Công nghệ RFID so với các công nghệ nhận dạng khác (mã vạch, ...) có nhiều ưu điểm sau :
• Nhận dạng từ xa (khoảng đọc lớn hơn so với các công nghệ nhận dạng khác ).
• Nhận dạng tự động (đo đó giảm được số lượng nhân công cần thiết).
• Tiết kiệm năng lượng.
• Có thể nhận dạng được nhiều đối tượng cùng lúc theo nhiều hướng khác nhau
(đối với mã vạch thì đầu đọc và mã vạch cần phải thấy nhau vì nó sử dụng tín hiệu quang học chứ không phải sóng vô tuyến).
• Các thẻ RFID lưu trữ nhiều thông tin (hơn mã vạch) và chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Bên cạnh các lợi thế trên, RFID cũng có một số nhược điểm như :
• Chưa có chuẩn chung và chưa có giải pháp bảo mật hiệu quả.
• Dễ bị ảnh hưởng bởi các vật bằng kim loại, thậm chí thân thể con người cũng có thể làm méo tín hiệu (tuy nhiên hiện nay người ta cải tiến bằng cách thiết kế các loại anten mới và tăng độ nhạy của đầu đọc ).
• Xung đột đầu đọc (tín hiệu từ một đầu đọc có thể can nhiễu với tín hiệu từ đầu đọc khác) và xung đột thẻ (tại một thời điểm có quá nhiều thẻ phát tín hiệu làm đầu đọc từ chối đọc ).
Tuy có nhiều nhược điểm nhưng với những ưu điểm vượt trội công nghệ RFID đã, đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
3.1. Các ứng dụng của RFID :
Công nghệ RFID hiện nay được ứng dụng trong rất nhiếu lĩnh vực : thương mại, sản xuất, y tế , an ninh, giáo dục,…để quản lý giám sát, thanh toán, xử phạt, chống trộm,…
3.1.1. Quản lý, giám sát :
Ứng dụng phổ biến nhất của RFID là quản lý giám sát đối tượng nào đó. Đối tượng ở đây là có thể là hàng hóa, động vật, thậm chí là cả con người.
3.1.1.1. Quản lý con người :