Kế toán nghiệp vụ bán hàng phụ tùng ôtô tại công ty TNHH TM&DV Việt An

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH TM&DV tổng hợp Việt An (Trang 36)

bán buôn và bán lẻ.

♦ Phương thức thanh toán trả chậm: Tức là sau khi mua hàng một khoảng thời gian thì khách hàng mới thanh toán tiền, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng. Công ty sẽ đặt điều kiện cho khách hàng trong đó quy định thời hạn thanh toán cho phép, thời hạn thanh toán được hưởng chiết khấu thanh toán. Hình thức này được công ty sử dụng trong bán buôn.

► Hình thức thanh toán: Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

► Chính sách bán hàng: Để khuyến khích khách hàng mua hàng tại công ty, công ty đưa ra các mức giá ưu đãi và chấp nhận thanh toán chậm sau 1-3 tháng, áp dụng cho các khách hàng quen thuộc. Đối với các khách hàng mua lẻ, công ty thu tiền ngay sau khi giao hàng.

2.2.2. Các quy định về kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán tại công ty TNHH TM&DV Việt An. TNHH TM&DV Việt An.

Nguyên tắc cơ bản để ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty là doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi hàng xuất ra được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Giá vốn tính theo phương pháp: Bình quân sau mỗi lần nhập

2.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH TM&DV Việt An An

2.2.3.1. Hạch toán ban đầu

► Chứng từ kế toán: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH TM&DV Việt An sử

dụng các chứng từ sau:

♦ Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02- VT): Được dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất

hàng và lập hóa đơn GTGT. Giá trên phiếu xuất kho phản ánh giá vốn hàng bán. Số lượng hàng hóa trên phiếu xuất kho phải trùng với số lượng hàng hóa trên hóa đơn GTGT để kế toán dễ dàng kiểm tra, đối chiếu.

♦ Hóa đơn GTGT (Mẫu số: 01 GTKT-3LT) : Khi bán hàng phòng kinh doanh

lập Hóa đơn GTGT căn cứ vào Phiếu xuất kho và Hợp đồng kinh tế. Chứng từ này dùng để xác định doanh thu và số tiền thuế phải nộp Nhà nước. Hóa đơn GTGT được chia làm 3 liên: Liên 1(màu tím) được lưu lại trên gốc quyển hóa đơn GTGT, Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng, Liên 3(màu xanh) được dùng để hạch toán.

♦ Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT/BB): kế toán lập nhằm xác định số tiền thực tế để

thủ quỹ thu tiền và ghi sổ.

♦ Giấy báo có của Ngân hàng: Là chứng từ được gửi từ Ngân hàng để xác nhận

khoản tiền thanh toán của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của công ty.

► Trình tự luân chuyển chứng từ: Bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ kế toán

và sau khi kiêm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng thì sẽ được lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được hủy.

Các bước luân chuyển chứng từ:

♦ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.

♦ Kế toán kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc ký duyệt. ♦ Phân loại sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. ♦ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

2.2.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng tại công ty TNHH TM&DV Việt An áp dụng theo quyết định 48 của Bộ tài chính nên sử dụng các tài khoản sau:

► TK 5111“Doanh thu bán hàng hóa”: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng

của các mặt hàng trong công ty và công ty không chi tiết cho từng mặt hàng cụ thể.

► TK 521“Các khoản giảm trừ doanh thu”: ♦ TK 5211“Chiết khấu thương mại”

♦ TK 5212“Hàng bán bị trả lại” ♦ TK 5213“Giảm giá hàng bán”

► TK 632“Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kì. Tài khoản 632 cũng không được chi tiết theo từng mặt hàng.

► TK 131“Phải thu của khách hàng”: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Công ty không mở chi tiết cho từng khách hàng.

► TK 111,112“Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng”: Phản ánh số tiền thu về khi bán hàng.

► TK 3331“Thuế GTGT đầu ra”: phản ánh số thuế GTGT đầu ra của công ty phải nộp cho nhà nước.

► TK 642“Chi phí quản lý kinh doanh”: phản ánh chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

♦ TK 6421“Chi phí bán hàng”

♦ TK 6422“Chi phí quản lý doanh nghiệp”

2.2.3.3. Trình tự hạch toán

► Kế toán nghiệp vụ bán buôn:

Sau khi lập phiếu xuất kho và Hóa đơn GTGT của hàng bán, kế toán căn cứ vào các chứng từ này ghi tăng doanh thu hàng bán (Có TK 511), ghi tăng thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước (Có TK 3331), đồng thời ghi tăng giá vốn hàng bán (Nợ TK 632) và giảm giá trị hàng hóa tồn kho (Có TK 156). Giá vốn hàng bán được ghi theo trị giá thực tế nhập của hàng hóa. Trong trường hợp có các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng mà công ty phải chịu như chi phí vận chuyển, chi phí gửi hàng hay các chi phí khác liên quan thì căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ hợp pháp khác, kế toán ghi tăng chi phí bán hàng (Nợ TK 6421), tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nợ TK 1331) và tăng khoản tiền phải trả nếu công ty chưa thanh toán, hoặc giảm tiền mặt trong quỹ nếu thanh toán bằng tiền mặt hay giảm tiền gửi ngân hàng nếu thanh toán bằng chuyển khoản.

Ví dụ1: Ngày 05/03/2012 Công ty TNHH TM&DV Việt An xuất bán 2 bộ phụ tùng ô tô hãng Honda cho Công ty cổ phần TM và SX Hợp Phát với giá bán 7.980.000/bộ bao gồm cả thuế GTGT 10% . Giá vốn là 6.550.000/bộ.

Kế toán viết phiếu xuất kho số XK00008 (Phụ lục07- Biểu 2.1). Căn cứ vào PXK kế toán ghi Hóa đơn GTGT số 01707 (Phụ lục08- Biểu 2.2) liên 2 (màu đỏ) giao

cho khách hàng. Chi phí vận chuyển 200.000 do Công ty chịu kế toán lập phiếu chi số 160 (Phụ lục09- biểu 2.3). Dựa vào các chứng từ trên kế toán tiến hành định khoản: - Kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131: 15.960.000

Có TK 511: 14.509.090 Có TK 3331: 1.450.909 - Đồng thời ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 13.100.000 Có TK 156: 13.100.000

- Chi phí vận chuyển tính vào chi phí bán hàng: Nợ TK 6421: 200.000

Có TK 111: 200.000

Ngày 07/03 khách hàng thanh toán tiền hàng, Thủ quỹ lập phiếu thu số 78 (Phụ lục10-

Biểu 2.4)

Nợ TK 111: 15.960.000 Có TK 131: 15.960.000

► Kế toán nghiệp vụ bán lẻ: Công ty bán hàng cho các cá nhân tiêu dùng trình tự hạch toán cũng như bán buôn.

Ví dụ 2: Ngày 10/03 xuất bán cho chị Thảo – Khâm Thiên với giá bán lẻ 6.930.000đ/bộ, giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT thuế suất thuế GTGT là 10%, giá vốn là: 5.420.000, chi phí vận chuyển bên mua chịu thanh toán bằng tiền mặt. Thủ kho cũng tiến hành viết phiếu xuất kho số XK00013 (Phụ lục11- Biểu 2.5), hóa đơn GTGT số 01710 (Phụ lục12- Biểu 2.6)

Kế toán tiến hành định khoản: - Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111: 6.9300.000 Có TK 511: 6.300.000 Có TK 3331: 630.000 - Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: 5.420.000 Có TK 156: 5.420.000

►Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng:

♦ Kế toán chiết khấu thanh toán: Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng nào trả tiền trước thời hạn ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty chỉ thực hiện chiết khấu thanh toán đối với các lĩnh vực kinh doanh khác, còn kinh doanh mặt hàng phụ tùng ô tô thì ít khi thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng.

♦ Kế toán chiết khấu thương mại.: Công ty thực hiện chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua với số lượng lớn. Tuy nhiên trong năm 2012 công ty không có hợp đồng nào mua với số lượng lớn.

♦ Kế toán giảm giá hàng bán: Công ty là doanh nghiệp nhỏ nên không thực hiện nghiệp vụ giảm giá hàng bán cho khách hàng.

♦ Kế toán hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là những hàng bị sai quy cách, phẩm chất, mẫu mã nên bị khách hàng từ chối trả lại. Khi có thông báo về hàng kém chất lượng, thì công ty tiến hành đổi hàng mới cho khách hàng mà không ghi giảm doanh thu bán hàng, nên kế toán không hạch toán hàng bán bị trả lại. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho, thì bộ phận kho tiến hành lập phiếu xuất kho mới, đúng bằng số lượng và quy cách hàng đã đổi để trả lại cho khách hàng. Và toàn bộ hàng trả lại được công ty chuyển về nhập kho.

Ví dụ 3: Ngày 21/03 khách hàng là chị Xuân – Thụy Khê trả lại 1 bộ do chất lượng kém với giá bán 8.850.000, theo hóa đơn bán hàng số 01715. Công ty đã chấp nhận và kế toán lập phiếu nhập kho nhập lại số hàng trả lại (Phụ lục13- Biểu 2.7:

PNK số 20). Đồng thời xuất hóa đơn bán hàng khác cho khách hàng, phiếu xuất kho.

Kế toán ghi tăng giá trị hàng hóa trong kho: Nợ TK 156: 7.685.455

Có TK 632: 7.685.455

Cuối tháng kết chuyển các TK để xác định kết quả kinh doanh 2.2.2.4. Sổ kế toán

Sổ Nhật ký chung: Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu Xuất Kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu Thu, Phiếu Chi, Phiếu Nhập Kho, GBC của Ngân hàng… kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung. Tại Công ty TNHH TM&DV Việt An không mở các sổ nhật ký đặc biệt nên tất cả các nghiệp vụ đều được ghi vào sổ Nhật ký chung.

Sổ cái: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào sổ nhật ký chung để vào sổ cái các TK như: TK 111,112, 131, 333, 511, 632. Cuối mỗi trang cộng số tiền theo từng cột và chuyển số dư sang đầu trang sau. Cuối tháng kế toán khóa sổ, cộng số phát sinh nợ, phát sinh có, số dư căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG PHỤ TÙNG Ô TÔ TẠI CÔNG TY TNHH

TM&DV VIỆT AN

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng phụ tùng ô tô tại công ty TNHH TM&DV tổng hợp Việt An (Trang 36)