Phân biệt các trạng thái tâm lý tình cảm

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1 Phân biệt các trạng thái tâm lý tình cảm

Con ngƣời và thế giới khách quan tồn tại song song, quan hệ biện chứng, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Những phản ứng biểu thị thái độ chủ quan của con ngƣời với thế giới khách quan chính là tình cảm. Tình cảm là thái độ của con ngƣời đối với thế giới bên ngoài trong việc thỏa mãn nhu cầu xã hội nào đó. Tình cảm mang tính chất xã hội nên chỉ có ở con ngƣời. Tình cảm mang tính bền vững và ổn định, một thái độ chung và khái quát. Một tình cảm có thể thể hiện bằng nhiều cảm xúc khác nhau, ở những thời điểm khác nhau.

Trong đời sống cá nhân của mỗi ngƣời luôn có những cảm xúc, những rung cảm. Những rung cảm của con ngƣời đƣợc thể hiện mọi lúc, mọi nơi,

nhau. Chẳng hạn dƣới dạng quá trình nhƣ cảm xúc, dƣới dạng trạng thái nhƣ tâm trạng hoặc dƣới dạng thuộc tính nhƣ tình cảm” [12; 288 - dẫn theo 1;21]

Cảm xúc là phản ứng trực tiếp của con ngƣời đối với sự vật, hiện tƣợng bên ngoài trong sự thỏa mãn nhu cầu cơ thể nào đó. Cảm xúc là thuộc tính của con ngƣời và cũng có ở động vật. Cảm xúc có tính nhất thời (18;47). Những cảm xúc nhƣ vui sƣớng, thích thú, mệt mỏi, buồn chán…..hoặc những tâm trạng nhƣ thất vọng, lo lắng…..hay tình cảm nhƣ yêu thƣơng, thù hận…..chính là những biểu hiện khác nhau của trạng thái tâm lý.

Trong Tâm lý học, tâm lý đƣợc định nghĩa là toàn bộ những hiện tƣợng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não và tạo nên cái mà ngƣời ta gọi là nội tâm của mỗi ngƣời và có thể biểu lộ ra thành hành vi. Tâm lý của con ngƣời không tự sinh ra, nó cũng không phải là một vật thể ở bên ngoài tác động vào con ngƣời mà tâm lý do não sinh ra tác động lên chủ thể. Yếu tố quan trọng để sinh ra tâm lý là ngoại cảnh. Ngoại cảnh tác động lên chủ thể, tùy vào từng nhận thức và cảm nhận của chủ thể mà gây nên những cảm xúc khác nhau, có thể là buồn, vui, sợ, thất vọng, nghi ngờ….. Những cảm xúc này đƣợc lƣu giữ lại và tác động lên hệ thần kinh và tƣ duy của con ngƣời gây ra những phản ứng nhất thời hoặc lâu dài và đƣợc thể hiện ra ngoài bằng hành vi. Bởi vậy, các nhà tâm lý học cho rằng “trạng thái tâm lý (hoặc nội tâm) gắn liền với tình cảm con ngƣời” [18;8 - dẫn theo 1;22 ]. Do đó, nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm chính là nghiên cứu và hiểu rõ hơn về nội tâm, về nhận thức và phản ứng của chính mình với thế giới khách quan thông qua chất liệu ngôn ngữ - một phƣơng tiện giao tiếp và trao đổi tƣ duy do chính con ngƣời tạo ra.

Hiện tƣợng tâm lý về cơ bản là mấu chốt của tâm lý. Hiện tƣợng tâm lý bao gồm sự cảm nhận, nhìn thấy, suy nghĩ, cảm xúc…. Hiện tƣợng tâm lý có liên quan và ảnh hƣởng tới chủ thể thậm chí ngay cả những cảm xúc hoặc cảm giác yếu ớt. Chính nhờ cảm xúc mà chủ thể có thể ý thức đƣợc bản thân mình và vị trí của mình trong xã hội.

Không giống nhƣ cảm xúc, cảm giác chỉ là “ quá trình tâm lý đơn giản nhất phản ánh những bản tính riêng lẻ của các vật thể và các trạng thái bên trong cơ thể đƣợc nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các kích thích bằng vật chất lên các cơ quan cảm giác của con ngƣời” [18;150 - dẫn theo 1;22]. Các cơ quan cảm giác của con ngƣời chính là các giác quan: khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác và thị giác. Các cơ quan này giúp chúng ta có thể nhận biết đƣợc sự thay đổi của thế giới khách quan. Mỗi cơ quan cảm giác có một chức năng khác nhau riêng biệt, chẳng hạn nhƣ ta có thể phân biệt đƣợc mùi thơm hay mùi tanh… nhờ khứu giác; phân biệt đƣợc màu sắc, hình dạng, đặc điểm… nhờ thị giác; phân biệt đƣợc âm thanh nhờ thính giác; phân biệt đƣợc vị chua, cay, mặn, ngọt….nhờ vị giác và cảm nhận đƣợc sự đau đớn, nóng, lạnh…những biến đổi trong cơ thể do sự tác động của ngoại cảnh là nhờ xúc giác. Các tác động đƣợc cảm nhận bằng xúc giác không thể không gây ra những ảnh hƣởng và những biến đổi nào đó đến tâm lý con ngƣời. Do vậy, có thể nói cảm xúc và cảm giác khó có thể phân biệt một cách rõ ràng và mối quan hệ giữa chúng là không tách bạch. Điều này ta cũng có thể thấy rất rõ trong ngôn ngữ khi các từ để chỉ cảm giác cũng đƣợc dùng để mô tả cảm xúc nhƣ đau đớn, ngọt ngào, cay đắng, chua chát…

Tình cảm và xúc động là hai trạng thái khác nhau của cảm xúc. Chúng phân biệt bởi cƣờng độ, mức độ thể hiện. Sự xúc động là “ những rung động cảm xúc bản năng rất sâu sắc gây nên những biểu hiện bên ngoài thành hành vi một cách rõ nét” [18;252 - dẫn theo 1;23]. Xúc động là trạng thái tâm lý thoáng qua và biến mất rất nhanh khi chủ thể nhận thức đƣợc nó. Trạng thái này nảy sinh khi con ngƣời chịu tác động mạnh của yếu tố bên ngoài và gây ra những biến đổi mạnh và đột ngột về trạng thái tâm lý. Trong khi đó, khác với xúc động “ tình cảm chỉ là những xúc động có cƣờng độ trung bình nhƣng lại ổn định và có cấu trúc tâm lý rõ ràng” [18;256 - dẫn theo 1;24] .

Vì thế, nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm không thể không nghiên cứu tâm trạng vì đây là cơ sở và là tiền đề của mọi cảm xúc, thái độ và hành vi ứng xử của con ngƣời. Ngoài ra, ta cũng phải kể đến một số yếu tố khác có ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi của con ngƣời nhƣ tính tình, trình độ văn hóa, môi trƣờng giao tiếp….Vậy nên để có một bức tranh hoàn hảo và đầy đủ về thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm, ta không xét đến những thành ngữ chỉ thái độ hoặc hành vi khi yếu tố tâm lý không đƣợc thể hiện trong thành ngữ một cách rõ ràng

Một phần của tài liệu Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)