b. Theo dõi động vật hoang dã :
3.1.4. Điều khiển truy nhập và chống trộm :
Trong các cửa hàng, siêu thị,… việc sử dụng RFID để quản lý sản phẩm cũng giúp hạn chế việc trộm cắp sản phẩm. Khi sản phẩm được ra ngoài mà chưa được tính tiền thì hệ thống cảnh báo (ví dụ như còi báo động ) sẽ được kích hoạt để báo cho các nhân viên biết sản phẩm bị trộm.
Dùng các thiết bị RFID làm thẻ khóa điện tử điều khiển truy nhập thay cho các khóa kim loại như trước đây. Điểm thuận lợi của thẻ khóa này là dễ bị hủy bỏ khi bị đánh cắp hay thất lạc, chỉ cần xóa bỏ cơ sở dữ liệu truy nhập hoặc tạo báo động khi thẻ này được sử dụng. kiểu thẻ này được phát triển vào đầu những năm 1960 và ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Một hệ thống điều khiển truy cập RFID có thể cung cấp một giải pháp dễ dàng và hiệu quả hơn so với hệ thống kiểm soát truy nhập truyền thống. Thẻ RFID có thể được đọc với khoảng cách xa hơn và lưu trữ được lượng thông tin lớn hơn nhiều, hơn nữa nhiều thẻ có thể được đọc cùng một lúc và thông tin về truy nhập sẽ được giám sát dễ dàng, hiệu quả và được lưu trữ trong cơ sử dữ liệu một cách nhanh chóng.
Hình 3.10 - Hệ thống điều khiển truy nhập
Hệ thống này phù hợp cho các văn phòng công ty, khách sạn, bệnh viện,bãi đậu xe,…thậm chí nhà ở. Các bộ điều khiển cửa truy nhập sẽ được gắn ở cửa ra vào để kiểm soát mọi mọi đối tượng đi qua cửa, nếu đối tượng nào không có thẻ RFID thì cửa sẽ không mở (hình 3.11).
Hình 3.11 - Một số hình ảnh về thiết bị điều khiển truy nhập
Tương tự như trên, hệ thống RFID ở các bãi đậu xe cũng bao gồm các thẻ RFID (gắn trên kính chắn gió của xe), một đầu đọc RFID và phần mềm cần thiết. Tại mỗi cửa vào ra sẽ được đặt một đầu đọc thẻ khoảng cách xa từ 3m – 10m. Mỗi một phương tiện vào ra sẽ được phát cho một thẻ vào ra, thẻ đó phải được đăng ký vào hệ thống thông qua phần mềm điều khiển, tương ứng với số thể đó sẽ là thông tin về phương tiện như: loại xe, biển số xe, chủ xe… Hệ thống sẽ được tích hợp với các Barie tự động đóng mở cửa: Nếu thẻ đó đã được đăng ký sử dụng hợp pháp vào trong hệ thống thì Barie sẽ tự động mở cửa vào ra, nếu thẻ đó chưa được đăng ký vào hệ thống hoặc phương tiện đó không có thẻ vào ra thì Barie sẽ không mở cửa.
Và tất cả các sự kiện vào ra đó sẽ được truyền từ các đầu đọc về phần mềm điều khiển hệ thống. Người quản lý sẽ biết được tất cả các sự kiện vào ra của các loại
phương tiện cần quản lý, hoặc khi cần có thể xem lại các sự kiện theo ngày giờ, theo công ty, theo từng số thẻ, phương tiện…Điều này góp phần làm giảm chi phí trong khi tăng hiệu quả và an ninh, cải thiện lưu lượng giao thông và dịch vụ khách hàng tại giờ cao điểm.
Hình 3.12 - Hệ thống kiểm soát ra vào bãi đậu xe
Điều khiển truy nhập RFID tiếp tục có những bước tiến mới. Các nhà sản xuất xe hơi đã dùng thẻ RFID trong gần một thập kỉ qua cho hệ thống đánh lửa xe hơi và nó đã làm giảm khả năng trộm cắp xe. Đây là ứng dụng tiêu biểu nhất cho việc chống trộm .
Ngoài những ứng dụng đã nêu trên, RFID còn được sử dụng trong những lĩnh vực khác như :
Trong ngành hàng không :
Các hãng hàng không sử dụng công nghệ RFID có thể đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý hành lý của khách hàng.
Trong trường hợp này, các thẻ RFID được tích hợp với nhãn hành lý tiêu chuẩn, chúng được gắn vào với các túi hành lý và được đầu đọc quét qua để lấy thông tin để đảm bảo đó có phải của hành khách không. Nhờ thế có thể tránh được hành lý của bạn bị mất, nhầm lẫn.
Hình 3.13 - Các thẻ RFID được tích hợp với nhãn hành lý tiêu chuẩn
Hộ chiếu, chứng minh thư :
Hiện nay các nước trên thế giới cũng đã đưa công nghệ RFID vào ứng dụng trong việc làm hộ chiếu và chứng minh thư góp phần đơn giản hóa các thủ tục khi muốn qua lại biên giới, đồng thời cũng điều kiện dễ dàng cho các nhân viên ở biên giới phát hiện các đối tượng tình nghi như tội phạm, khủng bố,…
Tại Mỹ từ tháng 10/2006, Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành luật bắt buộc tất cả các hộ chiếu Mỹ phải có nhúng các thẻ RFID. Các chip được thiết kế để chứa dữ liệu sinh trắc học cho người mang hộ chiếu chứ không được thiết kế để theo dõi chuyển động của bạn.
Hộ chiếu điện tử là hộ chiếu thường được bổ sung con chíp điện tử ,chúng được nhúng trong mặt sau. Ngoài những thông tin cần thiết nó còn được bổ sung một bức ảnh kỹ thuật số. Sự bao gồm của các bức ảnh kỹ thuật số cho phép so sánh sinh trắc học, thông qua việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, ở biên giới quốc tế. Do đó hộ chiếu điện tủ của Mỹ có thể chống gian lận. Ngoài ra hộ chiếu còn được tăng
tính năng bảo mật nhờ được đặt trong một túi da mềm màu đen đươc gọ là RFID
Blocking Passport Billfold, nhờ chiếc túi này dữ liệu của bạn sẽ được an toàn không bị người khác đọc được trừ khi bạn muốn.
Còn ở một số nước khác như Anh, Đức, Trung Quốc từ 2008, hộ chiếu và CMND gắn chip RFID lưu các thông tin như tên tuổi, quốc tịch, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh số... của người sử dụng đã được áp dụng.