Ứng dụng RFID ở Việt Nam :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID (Trang 89)

b. Theo dõi động vật hoang dã :

3.2. Ứng dụng RFID ở Việt Nam :

Công nghệ RFID tuy đã được ứng dụng khá lâu và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì vẫn còn khá mới mẻ. Hiện nay chúng ta đang dần nắm bắt và triển khai công nghệ mới này để tận dụng các ưu điểm nổi trội của nó. Ở Việt Nam, công nghệ RFID đang trong bước đầu được ứng dụng trong các lĩnh vực: kiểm soát vào - ra; chấm công điện tử; quản lý phương tiện qua trạm thu phí; kiểm soát bãi đỗ xe tự động; logistics(hậu cần), trong sản xuất và xuất khẩu ( nông sản), ... đi đầu có thể kể ra như: ISII Corporation - Đại học Bách Khoa Hà Nội, TECHPRO Việt Nam, hợp tác cùng Hãng IDTECK – Korea,… Điển hình như công ty TECHPRO Việt Nam, hợp tác cùng Hãng IDTECK – Korea ứng dụng RFID trong chấm công điện tử, kiểm soát thang máy. Viện Công nghệ Thông tin đã giới thiệu chào bán các hệ thống ứng dụng RFID như: hệ thống kiểm soát xâm thực AC200 sử dụng thẻ RFID; khóa thẻ điện tử RFID K400R; hệ thống kiểm soát vô tuyến.

Trung tâm công nghệ cao Việt Nam, thuộc Viện điện tử - tin học - tự động hóa, đang nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ phần mềm cho các hệ thống quản lý tự động

bằng thẻ RFID để ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường. Tại TP. HCM, công nghệ RFID cũng đang được triển khai ứng dụng trong trạm thu phí Xa lộ Hà Nội và hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động tại hầm đậu xe tòa nhà The Manor; mô hình S- parking ở bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, ký túc xá trường ĐH bách khoa Hà Nội; …

Hình 3.15 - Trạm thu phí tự động ở Hà Nội

Và sau đây là mô hình cụ thể ứng dụng RFID:

Hệ thống S-Parking ở Bệnh viện Thống Nhất :

S-Parking dựa trên mô hình bãi giữ xe thông minh sử dụng công nghệ RFID hiện đang được áp dụng phổ biến tại Singapore, Malaysia, Hongkong, Indonesia để đơn giản hóa việc vào ra các bãi đậu xe. Ở các nơi này, chủ yếu người ta dùng hệ thống này để giữ xe hơi nên khi đem công nghệ này về Việt Nam, các chuyên gia phải nghiên cứu cải tiến một số tính năng như rút ngắn thời gian nhập dữ liệu, thời gian kiểm tra... để áp dụng cho bãi giữ xe hai bánh.

Ưu điểm nhất của S-Parking là tính năng an toàn và thời gian xử lý ngắn. Khách gửi xe có thể yên chí lớn khi lỡ đánh rơi thẻ xe cũng không sợ mất xe vì thẻ xe không khi số mà mã hóa vạch. Vé xe được mã vạch nên kẻ gian nếu nhặt được cũng không biết của xe nào. Hơn nữa, ngoài tất cả thông tin về xe, giờ gửi xe và cả hình dáng người ngồi trên xe... đều được lưu lại trong hệ thống dữ liệu của máy tính sẽ bảo đảm an toàn cho xe của người gửi. Tất cả thông tin này được cập nhật vào máy tính chỉ vài tích tắc đồng hồ và thời gian lấy thẻ chỉ từ 5-7 giây, nhanh hơn so với cách ghi và bấm thẻ bình thường là từ 15-20 giây. Khách gửi xe không phiền lòng vì phấn viết lên xe, mất thẩm mỹ; người giữ xe không phải đứng lên ngồi xuống, đi tới, lui mà ở nguyên một vị trí trước bàn phím máy tính.

Điều này có sẽ giải quyết được tình trạng quá tải ở một số nơi có lượng khách ra vào quá đông như các siêu thị, bệnh viện, trường học, thương xá,…và giá gửi xe chỉ tăng lên từ 1000 đồng thành 2000 đồng.

Từ đầu tháng 1-2009, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, và Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã đưa vào sử dụng hệ thống giữ xe này.

Khi gửi xe, khách dừng xe tại vị trí kiểm soát, các camera sẽ ghi lại tất cả hình ảnh và thông số của xe và người ngồi trên xe, sau đó truyền vào hệ thống máy tính để xử lý. Hệ thống máy tính sẽ truyền tín hiệu để in vé ra, khách lấy vé và đưa xe vào bãi.

Bãi xe được trang bị một hệ thống máy tính có phần mềm được thiết kế riêng cho việc quản lý bãi xe. Phần mềm này giúp tích hợp tất cả thông tin về xe và người ngồi trên xe, sau đó mã hóa thành các ký hiệu hoặc mã vạch để hiển thị trên một loại thẻ RFID cung cấp cho khách gởi xe.

Hình 3.16 - Gửi xe

Hình 3.17 - Dùng đầu dọc để kiểm tra vé khi khách lấy xe

Khi lấy xe ra, khách tới nơi trả tiền sẽ có nhân viên dùng máy quét kiểm tra máy nối với mạng máy tính để kiểm tra thông tin), máy sẽ nhận dạng thẻ và xác nhận thẻ đã được thanh toán. Sau khi quét để xác nhận thông số hợp lệ, nếu những thông số không khớp với dữ liệu nhập trên máy tính (nhiều khả năng do khách vô tình hay cố ý lấy “nhầm” xe), hệ thống sẽ phát tín hiệu báo động cho nhân viên trực xử lý.

Để đảm bảo an ninh bãi xe, S-Parking được trang bị một hệ thống camera tại những điểm quan trọng bao quanh bãi xe để ghi lại hình ảnh của khách vào gởi xe và cả những hoạt động trong bãi xe. Các hình ảnh từ các camera này sẽ được lưu giữ trong ổ cứng máy tính của phòng quản lý trung tâm trong 1 tuần.

Tổng chi phí đầu tư cho một bãi xe thông minh có diện tích 1.000 m2 với 2 cổng vào, 2 cổng ra là khoảng 1 tỉ đồng. Hiện nay, Công ty Châu Á Việt đã ký hợp đồng cùng khai thác với các chuyên gia của Công ty Kiat Huat Technologies (Malaysia) để tư vấn, hỗ trợ, xây dựng và quản lý mô hình bãi xe S-Parking ở Việt Nam.

Ứng dụng RFID trong sản xuất và xuất khẩu :

Trong nuôi trồng thủy sản :

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Và sản phẩm tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, chiếm 40% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu với doanh thu mỗi năm trên dưới 3 tỷ USD. Việc xuất khẩu tôm trong thời gian gần đây gặp nhiều rào cản kỹ thuật. Đường cho con tôm vào những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU), Hàn Quốc… ngày càng có nhiều quy định ngặt nghèo hơn. Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa gần trở thành chuẩn mặc định cho hầu hết các thị trường này.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản và nhu cầu của các doanh nghiệp, Bộ KH&CN đã có những nghiên cứu đón đầu trong việc ứng dụng công nghệ RFID vào lĩnh vực thuỷ sản ở Việt Nam. Để các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ... và giúp khách hàng biết được nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ RFID trong theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm thuỷ sản ở nước ta là rất cần thiết. Từ năm 2008, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) phối

hợp với Trung tâm Công nghệ điện tử và máy tính Thái Lan (NECTEC) đã tiến hành

nghiên cứu, khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp thuỷ sản, đưa công nghệ vào áp dụng thí điểm tại một doanh nghiệp thuỷ sản đạt kết quả tốt . Mô hình được nhân rộng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong thị trường quốc tế.

Giải pháp này bao gồm từ con chip và thẻ RFID, thiết bị đầu cuối và các thiết bị

đọc cùng với những hệ thống phụ khác tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh để quản lý.

Những con chip RFID siêu nhỏ sẽ được gắn trên từng giai đoạn của sản phẩm nhằm ghi lại các thông số kỹ thuật của quy trình một cách tự động và được phần mềm chuyên dụng ghi lại kết quả nhằm làm cơ sở đảm bảo truy xuất được sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh chóng tìm được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ. Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức doanh nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Việc áp dụng công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối với người tiêu dùng, vì công nghệ này góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì... Do đó, tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sử dụng hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề đặt ra là mặc dù công nghệ hiện đại này đã được áp dụng thành công tại Thái Lan nhưng khi áp dụng tại Việt Nam, vẫn cần có những điều chỉnh nhất định vì thủy sản Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất và dân trí thấp. Hệ thống văn bản pháp lý lại chưa đồng bộ, thiếu những yêu cầu về truy xuất theo chuỗi hoàn chỉnh (Sản xuất tôm ở Việt Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ, qua nhiều cấp thu mua mới đến nhà máy. Mỗi lần qua một cấp trung gian là một lần xác suất mất thông tin truy xuất lại tăng lên). Vì vậy cần phải tập trung ở những doanh nghiệp có quy mô lớn và giải quyết vấn đề tập trung sản xuất, có như vậy thì mới đem lại kết quả cao.

Trong sản xuất và xuất khẩu nông sản :

Ngày nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, vận chuyển nông sản có rất nhiều triển vọng và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu... Khi tham gia vào thị trường toàn cầu WTO, các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ cũng như châu Âu luôn là thị trường lớn của Việt Nam. Và họ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng để đảm bảo chất lượng nông sản và sức khỏe của người sử dụng như các tiêu chuẩn an toàn GLOBALGAP, TNC (Tesco Nature’s Choice)...

Để đáp ứng phần nào các tiêu chuẩn quốc tế này, cây trồng, hoa quả cần được sự quan tâm chăm sóc theo dạng chuỗi. Nhà nông còn cần theo dõi quá trình phát triển của cây từ khâu chọn giống, bón phân, tưới nước, kiểm tra sâu bệnh để có các biện pháp phòng tránh, đảm bảo khả năng cho hoa, trái cây đạt chất lượng như mong muốn và tạo niềm tin cho người dùng cũng như đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường nói trên.

Với công nghệ RFID, người nông dân có thể biết được thông tin về cây trồng : chúng đang cần tưới nước, bón phân, hay kiểm tra sâu bệnh,…Và điểm mấu chốt của công nghệ này là kỹ thuật truy nguyên nguồn gốc hàng hóa (Trace Core) .

Đây là giải pháp tiên tiến, rất cần thiết cho bà con nông dân và càng có ý nghĩa cho những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Ticay. Trace Core cho phép theo dõi quá trình phát triển cây trồng, sản xuất trái cây, quá trình vận chuyển xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Cụ thể như cả người bán và người mua đều có thể theo dõi: Nguồn gốc sản phẩm; Đóng gói và bảo quản; Phương tiện vận chuyển; Số lượng và thời gian (thời gian bảo quản trái cây tươi có giá trị rất lớn!); Kiểm soát rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như xác định rõ, dự báo những nguyên nhân rủi ro, tránh tổn thất và tạo niềm tin đối với khách hàng.

Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Thái Lan đã thống nhất khai triển “Chương trình xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát truy xuất sản phẩm tôm bằng RFID”. Ngoài ra, còn có các đề tài đang nghiên cứu như “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý, điều hành kho thông minh Smart Warehouse dựa trên công nghệ RFID và hệ thống nhúng” (Đại học Khoa học Tự nhiên) và “Nghiên cứu công nghệ xác định, nhận dạng sử dụng RFID trên mạng Internet” (Trung tâm Internet Việt Nam).

Ngoài ra RFID còn có nhiều ứng dụng ở các nơi khác :

Đại học Hồng Bàng : ứng dụng trong việc quản lý Sinh viên, Giáo viên, Thư viện, Vật tư...

Trạm thu phí Cỏ May, Vũng Tàu : Đang sử dụng như là một hệ thống thí điểm, chưa được nhân rộng áp dụng do giải pháp công nghệ chưa đáp ứng thông tư của BTC ban hành

Trạm thu phí Chơn Thành, tỉnh Bình Phước : Đang trong quá trình lắp đặt thiết bị công nghệ.

KẾT LUẬN

Được nghiên cứu từ những năm 1930 và dần được đưa vào ứng dụng trong thực tế, cho đến nay công nghệ RFID đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới với những tính năng ưu việt của nó. Đây là công nghệ hướng đến sự đơn giản thuận lợi, khả năng không dây nhằm giúp con người linh hoạt hoạt trong công việc hơn trong khi di chuyển để phù hợp với cuộc sống hiện đại năng động. Chính vì vậy nó là sự lựa chọn tối ưu cho tương lai khi đời sống của con người phát triển không ngừng.

Bên cạnh việc ứng dụng RFID, cần phải nghiên cứu để khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại của nó (chưa có chuẩn chung và giải pháp bảo mật hiệu quả, dễ ảnh hưởng bởi những vật bằng kim loại, xung đột,…) để công nghệ này thật sự mang lại hiệu quả tối đa trong công việc.

Việt Nam chỉ mới trong bước đầu chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn để nghiên cứu nhằm đưa công nghệ tiên tiến này ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Đây là xu thế phát triển chung trong tương lai của các quốc gia trên thế giới, vì thế nước ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể tự làm chủ và phát triển công nghệ và hy vọng trong một tương lai gần, khái niệm RFID sẽ không còn mới mẻ với người Việt Nam nữa và việc ứng dụng RFID sẽ trở nên phổ biến rộng rãi trên phạm vi quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢOSách, giáo trình, luận văn :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)