Bảng 4.6 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của MDB từ 2007-2009
Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Vốn huy động Đồng 828.159 531.451 907.150 -25.528 8.608.988
Doanh số cho vay Đồng 1.440.224 1.889.966 3.025.504 449.742 1.135.538
Doanh số thu nợ Đồng 785.333 1.904.517 2.336.784 1.119.184 432.267
Dư nợ Đồng 886.130 871.579 1.560.298 -14.551 688.719
Nợ quá hạn Đồng 3.046 21.930 29.772 18.884 7.842
4.2.1. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động :
Tỷ số này cho ta biết được khả năng tự đáp ứng nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
- Nếu ở năm 2007 trong 1,07 đồng dư nợ ngắn hạn thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn tự huy động. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện tốt việc huy động vốn và chuyển đồng vốn huy động được sang phần dư nợ.
- Đến năm 2008 do tình hình cho vay ngắn hạn tăng nhanh, nên trong 1,64 đồng dư nợ có sự đóng góp của một đồng vốn tự huy động. Tuy rằng tỷ lệ này tăng lên, nhưng vì hoạt động cho vay tăng nhanh, khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng không đáp ứng kịp. Tuy vậy, do tỷ lệ tăng rất nhỏ cho thấy ngân hàng cũng đã huy động vốn khá hiệu quả để cố gắng đáp ứng nhu cầu số vay cho khách hàng. - Năm 2009 tỷ số này là 1,72 phần chênh lệch giữa 2 năm của 2 tỷ số cũng được giảm xuống. Điều này nói lên tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nửa công tác huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng quy mô ngân hàng nói chung và mở rộng quy mô lĩnh vực tín dụng nói riêng.
4.2.2. Chỉ tiêu hệ số thu nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu này nói lên khả năng thu nợ của khách hàng, tỷ số càng cao chứng tỏ việc thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả và rủi ro về việc cho vay cũng được giảm bớt. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này là 55%, đến năm 2008 đã tăng lên 101%, nhưng đến năm 2009 chỉ tiêu này đã giảm 24% còn 77%. Việc chỉ số này tăng từ 55% đến 101% đã chứng tỏ công việc thu nợ của ngân hàng làm việc có hiệu quả, khách hàng trả số nợ đúng hạn như đã cam kết. Nhưng đến năm 2009 chỉ tiêu này lại giảm phản ánh việc thu nợ của ngân hàng gặp một ít khó khăn, có thể là do doanh số tăng nhanh nên việc nợ quá hạn kèm theo cũng là điều hiển nhiên. Ví dụ như về hoạt động cho vay SXKD, do tính chất nền kinh tế nước ta hiện nay, việc kinh doanh của các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn lưu động đủ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng khi công việc kinh doanh thất bại, thì khoản nợ sẽ là một gánh nặng. Và khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, tương đương việc ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi khoản nợ của mình. Tuy nhiên việc tỷ số thu nợ giảm không có ý nghĩa là ngân hàng thu nợ không hiệu quả, có thể đó là những phương án của ngân hàng cho những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, kéo dài khoản nợ… Như vậy ngân hàng sẽ có thêm uy tín và sẽ không mất đi một số khách hàng.
4.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này giúp ta biết được hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như trong năm 2007, hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng rất tốt, chỉ số chỉ dừng lại ở con số 0,34%, chứng tỏ ngân hàng đang làm việc có hiệu quả về hoạt động tín dụng, các khoản nợ quá hạn rất thấp. Nhưng đến năm 2008 chỉ số này đột nhiên tăng 2,18% khiến chỉ tiêu này tăng đến 2,52%. Và đến năm 2009 đã giảm xuống còn 1,91%. Nguyên nhân của việc chỉ tiêu này thay đổi như vậy là do trong năm 2007 do doanh số cho vay của ngân hàng còn thấp, nên ngân hàng có khả năng quản lý tốt các khoản nợ phải thu của mình. Nhưng đến năm 2008 việc doanh số tăng vượt bậc, dẫn theo nợ quá hạn của khách hàng cũng tăng theo. Ví dụ như trong khoản vay cho nông nghiệp, các hộ gia
đình đi vay vốn ngân hàng về nhằm mục đích tăng gia sản xuất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp thiên tai, hạn hán, mất mùa, không có năng suất. Từ đó làm cho những hộ gia đình càng gặp khó khăn hơn. Trong trường hợp như vậy, ngân hàng chỉ có thể cho khách hàng gia hạn thêm khoản nợ, hay sẽ chuyển những khoản nợ đó thành nợ quá hạn, nợ xấu. Đến năm 2009 tỷ lệ này có xu hướng giảm, tuy rằng phần nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng trong năm 2009, nhưng do ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục tốt, những chính sách nhằm tăng khả năng thu nợ của khách hàng. Vì vậy hiệu quả tín dụng trong năm 2009 có phần cải thiện hơn so với năm 2008 và đang có xu hướng phát triển tốt hơn.
Tuy rằng đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhưng nó không thể đánh giá chính xác rằng chỉ tiêu này tăng là ngân hàng đang làm việc không hiệu quả, rủi ro cao. Bên cạnh phần nợ quá hạn, hoạt động tín dụng ngắn hạn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do các yếu tố bên ngoài tác động vào.
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay:
Giải pháp 1: Kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay và tăng cường khoản cho vay ngắn hạn đối với ngành sản xuất kinh doanh:
Như đã phân tích, doanh số cho vay SXKD tăng nhanh qua mỗi năm, cho thấy nhu cầu vay vốn để đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh. Cho vay SXKD sẽ đem lại cho ngân hàng những khoản lợi nhuận khá cao, vì nhu cầu vốn cần thiết để đưa vào SXKD và đầu tư của các doanh nghiệp là rất cao, từ đó đem lại phần lãi suất hấp dẫn cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng nên chú ý đến các điểm sau:
- Công tác thẩm định tốt, xác định đúng mục đích vay vốn của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Cần thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, thông qua các báo cáo tài chính của công ty, báo cáo thu nhập cá nhân, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về bản thân. Việc nắm bắt kịp thời những thông tin chính xác sẽ giúp cho ngân hàng hoạch định được các chiến lược trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, và sẽ phần nào hạn chế phần rủi ro phát sinh.
- Trước khi ký hợp đồng ngân hàng nên thỏa thuận rõ hơn về thời gian trả nợ và lãi suất để khách hàng hiểu rõ về khoản nợ và thời gian trả nợ. Khi khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng nên gia hạn thêm khoản nợ để đảm bảo khả năng thu được khoản nợ.
- Cân đối các khoản cho vay trong các ngành còn lại, có thể giảm bớt những khoản cho vay không hợp lý, đem lại rủi ro cao.
Giải pháp 2: Thực hiện chính sách thu hồi nợ rộng rãi:
Ngân hàng thực hiện các chính sách gia hạn phần nợ khi quá hạn hay đối với các khoản nợ xấu. Như vậy ngân hàng sẽ hạn chế được phần nợ khó đòi và cũng sẽ có thêm phần lợi nhuận tư khoản lãi suất khi khách hàng gia hạn nợ.
Quy định các khoản lãi suất khác nhau tùy theo thời gian gia hạn nợ của các khách hàng.
Các nhân viên thường xuyên theo dõi tình hình các khoản nợ gần đến hạn và nhắc nhở khách hàng khi khoản nợ đã đến hạn.
Đối với những trường hợp khách hàng không đủ khả năng hoàn trả khoản nợ, ngân hàng có thể xem xét giảm mức lãi suất ở mức có thể nhằm giúp tăng uy tín của ngân hàng.
Giải pháp 3: Phát hành thêm cổ phiếu, huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài, để gia tăng doanh số cho vay cho tất cả các ngành, đảm bảo cho phần nợ quá hạn bị chiếm dụng:
Việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp cho ngân hàng có thêm nguồn vốn để đảm bảo cho khoản nợ quá hạn, hay nợ xấu của ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng chuẩn bị tốt về nguồn vốn, tránh tình trạng nhiều khách hàng lớn rút tiền cùng lúc gây khó khăn cho việc hoàn trả tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm giảm bớt phần lợi nhuận cho ngân hàng vì phải chia bớt phần lợi nhuận của mình cho cổ đông.
Giải pháp 4: Thực hiện chính sách thu nợ chặt chẽ: Thúc đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, giảm bớt những khách hàng không có uy tín, chiếm dụng khoản nợ lâu hơn thời gian ký hợp đồng.
Để thực hiện giải pháp này, ngân hàng có thể sẽ mất một số khách hàng, nhưng sẽ giảm bớt được phần nợ quá hạn và phần nợ xấu của ngân hàng. Nhưng đảm bảo cho nguồn vốn của ngân hàng sẽ thu hồi được tránh thất thoát nguồn vốn. Có các chính sách thu hồi nợ tốt, đối với những trường hợp không thể thu hồi nợ được có thể nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận:
Qua quá trình tìm hiểu tình hình cho vay ngắn hạn tại MDB, ta thấy mặc dù lúc trước ngân hàng chỉ là một ngân hàng thương mại nhỏ hoạt động chủ yếu ở trong tỉnh An Giang nhưng tình hình hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng luôn tăng trưởng rất nhanh và ổn định qua các quý đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh nhà, thông qua việc đầu tư, thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Để có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng thì mỗi cán bộ cần thực hiện và quán triệt đúng những chủ trương, chính sách tín dụng của MDB. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ phục vụ khách hàng phải ân cần, niềm nở, đánh giá khách hàng phải khách quan trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng.
Những thành tựu đạt được:
Sau hơn 15 năm đi vào hoạt động, MDB đã từng bước khẳng định uy tín và chất lượng của mình. Khi mới thành lập MDB chỉ chủ yếu hoạt động phục vụ cho các khách hàng trong tỉnh. Nay ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Vốn điều lệ tăng từ 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm, lợi nhuận đem lại tăng đều qua các năm ( năm 2007: 50 tỷ, năm 2008: 66 tỷ, năm 2009: 100 tỷ).
Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được MDB còn tồn tại nhiều hạn chế như: Nợ quá hạn của ngân hàng vẫn còn rất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng nếu như khách hàng rút lượng tiền mặt nhiều. Số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn chưa cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngân hàng thương mại, MDB còn phải đối đầu với nhiều sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác.
5.2 Khuyến nghị:
Trong thời gian qua Ngân hàng phát triển với xu hứơng đặt tín dụng đối với sản xuất kinh doanh lên vị trí hàng đầu nó đã góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà ngày càng được niềm tin của người dân. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả tín dụng để phục vụ cho khách hàng ngày càng tốt hơn thì Ngân hàng cần để ý một số vấn đề:
- Tăng cường cường công tác quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng, huy động tối đa nguồn vốn trên địa bàn. Với sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng thương mại hiện nay, để khách hàng biết đến nhiều hơn về mình ngân hàng cần có nhiều chương trình quảng cáo, thông báo tình hình lãi suất, cũng như giới thiệu các sản phẩm mới của ngân hàng đến công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc in các biểu ngữ đặt ở những nơi đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nên chú trọng việc xây dựng và cập nhật thông tin trên trang web của ngân hàng. - Ngân hàng phát triển MêKông cần phải xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, mối quan hệ này luôn tồn tại khách quan, tồn tại và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Cần phải đánh giá và coi trọng khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín để thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài nhằm tăng doanh số cho vay.
- Mạng lưới kênh phân phối:
+ Mạng lưới truyền thống: Đó là hệ thống kênh phân phối qua các mạng lưới chi nhánh – phòng giao dịch, qua kênh phân phối này ngân hàng sẽ cung ứng cho khách hàng của mình các dịch vụ và sản phẩm tương thích.
+ Mạng lưới hiện đại: Là các dịch vụ hiện đại chủ yếu hệ thống mạng rút tiền tự động (ATM), xu hướng tất yếu để thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiện lợi nhất mà Ngân hàng lại có sinh lợi cao nhất.
+ Theo ý tưởng chỉ đạo chiến lược, sau khi triển khai thành công hệ thống thẻ ngân hàng tiếp theo sẽ triển khai các mạng thanh toán hiện đại khác như: Internet banking; Phone banking…
+ Hệ thống các sản phẩm: + Thanh toán quốc tế.
+ Máy rút tiền tự động (ATM):
- Tiếp thị dịch vụ chi trả lương hộ đến các doanh nghiệp qua ngân hàng nhằm tăng lượng vốn huy động qua tiền gởi thanh toán.
- Đối với hoạt động cho vay phải sàng lọc khách hàng thật kỹ càng, luôn nhớ rõ nguyên tắc: Chất lượng tín dụng quan trọng hơn nhiều so với số lượng tín dụng.
- Ngân hàng phải xây dựng chính sách cán bộ công nhân viên để thu hút cán bộ giỏi có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đồng thời có chính sách lương cho phù hợp nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, đây là động lực của sự phát triển trong tương lai.
- Yếu tố con người là quan trọng và luôn là yếu tố chủ đạo của hoạt động. Vì vậy đối với ngân hàng cần phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn, tin thông về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Sự năng động của cán bộ sẽ đem đến cho ngân hàng nhiều khách hàng chân chính làm ăn thực thụ và như vậy hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng nâng cao.
Trên đây là một số vấn đề mà Ngân hàng phát triển MêKông cần quan tâm để hoạt động của ngân hàng ngày càng được vững mạnh hơn nữa đáp ứng được sự cạnh tranh hiện nay của hoạt động ngân hàng, từng bước hoà nhập vào hệ thống ngân hàng đang phát triển của nước ta cũng như trên thế giới.
- Dương thị Bình Minh - Sử Đình Thành. 2007. Lý thuyết tài chính tiền tệ. NXB thống kê
- Nguyễn Ninh Kiều. 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. NXB thống kê . - Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Tiền tệ ngân hàng. NXB thống kê. - http://mdb.com.vn/