d. EFC UHF lớp 1 Gen 2:
2.2.1. Giới thiệu chun g:
Đầu đọc RFID (hay còn gọi là interrogator) là thiết bị kết nối không dây với thẻ để nhận dạng đối tượng được gắn thẻ. Nó là một thiết bị đọc và ghi dữ liệu lên thẻ RFID tương thích. Thời gian mà đầu đọc có thể phát năng lượng RF để đọc thẻ được gọi là chu kỳ làm việc của đầu đọc.
Đầu đọc có nhiệm vụ kích hoạt thẻ, truyền nhận dữ liệu bằng sóng vô tuyến với thẻ, thực hiện giải điều chế và giải mã tín hiệu nhận được từ thẻ ra dạng tín hiệu cần thiết để truyền về máy chủ, đồng thời cũng nhận lệnh từ máy chủ để thực hiện các yêu cầu truy vấn hay đọc/ghi thẻ.
Đầu đọc là hệ thần kinh trung ương của toàn hệ thống phần cứng RFID thiết lập việc truyền với thành phần này và điều khiển nó, là thao tác quan trọng nhất của bất kỳ thực thể nào muốn liên kết với thực thể phần cứng này.
Thẻ thụ động (passive tag) được kích thích nguồn năng lượng bằng quá trình truyền sóng radio và bộ phận thu sẽ lắng nghe quá trình truyền này. Các thẻ tích cực cũng cần có giao tiếp với bộ phận thu được gắn vào hệ thống. Trong quy trình RFID, điểm cuối của thiết bị truyền/hệ thống được gọi là đầu đọc. Đầu đọc được đặt giữa thẻ và bộ lọc sự kiện (event filter) trong một hệ thống RFID. Nó đóng vai trò giao tiếp với thẻ, tạo ra các sự kiện mức năng lượng thấp từ quá trình đọc và gởi những sự kiện này đến bộ lọc sự kiện.
Đầu đọc có thể thực hiện những hoạt động nói trên là nhờ vào phần mềm ứng dụng (Application Software) nằm trên máy chủ, nó chỉ huy các lệnh đến đầu đọc theo thủ tục master-slaver, điều này có nghĩa là trong cấu trúc phân cấp của hệ thống thì phần
mềm ứng dụng đóng vai trò master, còn đầu đọc đóng vai trò slaver (chỉ hoạt động khi có lệnh từ master). Để thực hiện lệnh từ phần mềm ứng dụng thì trước tiên đầu đọc phải kết nối với thẻ, lúc này đối với thẻ thì đầu đọc đóng vai trò là master, thẻ có nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu của đầu đọc.
Hình 2.29 - Thủ tục master-slaver giữa Application, đầu đọc và thẻ