Nhóm thành ngữ chỉ tình cảm

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.2 Nhóm thành ngữ chỉ tình cảm

Đây là nhóm thành ngữ mang nghĩa mô tả trạng thái cảm xúc có trƣờng độ và cƣờng độ trung bình. Nhóm thành ngữ này có sự giao thoa về nghĩa với các thành ngữ chỉ tâm trạng và sự xúc động.

Ví dụ: Tiếng Nga Tiếng Việt

Вешатъ голову Buồn nhƣ đƣa đám

(treo cổ)

Почиватъ на лаврах Hả lòng hả dạ

(nghỉ trên cây nguyệt quế)

Có thể nhận thấy rất rõ, các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm (TLTC) vừa nêu trên đƣợc mô tả bằng nhiều dạng thức khác nhau nhƣ thể hiện bằng thái độ, hành vi và những biểu hiện khác của con ngƣời và giới tự nhiên.

Ví dụ: Tiếng Nga Tiếng Việt

Голова горит Nóng ruột sốt gan

(Đầu bốc lửa, đầu bốc cháy)

Как осиновый лист дрожит Run nhƣ cầy sấy (Nhƣ lá cây bạch dƣơng lay động )

Туча тучей Rầu nhƣ dƣa

(Nhiều mây)

Муха укусила Bực mình

(Con ruồi cắn, châm )

Как рыба в воде Nhƣ cá gặp nƣớc

Bên cạnh cách phân loại thành ngữ TLTC theo cƣờng độ và trƣờng độ nhƣ trên, tác giả Lâm Thị Hòa Bình cũng đã đƣa ra cách phân loại theo tính chất tích cực và tiêu cực của trạng thái tâm lý tình cảm. Tác giả đã phân ra 3 nhóm lớn và 18 nhóm nhỏ nhƣ sau [1;27 - 33]:

 Thành ngữ chỉ cảm xúc tích cực

Những cảm xúc tích cực là những cảm xúc gây cho con ngƣời sự hƣng phấn, tạo cảm giác lạc quan, yêu đời và kích thích hoạt động sống của cơ thể. Các thành ngữ chỉ cảm xúc tích cực bao gồm các nhóm sau:

- Thành ngữ chỉ sự vui mừng, thích thú, sung sƣớng, hạnh phúc (26 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự nhiệt tình, hăng hái (5 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự yêu thích, say mê, thân thiết (19 thành ngữ) - Thành ngữ chỉ sự xúc động, ngạc nhiên (3 thành ngữ)

 Nhóm thành ngữ chỉ cảm xúc trung gian là những thành ngữ mô tả những trạng thái bình thƣờng không gây chấn động nhiều về tâm lý đối với cá nhân, mô tả thái độ ôn hòa hơn của con ngƣời trƣớc những biến đổi của hoàn cảnh. Nhóm thành ngữ này đƣợc chia thành các nhóm nhỏ sau: - Thành ngữ chỉ sự mong chờ, nhẫn nại (10 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự tự hào, kiêu hãnh, kiêu ngạo, khinh thƣờng (31 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ thái độ bƣớng bỉnh, dũng cảm, liều (27 thành ngữ) - Thành ngữ chỉ sự lãnh đạm, thờ ơ (23 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự thƣ thái, bình tĩnh, thận trọng (5 thành ngữ) - Thành ngữ chỉ sự cƣơng quyết, nghiêm khắc (4 thành ngữ)

 Nhóm thành ngữ chỉ cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc gây cho con ngƣời cảm giác buồn chán, mệt mỏi, bi quan….thậm chí ở mức độ mạnh có thể gây cho con ngƣời những phản ứng làm tổn thƣơng đến trạng thái tinh thần và tác động không tốt đến hoạt động sống của cơ thể. Những nhóm nhỏ thuộc nhóm này gồm:

- Thành ngữ chỉ sự bối rối (24 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự lo âu, hồi hộp (19 thành ngữ) - Thành ngữ chỉ sự hối tiếc, ân hận (6 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự chán nản, buồn bã, thất vọng, tuyệt vọng (58 thành ngữ) - Thành ngữ chỉ sự ngờ vực, ghen tị (14 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ tâm trạng bực bội, thái độ căm ghét, tức giận (54 thành ngữ)

- Thành ngữ chỉ sự sợ hãi, kinh hoàng (57 thành ngữ)

Tuy nhiên, trên thực tế phân loại, tác giả Lâm Thị Hòa Bình [1] cũng cho rằng cách phân loại theo tính chất tích cực và tiêu cực của tâm lý là tiêu chí phân loại đơn giản và chính xác hơn vì để nhận biết đƣợc cƣờng độ và trƣờng độ của cảm xúc khá phức tạp, dễ gây nhầm lẫn, do đó dễ dẫn đến kết quả đối chiếu không chính xác.

Kết quả thống kê thành ngữ TLTC trong tiếng Nga [33;217 - 231] đã cho một kết quả gần tƣơng đƣơng với số lƣợng thành ngữ TLTC trong tiếng Việt [1;29 - 43 của Phụ lục 2]. Số lƣợng các thành ngữ TLTC trong tiếng Nga với hơn 338 thành ngữ so với 387 đơn vị thành ngữ Việt với rất nhiều biến thể đồng nghĩa, gần nghĩa và biến thể cấu trúc. Tiêu chí phân loại thành ngữ TLTC trong tiếng Nga cũng tƣơng tự nhƣ trong tiếng Việt. Đó là dựa trên tính tiêu cực và tính tích cực của trạng thái tâm lý tình cảm của con ngƣời. Tuy nhiên số nhóm thành ngữ TLTC trong tiếng Nga đƣợc thu gọn và tổng hợp hơn so với nhóm thành ngữ tƣơng ứng trong tiếng Việt.

Trong quá trình phân loại thành ngữ TLTC tiếng Nga, hai từ душа, сердце đƣợc sử dụng khá nhiều để mô tả trạng thái TLTC của con ngƣời. Ngoài ra, một số từ khác nhau chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời nhƣ голова, глаза, лицо, рука cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến. Thành ngữ TLTC tiếng Nga mô tả các trạng thái tâm lý của con ngƣời một cách chi tiết ở mọi cấp độ. Tuy nhiên, số lƣợng các thành ngữ diễn tả sự vui mừng, mê say (tích cực); lo lắng, bất an, tức tối, bực bội, sợ hãi (tiêu cực) chiếm số lƣợng nhiều hơn cả.

Ví dụ:

Влезатъ в душу Lay động trái tim Доходитъ до сердца Xao xuyến tâm hồn Голова (душа/ сердце) горит Nóng ruột sốt gan

Trong khi đó, các thành ngữ TLTC tiếng Việt lại chủ yếu mô tả các trạng thái tâm lý mạnh, mang tính chất tích cực và tiêu cực ở mức độ cao nhƣ tức giận, buồn, sợ…..mà ít khai thác và đi sâu vào mô tả các trạng thái tâm lý khác, đặc biệt là các cảm xúc mang tính chất trung gian nhƣ sự miễn cƣỡng, chần chừ, ân hận, cƣơng quyết… Thành ngữ TLTC tiếng Việt cũng sử dụng rất nhiều từ chỉ nội tâm và nội tạng con ngƣời nhƣ lòng, dạ, ruột, gan… để mô tả tâm trạng. Đây cũng là đặc điểm chung của hai ngôn ngữ khi đều sử dụng các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể để cấu tạo thành ngữ. Ngoài ra thành ngữ TLTC tiếng Việt cũng sử dụng nhiều từ chỉ vật, sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên, động thực vật để mô tả.

Ví dụ: Bầm gan tím ruột

Vui lòng mát dạ Rụng rời chân tay

Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng Buồn như hoa bí buổi chiều

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)