3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ
3.4. Phân biệt liên từ và giới từ
Phân biệt Liên từ và Giới từ trong tiếng Việt là một vấn đề khá nan giải và phức tạp mà không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra được ranh giới chính xác. Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về hai tiểu loại hư từ này, chúng còn được xếp chung vào cùng một loại gọi là “kết từ” hay “quan hệ từ”.
Đào Thanh Lan [13, 119] quan niệm: Có thể chia kết từ làm hai loại dựa theo kiểu quan hệ được diễn đạt là giới từ và liên từ.
Đinh Văn Đức [9, 207] cũng có viết: “ Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ. Trong tiếng Việt còn có những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là các “từ nối” hoặc “quan hệ từ”… Các “quan hệ từ”, theo ngữ pháp truyền thống xưa nay được chia ra làm hai từ loại nhỏ là “liên từ” và “giới từ”.
- Liên từ và Giới từ có điểm chung: đều là những hư từ diễn đạt các quan hệ logic, dùng để nối các từ, các tổ hợp từ, các câu.
- Điểm khác nhau giữa chúng:
Đinh Văn Đức trong [9, 213] viết: Đối với nhiều ngôn ngữ việc xác lập đối lập Liên – Giới là cơ sở xác đáng. Đối lập đó được đưa ra theo hai tiêu chí:
a) Kiểu đơn vị được liên kết.
b) Bản chất quan hệ giữa các đơn vị được liên kết. Có thể hình dung: Quan hệ
Đơn vị
Đẳng lập Chính phụ
Từ Liên từ Giới từ
Câu Liên từ Giới từ (Liên từ phụ
thuộc) Theo Đào Thanh Lan trong [13, 119-120]:
Giới từ: diễn đạt quan hệ chính phụ thường dùng để nối định ngữ với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ.
Liên từ: diễn đạt quan hệ bình đẳng (đẳng lập) về ngữ pháp hoặc quan hệ liên hợp qua lại về ngữ pháp và ý nghĩa (khi nối các vế câu). Có liên từ bình đẳng và liên từ qua lại (chính phụ).
Theo Nguyễn Anh Quế trong [17, 149]:
Trong phạm vi động ngữ nếu giới từ chủ yếu được dùng để nối yếu tố chính với yếu tố phụ thì liên từ chủ yếu là dùng để nối yếu tố cùng loại. Nhưng
cũng như giới từ, liên từ không chỉ là từ nối các yếu tố trong đoản ngữ mà chúng còn được dùng để nối các vế câu, các đoạn văn.
Các quan hệ do liên từ biểu thị không đa dạng như giới từ và chúng có đặc điểm khác giới từ ở chỗ cùng một quan hệ có thể biểu thị bằng nhiều liên từ khác nhau.
Về cơ bản, chúng ta có thể đưa ra điểm khác nhau giữa Giới từ và Liên từ như sau:
- Giới từ: làm phương tiện nối kết các yếu tố có quan hệ chính phụ trong đoản ngữ, hoặc trong câu có thành phần phụ phát triển.
- Liên từ: làm phương tiện nối kết các yếu tố có quan hệ đẳng lập, giữa các vế trong câu ghép có quan hệ chính phụ.
Để có thể phân biệt chính xác giữa liên từ và giới từ cần phải dựa vào chức năng của các thành tố trong cấu trúc và ý nghĩa ngữ pháp mà hư từ đó biểu thị. Cách hiểu đơn giản nhất để phân biệt giữa liên từ và giới từ là: Giới từ diễn đạt quan hệ chính phụ, Liên từ diễn đạt quan hệ liên hợp. Tuy nhiên cũng có thực tế trong tiếng Việt, có những hư từ đảm nhận cả hai chức năng, vừa làm giới từ vừa làm liên từ. Ví dụ: vì, do, để, cùng… Bởi thế, để xác định nó thuộc tiểu loại hư từ nào cần căn cứ vào kết hợp của nó với các thành phần khác trong phát ngôn.
VD: - Hư từ “để”:
+ Giới từ: Tôi mua bánh kẹo để tiếp khách [13, 119]
“Để” có ý nghĩa mục đích. + Liên từ:
Anh mách với mẹ, để nó phải chịu đòn. [15, 95]
“Để” có sự tương ứng với từ chỉ nguyên nhân, “để” kết nối 2 vế trong câu ghép có quan hệ chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả.
Như vậy, dựa vào hai ví dụ trên, ta có thể thấy “để” đảm nhiệm cả hai chức năng ngữ pháp, để phân biệt được vai trò của nó phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
- Hư từ “cùng”:
+ Liên từ: Nàng về nuôi cái cùng con. [15, 71]
“Cùng” biểu thị nghĩa quan hệ logic đồng nhất, như nhau. + Giới từ: Việc này biết nói cùng ai? [15, 71]
“Cùng” biểu thị nghĩa liên đới của đối tượng đối với chủ thể. - Hư từ “vì”:
+ Liên từ: “Vì mệt, mặt người ấy nhợt nhạt”. [16, 178]
vì mệt là trạng ngữ chỉ nguyên nhân của sự tình ở phía sau. + Giới từ: “Mặt người ấy nhợt nhạt vì mệt”. [16, 178]
vì nối yếu tố phụ chỉ nguyên nhân mệt (ở đây là trạng tố) với từ trung tâm nhợt nhạt (ở đây là động từ vị ngữ).
* * *
Trên đây là một số cơ sở lý thuyết được sử dụng cho luận văn này. Đó là những quan điểm của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, sẽ là kim chỉ nam cho chúng tôi trong việc xác định hư từ và tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả cũng như phân tích dưới đây. Cụ thể, phần miêu tả hoạt động của phó từ, liên từ, giới từ, chúng tôi căn cứ theo dữ liệu miêu tả của Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Cách dùng hư từ tiếng Việt”, có tham khảo miêu tả của tác giả Nguyễn Anh Quế trong “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại”.
CHƯƠNG II
MIÊU TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓ TỪ, LIÊN TỪ, GIỚI TỪ TRONG “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY”.
2.1. Phó từ
Phó từ gốc Hán
a. Bảng danh sách phó từ gốc Hán trong “Phép giảng tám ngày”.
STT Từ Phó từ Tần số xuất hiện (lần) Tỷ lệ (%) Hán Việt HVVH 1. Cực + 12 0,56 2. Đang + 20 0,94 3. Hằng + 28 1,4 4. Thường + 4 0,18 5. Tự nhiên + 17 0,80 6. Tức thì + 6 0,28 Tổng 87 4,12
(Tỷ lệ % của từng từ được tính so với tổng: Phó từ gốc Hán + phó từ thuần Việt= 2110)
b. Miêu tả:
Theo kết quả thống kê ở trên, chúng tôi tiến hành miêu tả phó từ gốc Hán có trong “Phép giảng tám ngày”.
Cực (thuộc nhóm phó từ trình độ)
- Biểu thị mức độ cao nhất, đạt đến đỉnh điểm, đến mức không thể cao hơn được nữa. Thường kết hợp với vị từ tính chất đơn âm tiết như: trọng, vui.
- Kết hợp ngữ pháp:
VD: + “Ba đấng ở trên thiên đàng, mà chầu chực đức Chúa trời liên, cũng chẳng có quen xuống hạ giới này, là hòa, khi có việc gì rất và cực trọng, thì mới xuống làm việc ấy mà thôi, cho được ở liên khen ngợi đức Chúa trời.” [63]
“cực trọng” có chức năng làm vị ngữ thuyết minh về tính chất cho “việc gì”. (C-V). Cụm C-V này lại có chức năng bổ ngữ cho động từ có.
Trong ví dụ này, đáng lưu ý cụm “rất và cực trọng”. Rất và cực đều là hai phó từ, chúng tạo thành một cụm từ đẳng lập nhờ từ và: rất và cực (Thuần Việt + Hán Việt) để cùng bổ nghĩa cho trung tâm trọng, có tác dụng nhấn mạnh thêm về tính chất. Cách kết hợp hai phó từ với nhau bằng từ nối để cùng bổ nghĩa cho một trung tâm như thế này không hề xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại. Rất có thể ở giai đoạn này, cực còn mang chút ít tính chất của thực từ, chưa đủ để phụ về mức độ cho trung tâm nên cần phải dùng thêm từ rất.
Trong ví dụ này có sự xuất hiện của từ liên, nó nằm trong kết cấu động ngữ “chầu chực đức Chúa trời liên” (V+O+liên), “ở liên” (V+liên). Theo [1, 238] liên là từ Hán-Việt có nghĩa “liền với nhau”. Theo [14, 566], liên là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, có nghĩa “có liên quan đến hai hay nhiều ngành, nhiều tổ chức cùng cấp”. Cách dùng từ đơn tiết liên như thế này không xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại. Có thể thấy, liên trong ví dụ này có thể thay thế bằng luôn.
+ “Ma quỉ thấy vậy mà kiêu ngạo, thì nói rằng: “Sự làm sao cho tao chịu được, cho có người bởi đất mà ra, lại ngồi ở được tòa cực trọng cực vui, tao đã mất đi, mà tao là tính những thiêng liêng, ngồi ở trong địa ngục, mà chịu những sự rất khốn khó ru?” [82]
“cực trọng cực vui” là hai ngữ tính từ, đảm nhận chức năng làm định ngữ hạn định về tính chất cho “toà” (D+định ngữ). Hai ngữ tính từ này đều được dùng với phó từ cực có ý nghĩa nhấn mạnh, tạo sự tương xứng, hài hòa về
Đang (thuộc nhóm phó từ thời gian)
- Biểu thị sự việc, hiện tượng, hành động còn đang diễn tiến chưa kết thúc trong thời điểm được xem là thời điểm mốc. Ngoài ra còn biểu thị một hành động đang xảy ra trong mối tương quan với một hành động khác. Khi đó, nó có thể đánh dấu một hành động trong quá khứ, trong hiện tại cũng như tương lai.
- Kết hợp ngữ pháp:
Đang + (PT) + Động từ
VD: + “Đến khi đang ngủ, thì đức Chúa trời lấy một xương sườn cụt ông Adam ra, mà để vào thịt thay nó, lại làm xương ấy nên xác đàn bà, hình cũng một tuổi đồ bằng ông Adam, mà lại hóa nên linh hồn đem vào trong xác ấy” [76] đang nằm trong kết cấu giới ngữ có ý nghĩa thời gian: “đến khi đang ngủ”. [giới từ đến + danh ngữ thời gian (danh từ thời gian khi + ngữ động từ)]
+ “Mà khi đang làm việc ấy hết sức, thì đức Chúa trời lộn tiếng nó, cho nên ai nấy chẳng biết tiếng anh em” [102] đang nằm trong kết cấu danh ngữ thời gian có định tố là ngữ động từ: “khi đang làm việc ấy hết sức”. [danh từ thời gian khi + động ngữ]
Đang trong ví dụ này đánh dấu một hành động đang diễn ra thì có một hành động khác xen vào.
- Cũng chính vì khả năng biểu thị những hành động tương quan về mặt thời gian được đánh dấu bằng khi đang A thì B mà đang còn có thể tổ hợp với những từ chỉ thời gian trừu tượng như đang khi, đang lúc, đang kì.
VD: + “Mà lại nhật thực ấy một giờ rưỡi làm tối mặt trời, đang khi đức Chúa Jesu còn sống chịu tội trên cây Crux, như thể đèn trời dẫu chẳng sống thì
hổ ngươi, mà chẳng cho ai thấy Con đức Chúa trời, làm nên mọi sự, có chịu xấu hổ từng ấy” [229]
Trong cuốn “Phép giảng tám ngày”, chúng tôi chỉ bắt gặp tổ hợp đang khi, không xuất hiện các tổ hợp với nghĩa tương đương đang lúc, đang kì. Trên thực tế, trong tiếng Việt hiện đại xuất hiện cả 3 tổ hợp này nhưng đang khi hiếm gặp hơn. Điều này cho thấy, từ đoạn thế kỉ XVII đến nay đã có một sự chuyển biến trong việc sử dụng tổ hợp đang khi. Sự xuất hiện của tổ hợp đang lúc đã và đang dần thay thế tổ hợp đang khi. Đang khi ít được sử dụng hơn vì khi có tính chất hư hóa cao hơn lúc.
Khảo sát trong tác phẩm, “đang” xuất hiện 20 lần, trong khi đó “đương” không hề xuất hiện, điều này đã chứng tỏ khả năng trong giai đoạn này, phó từ Hán Việt Việt hóa này được sử dụng phổ biến, còn phó từ gốc Hán “đương” dường như vắng mặt.
Hằng (thuộc nhóm phó từ thời gian)
- Làm phó từ chỉ thời gian, biểu thị sự liên tục, lặp lại đều về thời gian; hoặc biểu hiện sự liên tục của hoạt động, tâm lý, tình cảm với nghĩa: thường thường, luôn luôn. Hư từ Hán Việt hằng trong tiếng Việt có thể được thay thế bằng thường, thường thường.
- Kết hợp ngữ pháp:
Hằng + Vị từ (động từ, tính từ)
VD: + “Có hằng sống vậy bởi đức Chúa trời cho chúng tôi làm vậy, có trông cậy thể ấy chăng?”. [314] PT + ĐT hằng sống có chức năng bổ ngữ cho động từ có.
+ “Sự chọn ấy đức Chúa trời cũng đã cho các thiên thần, mà vậy có chọn vâng phép đức Chúa trời, là vua Chúa cả, mặc ý mình thì chịu được phúc vui vẻ
vậy, mà thiên thần ngụy bằng tội mình, thì chịu hình đời đời vậy”. [65] (PT + TT hằng nằm trong kết cấu tính ngữ hằng bền vững vô cùng vậy, là thành phần phụ trước trung tâm bền vững, tính ngữ này giữ chức năng vị ngữ trong câu).
- Đôi trường hợp, hằng được lặp lại thành hằng hằng biểu thị sự liên tục của hoạt động tâm lý:
VD: + “Vì chưng trên trời thì có thiên đàng: ai đến được trên ấy, thì chịu
hằnghằng vui vẻ vậy” [8]
+ “Lại đức Cha thì yêu con hằng hằng đời đời vậy, mà đức Con cũng yêu đức Cha như vậy”. [139]
Ở ví dụ này, kết cấu ngữ pháp lại là : Động từ + (O) + hằng hằng
Kết cấu song tiết hằng hằng được sử dụng ở giai đoạn này đến nay không còn xuất hiện. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hằng hằng tương ứng với cách dùng
mãi mãi hiện nay.
Hiện trong tiếng Việt hiện đại chỉ còn cách sử dụng từ đơn tiết hằng. Nó không chỉ được sử dụng trong kết hợp với vị từ như giai đoạn thế kỉ XVII mà còn mở rộng trong kết hợp với danh từ chỉ thời gian như: hằng ngày, hằng giờ…
VD: + “Hằng ngày, nó đến cơ quan từ 7 giờ.” + “Nó mong ngóng mẹ hằng giờ”.
Thường
- Biểu thị sự lặp lại nhiều lần của hành động. Tương đương với luôn luôn, thường xuyên.
- Kết cấu ngữ pháp:
VD: “Chẳng lọ là che một hai nước, như thường làm, mà lại che cả và thiên hạ, cho nên no mọi nơi phải tối tăm mù mịt, chưa hề thấy lần nào làm vậy.” [229]
thường + ĐT. Đây là một kết cấu động ngữ, đứng sau như để biểu thị sự đối chiếu với hành động được nêu ở vế trước.
Thường + cú
VD: “Bởi đấy ta suy lẽ, thật hãy còn có đời sau, mà đời ấy đức Chúa trời, là Chúa cả mọi sự, thật là chí linh chí công, mà thường kẻ lành chịu phúc vui vẻ đời đời bằng công mình, lại phạt kẻ dữ chịu bằng tội mình, mà khốn nạn đời đời vậy.” [49]
thường + cú. Thường đứng trước một cú có nghĩa tương đương với quán ngữ xuất hiện nhiều trong tiếng Việt hiện đại thường thì. Chúng biểu thị sắc thái khẳng định về lẽ phổ biến, chung như thế của một sự tình.
Hằng và thường/thường thường có thể thay thế cho nhau trong đa số các trường hợp khi được dùng trước vị từ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại,
thường/thường thường được sử dụng phổ biến hơn hằng. Hằng được sử dụng trước vi từ chủ yếu biểu thị tính liên tục của một hoạt động tâm lý, tình cảm, trong khi đó biên độ của thường rộng hơn (không giới hạn ở hoạt động tâm lý, tình cảm).
Tự nhiên
- Biểu thị cử chỉ, hành động diễn ra như nó vốn thế, không thể khác được.
Tự nhiên ở đây được sử dụng tương đương với tất nhiên.
- Kết hợp ngữ pháp:
Tự nhiên + (PT) + Động từ
VD: + “Vì vậy linh hồn ta, khi đã ra khỏi xác, thì hãy còn sống, mà tự nhiên chẳng hay chết” [120]
Tự nhiên + Cú
VD: + “Song le muông dữ nào, như thể muông sư tử, con hùm, chó sói, khi còn sống thì ta dái, mà tự nhiên ta trốn nó, vì bằng đã đánh chết muông nào dữ, chẳng còn có gì mà dái nó nữa, mà con trẻ nhỏ thì bắt nanh nó hay là vuốt nó dẫu sắc, mà chơi ác vậy, cũng chẳng có dái gì” [130]
tự nhiên bổ sung ý nghĩa cho động từ trốn. Tự nhiên được đảo ngược vị trí lên trước cụm C-V có chức năng nhấn mạnh ý nghĩa: vì dái (sợ) hùm, cọp… nên hành động trốn là điều chắc chắn, đương nhiên phải xảy ra. Bởi vậy,
tự nhiên có nghĩa tương đương với tất nhiên. Với kết cấu nằm ngoài đoản ngữ như thế này, tự nhiên có tư cách của tính từ.
Tức thì (biến âm của từ Hán Việt tức thời [1, 426]) - Biểu hiện nghĩa tức thời của hành động.
- Kết hợp ngữ pháp:
Tức thì + Vị từ
VD: + “Người tối mắt thì làm thế ấy cho chóng, có đi, có rửa, mà tức thì
sáng con mắt ra.” [196]
“tức thì + ĐT” biểu thị nghĩa kết quả ngay lập tức của hành động “có đi, có rửa”. Tức thì nằm trong kết cấu động ngữ có động từ trung tâm sáng. Nó