3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ
2.2.2. Liên từ thuần Việt
STT Liên từ Tần số xuất hiện (lần) Tỷ lệ (%) 1. Bằng 77 1,95 2. Bởi 106 2,68 3. Chẳng những 19 0,48 4. Cho nên 75 1,9 5. Chưng 211 5,34 6. Cùng 102 2,58 7. Dầu/Dẫu/Dù 141 3,57 8. Để 4 1,01 9. Hay/Hay là 79 2,00 10. Hễ 24 6,08 11. Huống 15 0,38 12. Mà 982 24,88 13. Nên 2 0,05 14. Nếu 30 0,76 15. Rằng 189 4,78 16. Rồi 2 0,05 17. Song le 226 5,72 18. Ví 66 1,67 19. Với 3 0,07 Tổng 2287 57,99 (3946)
(Tỷ lệ % của từng từ được tính so với tổng: Liên từ Hán Việt + thuần Việt)
Theo kết quả thống kê tư liệu ở bảng trên, chúng tôi tiến hành miêu tả theo 2 nhóm:
b1. Liên từ đẳng lập
Bao gồm các từ: với, cùng, hay/hay là.
Cùng
- Biểu thị quan hệ liên hợp, đồng nhất giữa các hoạt động, tính chất, chức năng của người hay sự vật được nói đến.
- Kết hợp ngữ pháp:
Danh từ/ngữ/cú + cùng + danh từ/ngữ/cú
VD: + “Ví bằng chẳng có ai đầu hết mà hóa ra trời đất này, thì ai giữ gìn trời đất cùng thế giới này cho ta ở được mà sống?” [13]
“danh + cùng + danh”. Cụm trời đất cùng thế giới này làm bổ ngữ cho động từ giữ gìn.
+ “Vì chưng trong kinh sách ông Khổng, và trong sách khác khiến thờ thượng đế, ắt thật thượng đế là một đức Chúa trời, làm vua Chúa cả trên hết mọi sự, cùng trên hết mọi vua Chúa.” [21]
“giới ngữ + cùng + giới ngữ”. Cụm này làm định ngữ hạn định cho danh từ vua Chúa.
+ “Ai nấy xưa nay mà chưa biết thật Chúa trời đất, cùng chưa có thờ cho nên, nay có mới sáng ra, khi có rao lệnh đức Chúa trời.” [24]
“động ngữ + cùng + động ngữ”. Các động ngữ này giữ chức năng vị ngữ trong câu.
+ “Rày thì giảng hai điều nhất trong đạo thánh đức Chúa trời, và rất sâu nhiệm, cùng rất cao: là điều giảng Sanctissima Trinitas, lời nói chẳng hết lẽ sốt, và điều giảng phép cả đức Chúa trời ra đời, làm cho ta hãi.” [133]
+ “Ấy vậy mà đức Chúa Jesu rất nhân, khi đã an ủi đầy tớ và làm những sự nhân lạ, nơi ăn sau hết ấy, cùng lời nói chẳng hết lẽ, đoạn thì ra mà đi đến nơi đức Chúa Jesu đã hay, ít nữa thằng Iuda có đến đấy cùng quân quốc mà bắt đức Chúa Jesu.” [210]
cú + cùng + cú.
- Cùng có khi đứng đầu vế để biểu thị sự đồng nhất của sự việc, tính chất…
VD: + “Ví bằng ta lấy một phép này vô cùng, mà ta ví cùng phép các vua Chúa thế gian này: dù mà lấy hết vua Chúa, từ xưa cho đến hết thế, mọi phép ấy, vì cùng phép đức Chúa trời, thật là ra không, chẳng phải phép đâu.” [37]
cùng + danh ngữ. Biểu thị sự tương đồng về hiện tượng.
Hay/ Hay là
- Biểu hiện nghĩa lựa chọn một trong hai thành phần, đối tượng, hoạt động.
- Kết hợp ngữ pháp:
A hay B
VD: + “Cho ta thưa điều ấy, thì phải hay, hễ là loài có chủ ý mình và có sáng biết, thì đức Chúa trời là Chúa cả làm nên mọi loài, có hóa ra loài ấy mà cho có ý tứ, mặc lòng chọn làm sự lành hay sự dữ.” [64]
“D + hay + D”. Cụm sự lành hay sự dữ là bổ ngữ cho động từ làm.
+ “Ai nấy ở nước An nam này mà muốn cho được làm quan, thì phải đi hầu hạ chầu chực vua Chúa, hay là chịu việc tiền năm qui thuê, thì mới khỏi vạ.” [8]
‘động ngữ (TT: đi) + hay là + động ngữ (TT: chịu)”. Động ngữ giữ chức năng vị ngữ trong câu.
- Hay là đứng ở đầu câu hoặc đầu phần câu nêu ra một trong những khả năng mà người nói chưa dám khẳng định:
VD: + “Ông Dionysio là quân tử, hay tư thiên lắm, khi ấy ở thành Hieropolo trong nước Aegyto, mà thấy sự lạ, từ đức Chúa trời hóa nên trời đất chưa từng thấy làm vậy, thì kêu cả tiếng rằng: Hay là Chúa cả sinh mọi loài bây giờ có chịu khó, hay là thế giới này tận ra.” [229]
“hay là + cú”. Hay là ở đây biểu thị sự lựa chọn khả năng của hai sự tình Chúa cả… chịu khó và thế giới này tận ra.
Với
- Biểu thị nghĩa liên hợp giữa hai hiện tượng có quan hệ qua lại, cùng hành động chung.
VD: + “Lại đức Chúa Jesu, với đức Mẹ đồng thân và người thánh kể chẳng xiết, như đánh được mọi giặc đoạn, thì trọng vọng rất mực, như phép đức Chúa trời, vào nhà thiên đàng.” [274]
“D + với + D”. Với biểu thị nghĩa liên hợp giữa hai đối tượng có cùng chung một hành động kể.Với trong trường hợp này có thể thay thế bằng và. Tuy nhiên do đã có và ở phía sau để biểu thị mối liên kết với một đối tượng nữa nên giữa hai đối tượng đầu được nói tới, với được sử dụng để liên kết nhằm tránh lặp từ.
Cần phân biệt với khi đảm nhận chức năng liên từ và khi đảm nhận chức năng giới từ:
Với có chức năng làm liên từ khi nối kết hai yếu tố ngoài đoản ngữ, cho dù hai yếu tố ấy có mối quan hệ chính phụ đi chăng nữa (theo Nguyễn Anh Quế [16, 185]). VD: Anh với tôi đều là bạn của cô ấy. với ở đây biểu thị nghĩa liên hợp của hai đối tượng anh, tôi.
Còn khi đảm nhận chức năng làm giới từ, với được dùng để nối hai yếu tố chính phụ trong đoản ngữ. Kiểu như: Tôi đi chơi với Nam. Trong câu này,
Nam là bổ tố chỉ người cùng tham gia hành động cho động từ đi chơi. (theo Nguyễn Anh Quế [16, 185]).
b2. Liên từ chính phụ
* Liên từ tương phản: Liên từ biểu thị quan hệ đối lập, nhượng bộ. Bao gồm các từ: song le, huống, chẳng những…mà còn, mà.
Huống
- Biểu hiện nghĩa so sánh sự tình ở vế trước.
- Kết hợp ngữ pháp:
Huống lọ thường đứng đầu câu, có khi giữa câu liên kết giữa hai vế. VD: + “Huống lọ người ở thế này thì phải tìm cho biết được, ai làm Chúa thật, đã sinh nên trời đất, muôn vật, mà thờ đấy.” [9]
Huống lọ đứng đầu câu, biểu thị mối liên kết giữa sự tình được nói đến trong câu với sự tình diễn ra trong câu trước đó.
+ “Vì chưng nếu vua Chúa Đại minh đời xưa khi yên ổn, thì ở trong đền, mà ngoài đền chẳng có ai thấy được, huống lọ đức Chúa trời, là vua Chúa trên hết mọi vua chúa, chẳng có ai thấy được, mà chẳng đến chịu phúc đời sau trên trời, vui vẻ đời đời vậy.” [135]
huống lọ đứng giữa hai vế câu, biểu thị mối liên hệ giữa hai vế.
Kết cấu huống lọ hiện không xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại.
- Huống chi đứng đầu vế sau, trong thế so sánh với sự tình ở vế trước. VD: + “Một bên thì ta ra lòng khiêm nhường, mà lấy ta là kẻ hèn lắm, vì chưng thì ta biết tỏ tường, bởi một mình ta, làm đí gì đí gì chẳng được sốt, mà lại ví bằng đức Chúa trời chẳng phù hộ ta liên, ta lại về không: dẫu là bản tính
chẳng giữ, thì cũng ra không vậy; huống chi là tính gratiai là loài trọng gần đức Chúa trời, bởi lòng từ bi đức Chúa trời thương vô cùng, mà đem ta lên loài tính đức Chúa trời gọi là gratia.” [54]
Tiếng Việt hiện đại vẫn sử dụng huống chi, ngoài ra còn có sử dụng từ
huống hồ với cùng một nghĩa.
Song/Song le
- Biểu hiện mối quan hệ trái ngược nhau giữa hai vế, hai ý trong câu, giữa các câu với nhau.
- Kết hợp ngữ pháp:
Dù/dầu… song le…
VD: + “Khác phép thế gian này, dù mà làm cho người được phú quí,
song le chẳng làm được cho ta ngày sau khỏi làm tiểu nhân, khốn nạn.” [5-6]
dù + động ngữ + song le + động ngữ. Biểu thị quan hệ đối ngược giữa hai hành động.
+ “Vì chưng dẫu mà đức Chúa trời cao trọng chẳng phải về ba loài ấy, mà khỏi mọi sự ba loài ấy vô cùng, song le bởi loài thứ nhất là loài những xác, như thể trời đất cùng các kì sự hay nát, ta suy lẽ được làm vậy.” [37]
dẫu + cú + song le + cú. Biểu thị quan hệ đối ngược giữa hai sự tình. - Song le/ Song có thể đứng đầu câu để liên kết câu trước, câu sau.
VD: + “Song le linh hồn là tiếng thiêng chẳng hay mòn, chẳng hay nát, chẳng hay chết, chẳng phải bởi cha mẹ mà ra, thật bởi bề trên mà có.” [6]
+ “Song ta xét ta lo trước cho đầy tớ hay là cho chủ nhà?” [7]
Song là biến thể rút gọn của song le. Trong tiếng Việt hiện đại, song
- Biểu hiện nghĩa tăng tiến.
- Kết hợp ngữ pháp: Thường kết hợp với liên từ mà (lại) thành cặp quan hệ liên từ:
Chẳng những… mà (lại)…
VD: + “Song le vua Chúa có dân vâng phép chẳng những là thưởng mà tiền bạc của cải như cha mẹ, và cửa nhà ruộng nương hơn cha mẹ nửa, mà lại
cho làm quan quyền bằng công dân thì cũng được.” [24]
“chẳng những + động ngữ + mà lại + động ngữ”. Những động ngữ này có chức năng làm vị ngữ trong câu, nêu hành động của chủ thể vua Chúa.
+ “Song le vì có tội, chẳng những là tội tổ nể truyền cho, lại có tội nhiều mình làm, cho nên sáng đạo lý đã ra mù mịt, mà người ta chia sự dối, sự thật, biết sự ngay, sự vạy, là họa.” [178]
“chẳng những + động ngữ + lại + động ngữ”. Cụm này giải thích làm rõ thêm về tính chất của tội được nói đến trước đó.
Mà
- Biểu thị mối quan hệ ngược nhau giữa hai hành động, hai tính chất. - Kết hợp ngữ pháp:
mà + động từ
VD: + “Có kẻ đi hầu hạ chầu chực vua Chúa, mà được làm quan đến khi linh hồn ra khỏi xác, những sự ấy thì phải bỏ, đem về chẳng được đí gì sốt.” [7]
“động ngữ + mà + động ngữ”. Động ngữ này làm vị ngữ, nêu hành động của chủ thể kẻ.
Mà lại + động từ
VD: + “Mà lại làm khôn, và lọn mỗi một việc ấy, bằng làm một việc mà thôi, song le đức Chúa trời một chốc thì làm việc nọ việc kia, chẳng hay kể
mà lại đứng đầu câu biểu thị quan hệ nghịch giữa hành động nói tới và hành động trong câu trước đó.
- Biểu hiện quan hệ nguyên nhân, thường đi kèm các từ: bởi, …
VD: + “Song le linh hồn là tiếng thiêng chẳng hay mòn, chẳng hay nát, chẳng hay chết, chẳng phải bởi cha mẹ mà ra, thật bởi bề trên mà có.” [6]
“bởi + D + mà + động từ”
- Mà còn nối hai mệnh đề độc lập có quan hệ logic nhân quả. Có thể thay bằng nên.
VD: + “Song le trời thì trước, bụt thì sau, vì chưng Thích-ca làm cội rễ bụt Ngô, mà sinh ra đã có trời trước ba nghìn năm đổ.” [16-17]
“vì chưng + vế 1 + mà + vế 2” - Biểu thị mối quan hệ mục đích:
VD: + “Mà ai muốn sự ấy, trước hết thì phải tìm, ai sinh ra trời che ta, ai sinh ra đất chở ta, ai sinh ra muôn vật mà nuôi ta.” [8]
+ “Hỏi cho biết mà thờ đấy, ấy là đàng phúc.” [8]
động ngữ + mà + động ngữ: thực hiện hành động thứ nhất là để thực hiện hành động thứ hai.
- Biểu thị quan hệ điều kiện: thường kết hợp với các liên từ điều kiện kiểu: nếu mà, giá mà, hễ mà… Tuy nhiên trong những trường hợp này mà mang ngữ điệu lôgic cú pháp nên có thể lược bỏ yếu tố đầu.
VD: + “Ai nấy ở nước An nam này mà muốn cho được làm quan, thì phải đi hầu hạ chầu chực vua Chúa, hay là chịu việc tiền năm qui thuê, thì mới khỏi vạ.” [8]
“D + mà + vị ngữ”. Vị ngữ ở đây có kết cấu của một động ngữ.
- Vậy mà: làm phương tiện nối đoạn văn biểu hiện sự trái ngược không ngờ. Tương đương với thế mà, mà sao, lẽ nào mà.
VD: + “Vì chưng hễ là bấy ngày thì lấy một làm lễ lạy, mà để thờ phượng đức Chúa cả làm nên mọi sự, mà khi sáu ngày đã làm việc mọn kiếm ăn kiếm mặc cho xác, như thế việc cày cấy, buôn bán, làm thơ làm thùng, cùng khác việc giống ấy, thì một ngày đừng làm mọi việc mọn ấy để mà thờ phượng đức Chúa trời hết lòng mà làm vậy thì cám ơn nhiều vô hồi vô số, chịu liên liên bởi đức Chúa cả làm nên mọi sự, mà dẫu khen ngợi đức Chúa trời rất lành rất cả, và cám ơn hết sức đấy, liên thì còn xa lắm, mà chẳng bằng ơn chịu mình vậy. Ấy vậy mà tổ tông ta khi ấy ở trong vườn vui vẻ ấy, bằng an lắm và xác và linh hồn.” [80]
- Mà thôi: dùng để thể hiện hành động cắt đứt, hoặc khẳng định đánh giá, so sánh.
VD: + “Vì chưng làm vậy thì tỏ ra là Chúa trên hết mọi sự, và trên gió rỗng thì sửa gió, và trên biển thì làm cho lặng song, và trên người ta thì chữa đã, kể chẳng xiết, có khi thì tay đá đến mà thôi, có khi thì những lời khiến.” [187, 188]
+ “Thật là Con đức Chúa Bà trọn đời đồng thân, làm Mẹ đức Chúa trời, song le có một Christo màthôi, vì chưng và đức Chúa trời và người cũng là một ngôi thứ hai, là đức Con đức Chúa trời mà chớ.” [152]
mà thôi đứng ở cuối vế câu. Ở đây xuất hiện hiện tượng “mà chớ”. Khảo sát các trường xuất hiện hiện tượng này trong cuốn “Phép giảng tám ngày” đều thấy rằng mà chớ luôn đứng cuối câu hoặc cuối vế câu để khẳng định một điều gì đó. Cách dùng này của mà chớ tương đương với cách dùng mà thôi.
Tuy nhiên, mà thôi vẫn còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại trong khi mà chớ
với nghĩa tương tự mà thôi thì hoàn toàn không có.
+ “Vì chưng dẫu muông chim cầm thú tự nhiên lo cho con, mà cái chim nhỏ hay lo và khéo hay làm tổ đọn sinh đẻ và nuôi nấng con, vì con có dùng
việc cha mẹ mà chớ, song le chưa thấy muông nào, dẫu khôn, hay lo cho cha mẹ khi đã chết.” [119]
* Liên từ kéo theo
*1. Liên từ biểu thị quan hệ nhân quả.
Bao gồm các từ: bởi, chưng, dầu/dẫu/dù, hễ, nên, cho nên.
Bởi
- Biểu hiện ý nghĩa nguyên nhân: do đâu, vì lẽ gì, tại làm sao. Trong hầu hết các trường hợp có thể thay vì bằng bởi hoặc dùng cả hai bởi vì.
- Kết hợp ngữ pháp:
Bởi đây:
VD: + “Người ta lạy trời, kính trời bởi đây mà ra quấy quá vậy.” [13]
đây là đại từ phiếm chỉ thay thế cho đối tượng đã nói đến trước đó:
trời.
Bởi đâu:
VD: + “Bây giờ phải giảng thật đức Chúa trời là ai, đức Chúa trời ở đâu,
bởiđâu mà có đức Chúa trời.” [27]
bởi đâu dùng trong câu với ý hỏi nguồn gốc của đức Chúa trời.
Bởi vì:
VD: + “Sau hết khi ai nấy về nhà mà lạy cha mẹ ông bà ông vải; bởivì có lẽ ở trong lòng mình dạy kính phụ thứ ba, là chức dưới vậy.” [23]
Bởi đấy cho nên…
VD: + “Bởi đấy cho nên trẻ nào dẫu mọn thì phải chịu phép mà giải tôi ấy, cho kẻo phải mất đời đời sự vui vẻ trên trời, nếu tình cờ phải chết khi chưa có chủ ý mình, vì đã phải mất nghĩa cùng đức Chúa trời.” [93]
Bởi… cho nên…
VD: + “Bởi những đứa ấy cho nên ra thói thế gian lấy nhiều vợ, mà đàn