Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKÔNG (Trang 29 - 30)

Chỉ tiêu này giúp ta biết được hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như trong năm 2007, hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng rất tốt, chỉ số chỉ dừng lại ở con số 0,34%, chứng tỏ ngân hàng đang làm việc có hiệu quả về hoạt động tín dụng, các khoản nợ quá hạn rất thấp. Nhưng đến năm 2008 chỉ số này đột nhiên tăng 2,18% khiến chỉ tiêu này tăng đến 2,52%. Và đến năm 2009 đã giảm xuống còn 1,91%. Nguyên nhân của việc chỉ tiêu này thay đổi như vậy là do trong năm 2007 do doanh số cho vay của ngân hàng còn thấp, nên ngân hàng có khả năng quản lý tốt các khoản nợ phải thu của mình. Nhưng đến năm 2008 việc doanh số tăng vượt bậc, dẫn theo nợ quá hạn của khách hàng cũng tăng theo. Ví dụ như trong khoản vay cho nông nghiệp, các hộ gia

đình đi vay vốn ngân hàng về nhằm mục đích tăng gia sản xuất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp thiên tai, hạn hán, mất mùa, không có năng suất. Từ đó làm cho những hộ gia đình càng gặp khó khăn hơn. Trong trường hợp như vậy, ngân hàng chỉ có thể cho khách hàng gia hạn thêm khoản nợ, hay sẽ chuyển những khoản nợ đó thành nợ quá hạn, nợ xấu. Đến năm 2009 tỷ lệ này có xu hướng giảm, tuy rằng phần nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng trong năm 2009, nhưng do ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục tốt, những chính sách nhằm tăng khả năng thu nợ của khách hàng. Vì vậy hiệu quả tín dụng trong năm 2009 có phần cải thiện hơn so với năm 2008 và đang có xu hướng phát triển tốt hơn.

Tuy rằng đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhưng nó không thể đánh giá chính xác rằng chỉ tiêu này tăng là ngân hàng đang làm việc không hiệu quả, rủi ro cao. Bên cạnh phần nợ quá hạn, hoạt động tín dụng ngắn hạn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do các yếu tố bên ngoài tác động vào.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKÔNG (Trang 29 - 30)