V Lợi nhuận sau thuế Trđ (28.238) 24.278 52.516 185,
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chính sách sản phẩm: Hệ thống sản phẩm dịch vụ của KND chưa thực sự đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch. Giữa các loại phòng chưa có sự khác biệt rõ rệt về kiến trúc phòng, về các trang thiết bị nên chưa tạo được ấn tượng sâu sắc cho khách.
Chính sách phân phối: việc phân phối qua mạng lưới internet nhiều khi còn bất cập như không cập nhật kịp thông tin phòng trống gây nhầm lẫn cho nhân viên khi bán phòng cho khách.
Chính sách xúc tiến: Các công cụ xúc tiến còn kém linh hoạt, chưa phong phú. Kinh phí cho hoạt động quảng cáo còn hạn chế. Công tác quảng cáo được tiến hành xong vẫn chưa thực sự gây dựng được hình ảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách.
Chính sách con người: KND còn thiếu đội ngũ nhân viên marketing dày dặn kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên của KND còn một số hạn chế như: trình độ ngoại ngữ còn thấp, chưa có khả năng sáng tạo trong công việc...
*Nguyên nhân:
KND mới thành lập, do vậy còn gặp nhiều khó khăn về vốn và kinh nghiệm thực tế. Nguồn kinh phí dành cho cho hoạt động marketing còn hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách marketing – mix để thu hút KNĐ.
Nguồn kinh phí dành cho cho hoạt động marketing còn hạn chế, dẫn đến việc đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chính sách phân phối, xúc tiến, quảng cáo hình ảnh KND đến tay người tiêu dùng cũng không được quan tâm đúng mức nên KND chưa thu hút được thêm nhiều những tập khách hàng mới. Chính sách đào tạo nhân viên cũng gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí.
Công tác marketing của khu nghỉ dưỡng vẫn còn bị thụ động trong cách tiếp cận với thị trường, chủ yếu là nghiên cứu sau khi khách đã tiêu dùng dịch vụ hoặc thông qua các nguồn thông tin từ các hãng gửi khách.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các khu nghỉ dưỡng trên cùng địa bàn cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách marketing – mix để thu hút khách du lịch nội địa của khu nghỉ dưỡng.