nên + vế 2) [16, 181]

Giới từ: bởi được dùng để nối yếu tố phụ với trung tâm trong phạm vi đoản ngữ.

VD: Ngôi nhà này được xây bởi công nhân. (Đ + bởi + D). [16, 182]

Cho

- Biểu thị nghĩa tiếp nhận của đối tượng, nghĩa mục đích của hành động. - Kết hợp ngữ pháp: Nối yếu tố phụ với yếu tố chính, yếu tố phụ có thể là: V/danh từ/ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ)/cú; thành phần trung tâm thường là: động từ, tính từ, danh từ.

Trung tâm + cho + yếu tố phụ

VD: + “Vì chưng cha nào sinh đẻ con lành có vâng lời cha, thì cha thưởng cho của cải mình, ví bằng cha sinh đẻ con cứng cổ chẳng nghe lời cha, thì cha phạt, lấy roi mà đánh, ví bằng con chẳng chừa láo thì cha cũng xua đi, mà chẳng cho của mình.” [23]

hơn bằng cặp bổ tố chỉ đối tượng và kẻ tiếp nhận: thưởng cho con của cải mình

hoặc thưởng của cải mình cho con.

+ “Ai giảng đạo cho thì như sai viên rao lệnh đức Chúa trời sai cho, mà làm cho được khỏi phạt khốn nạn vô cùng, lại cho được chịu thưởng vui vẻ vô cùng vậy.” [25]

 ĐT + cho + động ngữ. Ở đây, cho biểu thị nghĩa mục đích cần đạt tới của hành động làm được khỏi phạt.

+ “Ấy là đạo thánh đức Chúa trời đã sáng soi đến nước An nam này, chớ có ai đóng con mắt thiêng liêng ở trong linh hồn và trong lòng ta, mà lại chịu lấy đạo chính phải lẽ, hết lòng hết sức, lại ghét mà bỏ đi những tối tăm mù mịt tội lỗi đã phạm xưa nay, mà cám ơn đức Chúa cả cho bây giờ đạo sáng, dù mà đã có trước khi chưa có trời, và chịu lấy hết lòng; mà lại cho được sáng lòng nữa, thì phải lạy đức Chúa trời, mà cầu đấy cho nên.” [26]

 ĐT + cho + cú. Ở đây, cho biểu thị nghĩa mục đích cần đạt tới của hành động cám ơn là để bây giờ đạo sáng. Đức Chúa cả làm bổ tố trực tiếp cho động từ cám ơn.

+ “Như bằng giải mình, mà bỏ hết vạ cho con rắn vậy, khi đức Chúa trời muốn cho đàn bà xưng mình có lỗi, và khi mình lấy trái cấm mà ăn, và khi dâng cho chồng ăn cùng.” [91]

 ĐT + cho + cú. Chồng ăn cùng ở đây làm bồ tố cho động từ dâng.

+ “Ấy vậy mà đến ngày đức Chúa trời đã định cho đức Chúa Jesu, là một Con đức Chúa trời, chịu tội chịu chết cho chúng tôi được mọi sự lành, mà cho tỏ ra lòng có ước vâng phép đức Cha, khi vào thành Jerusalem, là nơi chịu khốn khó từng ấy, thì làm cho vui mừng.” [208]

- biểu thị mục đích của một hành động.

- Kết hợp ngữ pháp: Nối yếu tố phụ chỉ mục đích (V , cú) với thành phần trung tâm (động từ).

Trung tâm + để + yếu tố phụ

VD: + “Mà ông bạn là rất thánh Joseph, khi chẳng thông sự sâu nhiệm ấy, mà lại chẳng ngờ được điều gì chẳng lành cho bà bạn, vì đã hay và kính là rất thánh, vì vậy thì kính mến đấy rất mực, song le vì dái ở cùng có mất lòng đức Chúa trời chăng, mà phạm đạo thánh chăng, thì giục lòng để trộm vậy, mà lo buồn lắm, vì ăn ở cùng nhau và nhân đức cùng một lòng, lại giữ tịnh sạch sẽ hơn đức thánh thiên thần nữa.” [157]

 ĐT + để + ĐT

b2. Giới từ chỉ phạm vi, phương hướng của hoạt động, tính chất.

Bao gồm các từ: trên, dưới, trong, về, ra, qua,… Có chức năng nối kết từ, ngữ làm thành tố phụ với thành phần trung tâm trong cụm từ.

Dưới

- Biểu thị nghĩa phương hướng, thường đứng sau động từ hoạt động, di chuyển.

- Kết hợp ngữ pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V + dưới + danh từ (địa điểm)

VD: + “Đến khi lo lại, kẻ khác có lên chịu vui vẻ đời đời, mà mình phải sa dưới địa ngục chịu hình phạm tội, cũng nghỉ xưa khỏi được, nếu chịu vâng lời đức Chúa trời răn mà theo sự phải lẽ, thì khóc lóc than thở, cùng phàn nàn mà giận trách mình, cho nên lo buồn như xé ruột ra.” [275]

 ĐT + dưới + DT (ĐT + giới ngữ: làm trạng ngữ)

VD: + “Dưới hạ giới này thì sinh ra muông chim cầm thú, hoa quả, cây cối, rau cỏ cho ta được ăn, cũng có làm nên gỗ, nước, lửa, giớ cùng các kì sự cho ta dùng, ví bằng thiên hạ chẳng có mưa chẳng có nắng, ta sống làm chi được?” [20]

dưới hạ giới >< trên thiên đàng/trời: dưới được sử dụng để chỉ một vị trí thấp trong thế đối lập với trên dùng để chỉ vị trí cao hơn. Đứng từ điểm nhìn của nhân vật, là một người sống trên mặt đất thì hạ giới chính là cõi mà họ đang sống, còn thiên đàng/trời ở trên cao, một cõi hạnh phúc trong trí tưởng tượng- điểm dừng chân sau khi chết. Bởi vậy, cách kết hợp dưới + hạ giới (vị trí thấp + nơi xuất phát của điểm nhìn) đối lập với trên + thiên đàng/trời (vị trí cao + nơi điểm nhìn hướng tới) là xuất phát từ sự tri nhận của con người.

Trên

- Biểu thị ý nghĩa về vị trí, địa điểm phương hướng di chuyển của một hoạt động.

- Kết hợp ngữ pháp:

V + trên + danh từ (địa điểm)

VD: + “Vì chưng ta phải hỏi cho biết, ai sinh ra mọi sự mà thờ đấy cho nên, vậy thì ta mới được lên trên thiên đàng, vui vẻ vô cùng.” [9]

 ĐT + trên + DT (ĐT + giới ngữ: làm trạng ngữ trong câu).

- Biểu thị vị trí của một sự vật, đối tượng này so với sự vật, đối tượng khác.

Danh từ + trên + danh từ (nơi chốn, địa điểm)

VD: + “Vì chưng dẫu mà hợp lại cả và loài người ta cùng vua Chúa quan quyền làm một, lấy ngón tay đá đến một cái sao trên trời chẳng được, huống lọ là hóa ra làm sao cho được?” [30]

+ “Như thể ai ở thế này đã dạy kẻ khác sự lành, đến khi đã qua đời, mà kẻ đã học còn làm sự lành ấy ở thế này, thì thêm phúc cho người thành trên trời, vì đã dạy kẻ khác điều lành ấy.” [122]

 D + trên + DT

- Biểu thị vị trí bậc cao của đối tượng này so với đối tượng khác:

VD: + “Đạo thánh đức Chúa trời thì cũng vậy: dù mà có nước nào đã chịu đạo trước, cũng chẳng nên gọi là đạo nước nọ nước kia, thật tên là đạo thánh đức Chúa trời, là Chúa trên hết mọi sự, thật là đạo thánh, và trước, và trọng hơn no mọi nước thiên hạ.” [25-26]

 DT (số ít) + trên + D (số nhiều)

Trong

- Biểu thị phạm vi, giới hạn, hướng không gian của hoạt động, sự tình tồn tại.

- Kết hợp ngữ pháp:

Động từ + trong + danh từ

VD: + “Huống lọ là kẻ ở trong địa ngục, vậy thì chịu những lửa sinh lửa diêm, đời đời kiếp kiếp, mà khốn nạn vô cùng.” [10]

 ĐT + trong + DT

+ Trong biểu hiện vị trí của sự vật, hiện tượng, đối tượng. Với kết hợp: Danh từ + trong + danh từ (nơi chốn, địa điểm)

VD: + “Có chữ trong sách An nam rằng: “Kiên thằng khả kê ngưu giác, lý ngữ năng phục nhân tâm”, dây bền khá buộc được sừng trâu, lẽ thật khá phục được lòng người ta.” [11]

 ĐT + DT + trong + D (ĐT + DT + giới ngữ: làm định ngữ hạn định cho D chữ).

+ “Làm việc tế thượng đế đoạn, thì kẻ cả trong nước đại thần cùng các dân thì kính vua Chúa mà lạy xuống như thói An nam.” [22]

 D + trong + DT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong làm chức năng trạng ngữ địa điểm hoặc thời gian, luôn kết hợp với danh từ, nhóm danh từ hoặc kết hợp với tính từ, động từ tạo thành giới ngữ.

VD: + “Trong Đại minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ta mà lại dạy lề luật sửa nước Đại minh.” [112]

Trong + DT => trạng ngữ địa điểm

Về

- Biểu thị phạm vi, phương hướng của đối tượng, hành động, tính chất được nói đến.

- Kết hợp ngữ pháp:

V/danh từ + về + (giới từ) danh từ (nơi chốn, địa điểm)

VD: + “Cày ruộng, buôn bán, những việc thể ấy là việc về xác.” [7]

 DT + về + DT (DT + giới ngữ: hạn định cho D)

+ “Nó thì mừng mà lấy đạo ấy đem về cho vua nó, cùng nói dối vua rằng: “Bởi Đại tây dương lấy đạo ấy mà về”.” [110]

 ĐT + về + cho (giới từ) + danh ngữ.

Ra

- Biểu thị hướng của hành động ngược với vào. - Kết hợp ngữ pháp:

VD: + “Bấy giờ xua người ra ngoài, vì chưng lẽ rất tỏ người nói, nó khỏi chẳng được, vì cho nó xem tỏ tường bởi có phép lạ lớn làm vậy, nó thì phải luận lẽ thật, đức Chúa Jesu có phép ấy bởi sự đức Chúa trời.” [199]

 ĐT + DT + ra + DT. DT người làm bổ tố trực tiếp cho động từ xua.

Biểu thị hướng của hành động là từ trong ra ngoài, từ hẹp đến rộng.

+ “Mà dẫu linh hồn nào coi thấy mặt đức Chúa trời tỏ tường, thì phải có xác thanh nhàn vậy, càng hơn có nước thì phải lạnh, mà có lửa tự nhiên thì phải nóng, song le khi đức Chúa Jesu đã toan chịu tội vì chúng tôi, có làm phép lạ mà cấm lại mọi sự ấy, kẻo bởi linh hồn mình thông ra ngoài xác, mà chịu nạn chịu chết chẳng được vì chúng tôi.” [154]

 ĐT + ra + D.

Qua

- Với chức năng giới từ, qua làm từ chỉ phương hướng được xác định bởi nơi xuất phát của hành động và điểm đến của hành động. Trong chức năng này,

qua có một cách dùng đó là biểu hiện thời gian đã trôi qua so với điểm nói: - Kết hợp ngữ pháp:

Qua + danh từ chỉ thời gian

VD: + “Qua hai ngày ấy, vua Chúa lại đòi, quân tử thì lại xin bốn ngày: Ắt vua Chúa rằng: “Mày diễu ta, mà chẳng khứng thưa ru, sao xin đi xin lại làm vậy, chẳng thưa điều ta hỏi”.” [33-34]

qua + D: đứng đầu câu nêu chu cảnh về thời gian cho sự tình xảy ra phía sau.

V + ở + danh từ

VD: + “Vì chưng loài người ta thì có mình như các vật chẳng sống, lại có sống như cây cối, cùng có hay, như muông chim cầm thú, mà lại có tính ngoan thiêng liêng như thiên thần, cũng chịu được gratia là nghĩa cùng đức Chúa trời, lại chịu được gloria là vui vẻ vô cùng, thì cho loài người ta sống thế giới này, mà kiếm công cho được chịu vui vẻ vô cùng.” [47]

 ĐT + + D (chỉ địa điểm), chỉ vị trí tồn tại của đối tượng.

- Biểu thị nghĩa nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra điều gì. Tương đương như bởi, tại, do… Hoặc tổ hợp: bởi ở, tại ở…

VD: + “Mà sao có kẻ thờ trời, khấn trời, nói trời phán xét, mà rằng sống chết trời?” [12] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 ĐT + + DT (ĐT + giới ngữ). Trong trường hợp này có thể thay thế

bằng bởi, do mà nghĩa không thay đổi (trời là nhân tố quyết định đến sự sống của đối tượng).

- có khi kết hợp với trong:

VD: + “Đến ngày toan làm, thì cho mọi sự có, mà làm nên trời đất cùng mọi sự ởtrong thế giới này vậy.” [58]

b3. Giới từ chỉ vị trí của hành động xảy ra.

Bao gồm các giới từ: trước, sau,…

Sau

- Biểu thị trình tự thời gian xảy ra sự việc, hành động. Thường kết hợp với danh từ, động từ, cú…

VD: + “Vì vậy loài người ta chẳng phải cội rễ đầu làm mọi sự, vì chưng trước có cội rễ làm nên loài người ta, sau thì loài người ta bởi đấy chịu mình có vậy.” [30]

trước + động ngữ + sau thì + cú: hai hành động diễn ra theo trình tự thời gian trước – sau.

+ “Vì chưng các lầu khéo làm vậy bởi có thợ nào khéo, trong có bầy mọi việc ấy mà làm hình tượng khéo trước trong mình, sau mới làm việc ấy bề ngoài hết sức thì mới nên.” [32]

sau + động ngữ, chỉ hành động này là tiếp theo của một hành động

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm Phép giảng tám ngày của Alexandre De Rhodes (Trang 102)