3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ
3.2. Liên từ
a. Định nghĩa:
Liên từ là một loại hư từ dùng để liên kết các từ, các ngữ đoạn, các vế trong câu, các vế câu với nhau nhằm biểu thị quan hệ ngữ nghĩa của các thực từ. Liên từ còn có những tên gọi khác nhau như: “quan hệ từ”, “kết từ” (bao gồm cả liên từ và giới từ).
VD: Đào Thanh Lan trong [13] có quan niệm: Kết từ để nối kết các từ thực hoặc các vế câu. Kết từ còn có tên gọi là quan hệ từ vì ngoài việc nối kết, chúng còn diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ, các vế câu. Có thể chia làm 2 loại kết từ dựa theo kiểu quan hệ được diễn đạt là giới từ và liên từ.
b. Phân loại:
- Liên từ tiếng Việt bao gồm: Liên từ gốc Hán, liên từ thuần Việt.
- Phân loại theo chức năng ngữ pháp: Theo tác giả Diệp Quang Ban thì liên từ tiếng Việt có thể chia làm hai loại lớn, cụ thể là:
+ Liên từ đẳng lập: chia thành 2 nhóm:
Liên từ liên hợp: (đồng thời) và, với, cùng, còn, mà… (tương phản) nhưng, mà, song, tuy…
Liên từ lựa chọn: hay, hay là, hoặc… + Liên từ chính phụ: chia thành 2 nhóm:
* Liên từ chỉ nguyên nhân - kết quả: vì, do,…
c. Chức năng:
Liên từ có chức năng làm phương tiện kết nối các từ, các vế trong câu, các câu trong đoạn văn, văn bản.
Liên từ không trực tiếp tạo thành câu nhưng với chức năng liên kết, liên từ đóng vai trò không thể thiếu trong việc tham gia làm thành phần câu.
Liên từ có tác dụng biểu thị định hướng ngữ nghĩa của phát ngôn và tạo ra cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn.
d. Danh sách hệ thống Liên từ:
Dựa vào danh sách Liên từ trong cuốn “Cách dùng hư từ tiếng Việt” (Hoàng Trọng Phiến) và cuốn “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê), kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của Trương Thị Thu Trang, chúng tôi có bảng danh sách thống kê Liên từ (thuần Việt) như sau:
Bảng danh sách liên từ thuần Việt
STT Liên từ STT Liên từ STT Liên từ STT Liên từ
1 Bằng 12 Cùng 23 Khác nào 34 Phương chi 2 Bởi 13 Dù/dầu/dẫu 24 Lẫn 35 Rằng 3 Cả 14 Để (đặng) 25 Liệu 36 Rồi 4 Chẳng những 15 Động 26 Lo 37 Song/song le
5 Chẳng nữa 16 Giá phỏng 27 Miễn 38 Số là
6 Chẳng kẻo 17 Hay/Hay là 28 Nên 39 Thà
7 Chẳng thà... còn hơn
18 Hèn chi 29 Nếu 40 Vả lại
9 Chứ 20 Hình như 31 Ngộ nhỡ 42 Với
10 Còn 21 Huống 32 Ngược
lại
11 Chưng 22 Kẻo 33 Phỏng
Trong danh sách này, một số từ như cùng, để, vì… hoạt động với hai chức năng khác nhau: liên từ và giới từ. Dưới đây, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về những trường hợp này.
Riêng từ nhỡ (lỡ) thì theo Hoàng Phê trong [14, 724] vừa là một động từ (Nhỡ tay đánh vỡ cái cốc. Nhỡ một chuyến xe), vừa là tính từ chỉ kích thước hay độ lớn vừa phải (nồi nhỡ), lại vừa là một liên từ/kết từ. Nhỡ (lỡ) chỉ là liên từ khi nó biểu thị điều sắp nêu ra là một giả thiết về điều không hay có thể xảy ra, cần tính đến để rút ra kết luận cần thiết (và thường đó chính là lý do của việc vừa nói đến). VD: Cần đánh điện, nhỡ thư không đến kịp.
e. Liên từ gốc Hán
Liên từ là một thuật ngữ thông dụng trong ngữ pháp học tiếng Hán, được đặt tên theo chức năng mà chúng đảm nhiệm, chuyên dùng để liên kết, nối kết các từ, các câu lại với nhau. Khi du nhập vào tiếng Việt, chúng được xem như một tiểu loại của kết từ hoặc quan hệ từ và mang những đặc điểm, chức năng hoạt động gần như liên từ tiếng Việt. Cũng như phó từ, liên từ gốc Hán chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong hệ thống liên từ tiếng Việt.
Theo kết quả thống kê của Phạm Thị Hồng Trung trong [24] thì có khoảng trên 30 liên từ Hán Việt. Trong danh sách này, có một số từ cần xem xét rõ hơn:
Từ vạn nhất có kết cấu song tiết tương tự phó từ Hán vạn phần. Theo Đào Duy Anh trong[1, 508], vạn phần là từ Hán Việt biểu thị nghĩa: một phần
Phiến trong [15, 277] thì vạn nhất là một liên từ gốc Hán, biểu thị điều nêu ra là giả thiết có thể xảy ra nhưng ít có khả năng. (Em cứ yên tâm ra đi, mọi việc có chúng tôi lo liệu. Vạn nhất, các cụ có tối lửa tắt đèn thì đã có chúng tôi). Vạn phần tương đương với trong muôn một, họa hoằn lắm (Vùng này không bao giờ có động đất, họa hoằn lắm chỉ có gió to làm đổ nhà). Vậy vạn nhất là một liên từ gốc Hán.
Trương Thị Thu Trang [23] có xếp nhưng vào loại liên từ thuần Việt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Lê Đình Khẩn trong [12, 95] thì nhưng là một hư từ Hán Việt.
Phạm Thị Hồng Trung xếp các từ dù, hay/hay là vào loại liên từ Hán Việt Việt hóa. Trương Thị Thu Trang [23] còn cho đây là các từ Việt hóa từ các từ Hán Việt tương ứng là tuy, hoặc/hoặc là. Tuy nhiên, cách xếp loại này chưa thỏa đáng, mặc dù nét nghĩa của chúng trong nhiều trường hợp là tương đồng. Muốn xác định rõ các từ này có phải cặp từ Hán Việt – Hán Việt Việt hóa hay không cần phải nghiên cứu về quy luật biến đổi ngữ âm. Trong nghiên cứu của Lê Đình Khẩn [12, 251-252] có xác định tuy, hoặc/hoặc giả là các liên từ gốc Hán nhưng cũng không hề nhắc đến khả năng các từ này có từ Hán Việt Việt hóa tương đương là dù/dầu/dẫu, hay/hay là. Do chưa có đủ căn cứ nên ở đây, chúng tôi tạm xếp dù, hay/hay là vào loại liên từ thuần Việt...
Như vậy, dựa theo danh sách liên từ gốc Hán của Phạm Thị Hồng Trung, đối chiếu với bản liệt kê hư từ Hán xuất hiện trong tiếng Việt với hình thức giữ nguyên hoặc đã chuyển loại của Lê Đình Khẩn [12, 397-403], chúng tôi đưa ra bảng danh sách liên từ gốc Hán như sau:
STT Liên từ (HV) STT Liên từ (HV) STT Liên từ (HV) STT Liên từ (HV)
1 Bất quản 11 Hoặc 21 Tỉ dụ 30 Vô luận
2 Bất luận 12 Hoặc giả 22 Thảng
nhược
31 Nhân
3 Bất nhiên 13 Nhi 23 Thì (Thời) 32 Vạn nhất
4 Cố nhiên 14 Như 24 Thí dụ 33 Và
(HVVH)
5 Do 15 Nhưng Thí như 34 Ví dụ
(HVVH)
6 Đồng thời 16 Nhược 25 Tuy 35 Vì
(HVVH)
7 Giả sử 17 Sở dĩ 26 Tùy
8 Giả như 18 Tại 27 Tuy nhiên
9 Giả thiết 19 Tắc 28 Tức
10 Hòa 20 Tỉ như 29 Vị
Trong danh sách này, do, vì đảm nhiệm hai chức năng: liên từ, giới từ. Cần phải dựa vào kết hợp của từ với các thành phần khác trong câu mới có thể dễ dàng xác định được khi nào từ đảm nhận chức năng là liên từ, khi nào đảm nhận chức năng là giới từ. Dưới đây chúng tôi sẽ phân biệt rõ hơn về liên từ và giới từ.