Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro, ở bất kỳ một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào thì hoạt động trong kinh tế thị trường cũng đều gặp phải tình trạng nợ quá hạn. Nợ quá hạn là vấn đề quan tâm hàng đầu được đặt ra đối với một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng trong hoạt động. Đối với khoản vay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà không trả nợ đúng hạn thì có thể xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nếu được ngân hàng đồng ý thì khách hàng đó mới được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nếu ngân hàng không đồng ý thì khoản nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa khoản cho vay đó của ngân hàng có thể bị rủi ro. Muốn giảm thiểu được nợ quá hạn thì ngân hàng cần phải giám sát các món vay và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa khả năng thất thu của ngân hàng.
Bảng 4.5: Tình hình nợ quá hạn của MDB từ 2007 đến 2009
Đvt: triệu đồng
Các khoản mục Năm Chênh lệch
2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 2007 2008 2009 - Nông nghiệp - thuỷ sản 679 7.323 10.583 6.644 3.260 - TM-SXKD-DV 2.080 8.198 14.651 6.118 6.453 - Tiêu dùng 0 3.558 585 3.558 -2.972 - Cho vay khác 287 3.852 3.953 3.565 101 TỔNG CỘNG 3.047 22.931 29.773 19.884 6.842 Nguồn: Phòng tín dụng MDB
Như ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm, đặc biệt là từ năm 2007 – 2008 tăng đến 19.884 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh, vì vậy việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó phần nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao nhất là phần nợ về sản xuất kinh doanh. Qua đó ta càng thấy rõ, cho vay SXKD tăng nhanh, nhưng đi kèm theo là phần rủi ro về nợ quá hạn vì các doanh nghiệp vay vốn, khi việc kinh doanh thất bại, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Nợ quá hạn tăng nhanh đến như vậy thực sự là một thử thách khó khăn cho ngân hàng, nếu phần nợ quá hạn tăng cao sẽ đem lại nguy cơ phá sản của ngân hàng. Có thể năm 2008 tăng cao đến như vậy là do doanh số cho vay tăng nhanh, ngân hàng không thể kiểm soát nổi nguồn vốn vay của khách hàng. Đến năm 2009 tuy rằng nợ quá hạn vẫn còn tăng nhưng chỉ tăng 6.842 triệu đồng so với năm 2008, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã có nhiều biện pháp khắc phục được tình trạng nợ quá hạn của khách hàng, có các chính sách thu nợ tốt hơn. Tuy nhiên việc nợ quá hạn tăng cao không phải là ngân hàng hoạt động không hiệu quả, lý do tăng cao là vì trong 2 năm 2008 -2009 doanh số cho vay của ngân hàng tăng rất cao nên việc nợ quá hạn tăng là việc không thể tránh khỏi.