TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 39)

Thành ngữ trong tiếng Nga là đơn vị ngôn ngữ đƣợc tái tạo trong sử dụng, gồm từ hai cấu tử mang tính chất từ trở lên, hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa và bền vững về mặt thành phần và cấu trúc. Ý nghĩa của thành ngữ tiếng Nga đƣợc hiểu trên cơ sở phân loại thành ngữ. Với tƣ cách là một đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ luôn đƣợc xem xét và phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác nhƣ từ, cụm từ tự do….

Thành ngữ TLTC là đơn vị từ vựng mô tả các trạng thái TLTC nhƣ cảm xúc, tâm trạng, sự xúc động … của con ngƣời một cách biểu cảm.

Thành ngữ TLTC tiếng Nga mô tả chi tiết các trạng thái tâm lý từ những rung cảm, xúc động nhỏ đến những cảm xúc và tình cảm mạnh mẽ. Thành ngữ TLTC tiếng Việt lại chủ yếu mô tả những tâm trạng, cảm xúc rõ ràng mà ít tập trung vào những cảm xúc trung gian.

Các hình ảnh đƣợc sử dụng để mô tả trong thành ngữ TLTC tiếng Việt và tiếng Nga tƣơng đối giống nhau đó là sử dụng các đơn vị từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con ngƣời để mô tả cảm xúc.

Hành vi và thái độ thể hiện cảm xúc cũng đƣợc chú trọng trong các thành ngữ TLTC tiếng Nga và tiếng Việt.

CHƢƠNG 2

CẤU TRÚC THÀNH NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Nga

2.1.1 Đặc điểm về số lượng thành tố cấu tạo

Là một trong những ngôn ngữ biến hình và tổng hợp tính, tiếng Nga có đầy đủ những tính chất của họ ngôn ngữ Ấn Âu. Một trong những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ biến hình đó chính là hình thái từ. Các hình thái của từ trong các ngôn ngữ biến hình đều mang một ý nghĩa ngữ pháp và từ vựng nhất định, đặc biệt là tiếng Nga, một trong những ngôn ngữ từ có nhiều hình thái nhất trong số các ngôn ngữ trên thế giới. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng khi xem xét và nghiên cứu thành ngữ tiếng Nga.

Về đặc điểm cấu tạo, các thành ngữ tiếng Nga nói chung, chỉ tâm lý

tình cảm nói riêng, thƣờng đƣợc cấu tạo từ hai từ trở lên, chúng chiếm một số lƣợng khá lớn, đứng thứ hai sau thành ngữ tâm lý tình cảm đƣợc cấu tạo gồm ba từ. Đây là một đặc điểm nổi trội của thành ngữ tiếng Nga. Trong tiếng Nga có rất nhiều giới từ, chẳng hạn nhƣ: на, в, из, за, о, до, по, от …. Mỗi giới từ thể hiện một ý nghĩa nhất định phù hợp với động từ mà nó đi kèm. Thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Nga có thể đƣợc cấu tạo gồm hai từ: giới từ + danh từ (phù hợp với nhau về giống, số và cách) nhƣ:

С душой: Say mê С сердцем: Bực mình

На радостях: Hết sức vui mừng

Hoặc danh từ + động từ. Đây là dạng thức cấu tạo hai thành phần phổ biến của thành ngữ tâm lý tình cảm:

Сердце падает: Lo lắng Сердце отходит: Thanh thản

Язык отнялся: Sợ đến líu cả lưỡi, sợ cứng lưỡi

Hay động ngữ động từ + bổ ngữ nhƣ:

Терчтв голову: Rối trí, mất bình tĩnh Отвoдить душу: Mãn nguyện

Tuy nhiên, cần phải phân biệt với dạng giới cách trong tiếng Nga. Đây là sự liên hợp giữa giới từ và danh từ không mang tính chất thành ngữ xét về mặt ý nghĩa. Tổ hợp giới cách là một đơn vị vật chất xác định, xuất hiện bất kỳ lúc nào khi cần trong lời nói, ngữ nghĩa của nó không có tính thành ngữ mà là tổng ý nghĩa của giới từ và danh từ, không có gì là không thể xen vào thành phần của nó đƣợc. Nó có thể đƣợc sử dụng bên ngoài hoặc ở bên trong thành phần của các kết hợp từ khác: chẳng hạn nhƣ Из книги: trích, rút ra từ sách / за домом: sau nhà / к слову: đối với từ. Các tổ hợp giới cách này chỉ đơn thuần là những từ viết rời kết hợp lại với nhau mà thôi.

Thành ngữ tiếng Nga nói chung, thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm nói riêng, có thành phần cấu tạo gồm 3 từ chiếm số lƣợng lớn nhất trong 338 thành ngữ đƣợc thống kê. Các thành ngữ này chủ yếu là các động ngữ, tính ngữ, các cú và giới ngữ. Động từ cấu tạo nên động ngữ thƣờng là các động từ ngoại hoặc nội động từ, ở thể hoàn thành hoặc chƣa hoàn thành. Đa số các động từ kết hợp với danh từ chỉ đối tƣợng theo hai cách là kết hợp trực tiếp và kết hợp có giới từ. Chẳng hạn nhƣ:

Надувать губы: mặt nặng mày nhẹ Лезть в бутылку: bực bội vô cớ Отвдить душу: mãn nguyện Скребѐт на душе: héo ruột héo gan

Những ví dụ trên cho ta thấy rõ sự khác nhau giữa các kết cấu này với các kết cấu kiểu nhƣ в сердцах (tức giận) hoặc до упаду (kiệt sức)… không phải là giới ngữ mà chúng đƣợc tái tạo nhƣ các đơn vị có ý nghĩa hoàn chỉnh, khép kín về mặt cấu trúc và đƣợc thành ngữ hóa hoàn toàn, không có liên quan đến ý nghĩa các cấu tử riêng biệt về mặt từ nguyên.

Một trong những đặc điểm đặc trƣng của thành ngữ là tính ổn định về thành phần cấu tạo. Bất kỳ một kết hợp từ cố định nào cũng chỉ gồm có một số từ nhất định và việc xác định thành phần của thành ngữ nói chung là không khó. Điều này giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn không chỉ về cấu tạo của thành ngữ mà về khả năng hành chức của chúng. Có một số kết cấu chỉ kết hợp đƣợc với một động từ mà không thể kết hợp với một động từ nào khác. Điều này cho thấy tính ổn định về cấu trúc của thành ngữ tiếng Nga là rất lớn. Một số lƣợng tƣơng đối lớn thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Nga đƣợc cấu tạo theo dạng: в духе (vui trong lòng) và Не в духе (trong lòng không vui) có kết cấu nhƣ trạng ngữ, nhƣng cấu tử bắt buộc trong các thành ngữ này là động từ Быть (mà ở thời hiện tại động từ này có dạng zero). Đây cũng là một đặc điểm quan trọng về mặt cấu tạo của thành ngữ tiếng Nga.

Bên cạnh những đặc điểm trên, các thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Nga còn đƣợc cấu tạo theo dạng tính ngữ hoặc giới ngữ với các đại từ phản thân nhƣ: cвоѐ, свой, себя hoặc các đại từ bất định nhƣ: Будто, что-то hay phủ định từ nhƣ: ничто, никто, нечем…

Не в своей тaрелке Lòng dạ bồn chồn Как будто муху проглотил Nhăn như bị, như khỉ ăn gừng Портить себе кровь Nổi khùng, ba máu sáu cơn В сердце что то бырвалось Đau nhói trong lòng

Крыть нечем кому Cứng họng

Ничто же сумняся Không chút nghi ngờ

Trong thành phần cấu tạo của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm rât hiếm gặp các tính từ sở hữu nhƣ: eго, еѐ … Đa số ý nghĩa sở hữu không đƣợc biểu hiện bằng thành tố cấu tạo của thành ngữ, mà đƣợc thể hiện bằng các thành phần bên ngoài thành ngữ nhƣ:

Читать в душе у кого Đi guốc trong bụng Отрывается сердце у кого Đau nhói trong lòng Войти в сердце у кого Lay động trái tim

Nhƣ vậy, thành phần thể hiện ý nghĩa sở hữu (Cách 2) là thành phần bên ngoài và thƣờng đi sau danh từ, đƣợc kết hợp với danh từ theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nga hiện đại. Đây là một kết cấu ngữ pháp rất thông thƣờng và quy tắc kết hợp từ tồn tại ở những phát ngôn bình thƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các động từ phản thân thƣờng có hai cách kết hợp: kết hợp trực tiếp với động từ (cuối thành ngữ) hoặc kết hợp với một danh từ (bên trong hay ở giữa thành ngữ). Dựa vào ý nghĩa và chức năng của nó mà ta có thể kết luận là chúng là một thành tố của thành ngữ hay không.

Với các động từ bất định và các phủ định từ thì cũng tƣơng tự nhƣ các động từ phản thân. Chúng đƣợc coi là một thành phần của thành ngữ dựa vào ý nghĩa của chúng trong trƣờng hợp chúng đảm bảo đƣợc tính ổn định và tính hoàn chỉnh về mặt nghĩa của thành ngữ đó.

Bảng 1: Thống kê số lượng từ trong thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng NgaSố lƣợng từ trong một thành ngữ Số thành ngữ Tỉ lệ % 2 126 37,27 3 136 40,22 4 62 18,33 5 12 3,6 Từ 6 trở lên 2 0,6 Tổng cộng 338 100

Từ bảng trên có thể nhận thấy về phƣơng diện số lƣợng, các thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Nga chủ yếu cấu tạo là 2 - 3 từ, tối đa là 6 từ. Chỉ có 2 thành ngữ có từ 6 từ trở lên.

Kết luận: Thành ngữ tiếng Nga rất ngắn gọn, súc tích.

2.1.2 Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm tiếng Nga tiếng Nga

Với tƣ cách là những đơn vị ngôn ngữ đƣợc tái tạo khi sử dụng, thành ngữ luôn luôn là chỉnh thể có cấu trúc xác định mang tính chất tập hợp, đƣợc hình thành từ các từ khác nhau về tính chất hình thái trong các mối quan hệ cú pháp khác của mình. Nói chung thành ngữ tiếng Nga là các cụm từ cố định đƣợc cấu tạo dựa trên nguyên tắc kết hợp từ loại, sự kết dính về ngữ nghĩa và mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo. Vì thế, nếu xét theo một tiêu

chí và phƣơng diện ngôn ngữ nhất định thì có thể phân loại thành ngữ Nga biểu thị tâm lí tình cảm thành các nhóm phù hợp để có thể đối chiếu thành ngữ hai thứ tiếng một cách toàn diện hơn.

Cụ thể nếu xét mặt cấu trúc cú pháp, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ tiếng Nga thành hai nhóm:

- Thành ngữ có cấu trúc ngang bằng (cấu trúc C – V)

Душа // надрывается C V Глаза // на лоб лезут C V - Thành ngữ có cấu trúc là kết hợp từ xác định: Как будто // вкопанны Не // в духе Делать // куслую мину

Các thành ngữ là kết hợp từ có rất nhiều kiểu khác nhau. H.M.Шанский đã chia thành 12 kiểu cấu trúc thƣờng gặp của thành ngữ tiếng Nga.

1. Thành ngữ là kết hợp của tính từ + danh từ

Ví dụ: Кромешный ад на душе Lòng nặng trĩu

2. Thành ngữ là kết hợp của động từ + danh từ

Ví dụ: Выворачиватъ душу Giãi bày tâm sự

3. Thành ngữ là kết hợp của danh từ + danh từ (cách 2)

4. Thành ngữ là kết hợp của danh từ + giới cách của danh từ

Ví dụ: Ветер в голове Hời hợt, nông cạn

5. Thành ngữ là kết hợp của giới từ + tính từ + danh từ

Ví dụ: Ha седьмом небе Vô cùng sung sƣớng, nhƣ trên

chín tầng mây

6. Thành ngữ là kết hợp của giới cách của danh từ + danh từ (cách 2)

Ví dụ: До глубины души Từ tận đáy lòng

7. Thành ngữ là kết hợp của giới cách của danh từ 1 + giới cách của danh từ 2 Ví dụ: с головы до пят Từ đầu đến chân 8. Thành ngữ là kết hợp của động từ + trạng từ Ví dụ: попасть впросак Khó xử 9. Thành ngữ là kết hợp của trạng động từ + danh từ Ví dụ: Очертя голову Thiếu suy nghĩ 10. Thành ngữ là kết hợp của liên từ đẳng lập Ví dụ: Ни жив ни мѐртв Sợ mất vía

11. Thành ngữ là kết hợp của liên từ phụ thuộc ( liên từ so sánh + nhượng bộ)

Ví dụ: Как рыба в воде Nhƣ cá trong nƣớc

Как рукой сняло Nhƣ bị gãy tay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Thành ngữ là kết hợp của Phủ định từ HE

Ví dụ: Не в своей тарелке Không yên tâm, áy náy trong lòng

Trong 12 kiểu trên, có 3 kiểu cấu trúc mang đặc trƣng rất riêng của tiếng Nga và cũng là cấu trúc chiếm số lƣợng lớn trong thành ngữ tiếng Nga.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng loại cấu trúc thành ngữ. * Thành ngữ có mô hình cấu trúc: Tính từ + Danh từ

Trong thành ngữ gồm có tính từ và danh từ, xét trên phƣơng diện ngữ pháp và ngữ nghĩa thì danh từ sẽ là từ chính còn tính từ đi cùng là từ phụ.

Vi dụ:Золотой фонд Kho báu, kho tàng

Гнетущее впечатление Ấn tƣợng nặng nề

Hoặc chỉ có một thành phần tạo nghĩa là danh từ và tính từ chỉ thuần túy mang tính biểu cảm, làm cho thành ngữ trở nên gợi tả mà thôi.

Ví dụ: Тоска зелѐная Buồn rƣời rƣợi

Столпотворение вавилонское Mớ hỗn độn

Kiểu kết cấu này vẫn đƣợc cấu tạo dựa trên nguyên tắc ngữ pháp tiếng Nga hiện đại đó là tính từ đứng trƣớc danh từ (đặc trƣng của ngôn ngữ biến hình) nhƣng ta cũng có thể bắt gặp mô hình kết cấu ngƣợc lại là danh từ sau đó là tính từ, nhƣng trƣờng hợp này xuất hiện không phổ biến. Dạng cách của cấu trúc thành ngữ kiểu này cũng luôn ở dạng khởi nguyên là cách 1, nhƣng dạng số của cấu trúc này chỉ có thể chuyển sang cách 1 số ít. Nếu thành ngữ ở dạng cách 1 số nhiều thì khi chuyển sang cách 1 số ít thành ngữ sẽ trở thành cụm từ tự do. Đây chính là tính ổn định về mặt cấu trúc của thành ngữ tiếng Nga. * Thành ngữ có mô hình cấu trúc: Danh từ + Danh từ (cách 2)

Các thành ngữ kiểu này là các thành ngữ định danh vì theo ý nghĩa phù hợp và chức năng cú pháp thì thành ngữ kiểu này là những đơn vị tƣơng đƣơng với từ.

Секрет полишинеля bí mật ai cũng biết

Стечение обстоятелств trùng hợp ngẫu nhiên

Дар слова khéo ăn khéo nói, tài ăn nói

Với cấu trúc này thì bản chất kết hợp của 2 thành tố chính là quan hệ ngữ pháp giữa danh từ chính (luôn ở vị trí phía trƣớc) và danh từ phụ ở cách 2 (luôn

ở vị trí phía sau). Tuy nhiên, về mặt hình thái thì nếu thành ngữ đó ở dạng khởi nguyên là số nhiều thì nó không có dạng số ít. Còn nếu dạng khởi nguyên của thành ngữ là số ít thì nó không có dạng số nhiều. Còn nếu dạng khởi nguyên của thành ngữ là số ít thì tuỳ vào mức độ gắn kết ngữ nghĩa của thành ngữ và tính chất ngữ pháp ngữ nghĩa của danh từ đó mà có số nhiều hoặc không.

* Thành ngữ có mô hình cấu trúc: Động từ + Danh từ (có và không có giới từ)

Đây là loại cấu trúc thành ngữ chiếm một số lƣợng khá đông đảo. Xét về phƣơng diện từ vựng - ngữ pháp thì hầu hết thành ngữ có mô hình này đều giữ chức năng vị ngữ trong câu.

Ví dụ:

Сесть в калошу mặt muội mày gio

Сгореть со стыда mặt đỏ nhƣ gấc

Носить на руках mê mẩn tâm hồn

Động từ trong cấu trúc này thƣờng đứng trƣớc, tuy nhiên cũng có thể gặp một số thành ngữ với cấu trúc ngƣợc lại DT + ĐT, tuy nhiên số lƣợng thành ngữ này không nhiều lắm. Động từ trong cấu trúc này luôn là từ chính nhƣng nó không phải là thành phần tạo nghĩa trong mọi trƣờng hợp.

Động từ trong cấu trúc này có đầy đủ những đặc điểm của động từ trong tiếng Nga, có nghĩa là có thể thực hiện phạm trù thời /thể /ngôi /thức /giống (trong quá khứ) và có thể cấu tạo cả trạng động từ và tính động từ nữa. Trong khi danh từ chỉ là từ phụ và chỉ có thể thực hiện phạm trù số mà thôi. Cũng có một số trƣờng hợp trong cấu trúc thành ngữ còn có cả tính từ làm định ngữ cho danh từ. Đây cũng là một dạng phức hợp của cấu trúc ĐT + DT.

Trên đây là ba kết cấu thành ngữ phổ biến và nếu xét về mặt quan hệ ngữ pháp của tổ hợp từ có quan hệ chính phụ thì ba kết cấu đó chính là mô hình cấu trúc của danh ngữ, tính ngữ và động ngữ. Tuy nhiên, dạng thức tính ngữ trong tiếng Nga lại không đƣợc phổ biến nhất là trong cấu tạo thành ngữ. Sau khi thống kê, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện khá phổ biến của các

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 39)